Đặc điểm hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 62 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh

3.1.4. Đặc điểm hoạt động

*Đặc điểm khách hàng

Hệ thống NHCSXH hoạt động vì an sinh xã hội, vì ngƣời nghèo chứ không vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy đối tƣợng phục vụ của NHCSXH là những ngƣời nghèo, những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn trong sản xuất và đời sống và các đối tƣợng chính sách khác.

Đối tƣợng khách hàng của NHCHXH tỉnh Hà Tĩnh là ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có hộ khâu thƣờng trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể, hiện tại chi nhánh NHCSXH Hà Tĩnh đang thực hiện 14 chƣơng trình tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, gồm: cho vay Hộ nghèo, cho vay Hộ cận nghèo, cho vay Hộ mới thoát nghèo, cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay hỗ trợ duy trì và giải quyết việc làm, cho vay các đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài, cho vay chƣơng trình Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, cho vay Hộ nghèo làm nhà ở, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay Hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay đối với thƣơng nhân hoạt động thƣơng mại tại vùng khó khăn, cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cho vay hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt khu vực miền trung , cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ chăn nuôi lợn bằng nguồn ngân sách địa phƣơng.

* Đặc điểm nguồn vốn

Hoạt động của NHCSXH có tính đặc thù riêng, đối tƣợng khách hàng là hộ nghèo và đối tƣợng chính sách khác. Nhƣ chúng ta đều biết, các hộ nghèo hầu nhƣ không có khả năng tích luỹ nên muốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh họ lệ thuộc gần nhƣ hoàn toàn vào vốn vay và hộ vay còn tiếp tục đƣợc vay vốn cho đến khi thoát nghèo. Trong khi nhu cầu vốn của hộ nghèo

và đối tƣợng chính sách khác rất lớn đòi hỏi công tác huy động vốn của NHCSXH phải đƣợc quan tâm.

Nguồn vốn cho vay của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đƣợc hình thành từ 3 nguồn chủ yếu: nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam; vốn ngân sách địa phƣơng (tỉnh, huyện) và vốn huy động của dân cƣ. Trong những năm qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã luôn tranh thủ nguồn vốn từ Trung ƣơng chuyển về, đồng thời tích cực, sáng tạo trong công tác phát triển nguồn vốn, huy động các nguồn vốn tại địa phƣơng. Trong đó, nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam là nguồn vốn chủ yếu, thƣờng chiếm từ 95% đến 99% trong tổng nguồn vốn.

*Đặc điểm tổ chức hoạt động

Hoạt động tín dụng đƣợc đánh giá là nghiệp vụ chính của NHCSXH, với cơ chế cho vay là thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị- xã hội (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên) đối với tât cả các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi. Việc bình xét đối tƣợng vay, số tiền cho vay, thời hạn cho vay do Tổ tiết kiệm và vay vốn và các tổ chức chính trị- xã hội cấp xã đảm nhận. NHCSXH thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến hộ vay, thu nợ gốc tại điểm giao dịch tại xã và trụ sở NHCSXH. Việc thu lãi, đôn đốc thu nợ gốc khi đến hạn NHCSXH ủy thác cho tổ TK&VV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)