Đẩy mạnh hình thức tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.2.4. Đẩy mạnh hình thức tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội

Trong thời gian qua, công tác uỷ thác cho vay thông qua các tổ chức hội tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn một số tồn tại nhƣ:

- Công tác tuyên truyền chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nên một số tổ TK&VV và hộ nghèo chƣa nhận thức đúng về mục đích cho vay XĐGN, dẫn đến tình trạng bình xét cho vay một số nơi vẫn còn hiện tƣợng bình quân, chia đều nguồn vốn cho vay, cho vay đồng đều về số tiền, thời gian trả nợ và

đối tƣợng vay vốn chƣa phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ, tỷ lệ hộ nghèo không đƣợc vay còn cao.

- Công tác tập huấn cho cán bộ Hội, đoàn thể chính trị- xã hội và tổ TK&VV đang nặng về số lƣợng, chất lƣợng chƣa cao, một số ban quản lý tổ chƣa nắm vững nghiệp vụ ngân hàng nên trong quá trình hoạt động gặp không ít khó khăn.

- Công tác kiểm tra của các tổ chức chính trị- xã hội đối với hoạt động của tổ TK&VV và đối chiếu hộ vay thực hiện chƣa thƣờng xuyên, chất lƣợng kiểm tra chƣa cao.

Do đó, để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phƣơng thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị- xã hội trong thời gian tới, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

- Duy trì thƣờng xuyên lịch giao ban giữa NHCSXH với lãnh đạo tổ chức chính trị- xã hội nhận ủy thác theo định kỳ (tại cấp tỉnh 01 quý/lần, cấp huyện 02 tháng/lần).

Về nội dung giao ban: Các tổ chức chính trị- xã hội có báo cáo đánh giá kết quả hoạt động uỷ thác của tổ chức mình trong quý; rút ra những việc đã làm đƣợc và những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục; đồng thời đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ thời gian tới. NHCSXH có báo cáo tổng hợp tình hình giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả tiền hoa hồng và phí uỷ thác... Đồng thời, cung cấp cho các tổ chức nhận uỷ thác các văn bản nghiệp vụ mới liên quan đến hoạt động cho vay của NHCSXH. Thống nhất nội dung các việc cần làm trong kỳ kế hoạch, tổ chức tốt để thực hiện tốt các công việc cần có sự phối hợp của 2 bên, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

- Thƣờng xuyên phối kết hợp tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức chính trị- xã hội các cấp, đặc biệt tập huấn về

kỹ năng quản lý tín dụng hộ nghèo cho cán bộ tổ chức chính trị - xã hội đƣợc phân công chuyên trách.

- Ngoài ra, hàng tháng giữa NHCSXH và tổ chức chính trị- xã hội các cấp cần thƣờng xuyên trao đổi thông tin cho nhau về tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn... nhằm phát hiện kịp thời các yếu kém phát sinh trong quá trình quản lý tín dụng hộ nghèo và có biện pháp xử lý phù hợp, từ đó không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng hộ nghèo

-Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị- xã hội nhận ủy thác các cấp.

4.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tín dụng hộ nghèo

Yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào, trên mọi lĩnh vực. Trong hoạt động quản lý tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo thì yếu tố con ngƣời lại càng đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả tín dụng, uy tín và vị thế của NHCSXH. Vì vậy, để hoạt động quản lý tín dụng hộ nghèo có hiệu quả cao, thì việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay hộ nghèo của NHCSXH phải luôn đƣợc quan tâm đúng mức và đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục.

Trong điều kiện đang chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực luôn đƣợc đề cao và coi đó là nhân tố có tính quyết định để chiến thắng trong cạnh tranh. Có thể nói nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên số một của bất cứ quốc gia nào. Nhƣng nguồn nhân lực chỉ đóng đƣợc vai trò có tính quyết định trong một quá trình hoạt động khi nó đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Thực hiện nhiệm vụ chính trị là đầu tƣ vốn ƣu đãi giúp hộ nghèo từng bƣớc thoát nghèo nên yếu tố con ngƣời lại càng phải đƣợc đề cao. Nếu đội ngũ cán bộ, nhân viên không đủ về số lƣợng, năng lực chuyên môn

và trình độ kinh tế tổng hợp thì sẽ rất khó khăn để Ngân hàng thực hiện đƣợc nhiệm vụ đặt ra.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình đòi hỏi trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên phải cao, không những trình độ chuyên môn mà còn yêu cầu nâng cao trình độ kinh tế tổng hợp thì mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra. Tuy nhiên, hiện nay trình độ của cán bộ, nhân viên toàn hệ thống NHCSXH nói chung và NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt trong kinh tế tổng hợp. Do đó, chi nhánh cần chú trọng nâng cao trình độ kinh tế tổng hợp cho cán bộ nhân viên toàn chi nhánh. Cách thức chủ yếu vẫn là tuyển dụng các cán bộ đƣợc đào tạo chính quy trong các trƣờng đại học Tài chính Ngân hàng và thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.

Đối với cán bộ NHCSXH ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi còn phải có kiến thức về SXKD để có thể tƣ vấn cho hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tƣ vấn cho khách hàng của mình nên vay vốn để làm gì? Số tiền vay bao nhiêu?...

Coi trọng công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ để năng cao trình độ, năng lực cũng nhƣ nhận thức đúng đắn về các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về tín dụng chính sách nhằm chuyển tải vốn ƣu đãi của Nhà nƣớc đến đúng địa chỉ, đúng định đƣớng và đạt đƣợc các mục tiêu chung. Thƣờng xuyên tổ chức cho toàn thể cán bộ trong Chi nhánh học tập, trao đổi nghiệp vụ vào mỗi tháng, hàng quý theo từng chuyên đề nghiệp vụ để trau dồi thêm kiến thức thực tế và cách thức xử lý các tình huống phát sinh ngoài văn bản quy định. giúp cán bộ giải quyết nhanh chóng, chính xác các nghiệp vụ phát sinh, tạo niềm tin cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách.

đức cho đội ngũ cán bộ của toàn chi nhánh để phù hợp với đặc thù của NHCSXH. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng để đạt đƣợc mục tiêu của NHCSXH, bởi lẽ trƣớc sự tác động mặt trái của kinh tế thị trƣờng cùng với những chính sách pháp luật hình thành chƣa đầy đủ và đồng bộ, cuộc đấu tranh chống tham nhũng chƣa đạt kết quả cao mà còn phát triển dƣới nhiều hình thức. Trƣớc những cám dỗ của đời thƣờng và trong môi trƣờng thƣờng xuyên tiếp xúc với đồng tiền, ngƣời cán bộ NHCSXH càng cần phải có tƣ tƣởng chính trị vững vàng, có đạo đƣcc nghề nghiệp trong sáng, tâm huyết với nghề và có tấm lòng với hộ nghèo.

Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ NHCSXH còn phải quan tâm đến đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ tổ chức chính trị- xã hội nhận ủy thác và ban quản lý Tổ TK&VV. Trong cơ chế hoạt động của NHCSXH, ngoài cán bộ Ngân hàng là lực lƣợng nòng cốt, còn uỷ nhiệm cho Ban quản Tổ TK&VV về việc thu lãi, thu tiết kiệm và quản lý vốn vay. Đây là lực lƣợng trợ giúp đắc lực cho Ngân hàng trong quá trình triển khai cho vay và quản lý nợ.

Để ban quản lý Tổ TK&VV hoạt động tốt thì NHCSXH cùng các tổ chức chính trị - xã hội thƣờng xuyên phải tập huấn cho ban quản lý Tổ TK&VV về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ, thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng... làm sao để thành viên ban quản lý tổ nắm vững nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH nhƣ cán bộ ngân hàng. Đào tạo ban quản lý Tổ TK&VV thành cán bộ NHCSXH "không chuyên" và thực sự là cánh tay vƣơn dài của NHCSXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)