Tổ chức và quản lý mạng lưới hoạt động tín dụng hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 67)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.2. Thực trạng quản lý tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà tĩnh

3.2.3. Tổ chức và quản lý mạng lưới hoạt động tín dụng hộ nghèo

NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh có hệ thống mạng lƣới hoạt động rộng lớn với 262 điểm giao dịch xã, ủy thác tín dụng hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách qua 4 hội, đoàn thể chính trị- xã hội cấp tỉnh; 48 hội, đoàn thể chính trị- xã hội cấp huyện; 852 hội, đoàn thể chính trị- xã hội cấp xã và 3.828 Tổ tiết kiệm và vay vốn, là những cánh tay vƣơn dài của NHCSXH trong việc chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến tay hộ nghèo.

Tổ chức và quản lý tốt mạng lƣới ủy thác cho vay hộ nghèo là điều kiện tiên quyết để tổ chức và quản lý thành công mạng lƣới hoạt động tín

dụng hộ nghèo. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc quản lý mạng lƣới hoạt động, thời gian qua NHCSXH luôn chú trọng trong công tác mở rộng màng lƣới hoạt động đi đôi với việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ làm công tác ủy thác cho vay, đặc biệt là các “cánh tay vƣơn dài” của NHCSXH.

Bảng 3.3. Số Tổ TK&VV NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số Tổ TK&VV 3.948 4.029 4.041 3.828

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động qua các năm của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh)

Từ 3.948 tổ TK&VV năm 2013, số Tổ TK&VV đã đƣợc mở rộng và phát triển lên 4.029 tổ TK&VV vào năm 2014, đến 31/12/2015 NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã có số lƣợng tổ TK&VV làm dịch vụ ủy nhiệm cho vay hộ nghèo lên đến 4.041 tổ TK&VV. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động có một số tổ TK&VV chât lƣợng hoạt động yếu kém, không đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công tác quản lý tín dụng hộ nghèo cần phải đƣợc củng cố, kiện toàn nhằm nâng cao chât lƣợng hoạt động. Một trong số các biện pháp củng cố, kiện toàn tổ TK&VV là sắp xếp lại và sát nhập các tổ TK&VV hoạt động yếu kém vào các tổ TK&VV trên cùng địa bàn thôn, xóm đang hoạt động có chât lƣợng cao hơn. Do vậy số tổ TK&VV cuối năm 2016 sau khi kiện toàn củng cố lại tổ TK&VV giảm xuống còn 3.828 tổ TK&VV.

Từ năm 2014 trở về trƣớc, việc rà soát, đánh giá phân loại Tổ TK&VV đƣợc thực hiện mỗi năm 1 lần vào thời điểm 31/10 hàng năm, từ tháng 01/2015 đến nay, việc rà soát, đánh giá phân loại Tổ TK&VV đƣợc thực hiện 1 lần/tháng. Thông qua việc rà soát, đánh giá phân loại Tổ TK&VV, xác định đƣợc các Tổ TK&VV hoạt động yếu kém, để có biện pháp củng cố và chấn chỉnh kịp thời, nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động của Tổ TK&VV. Đến 31/12/2016, tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh có 3.500 Tổ TK&VV

xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ 91,43% trên tổng số Tổ TK&VV đang quản lý; 307 Tổ TK&VV xếp loại khá, chiếm tỷ lệ 8,01%; 14 Tổ TK&VV xếp loại trung bình, chiếm tỷ lệ 0,36%; 07 Tổ TK&VV xếp loại yếu kém chiếm tỷ lệ 0,18%. Hàng năm NHCSXH phối hợp với các Hội, Đoàn thể làm dịch vụ ủy thác tập huấn và tập huấn lại quy trình nghiệp vụ cho vay hộ nghèo cho 100% các Tổ TK&VV, Hội, Đoàn thể các cấp để trang bị, bồi dƣỡng kiến thức về nghiệp vụ và nâng cao kỹ năng quản lý tín dụng hộ nghèo cho Tổ TK&VV cũng nhƣ cán bộ Hội, Đoàn thể các cấp làm dịch vụ ủy thác cho NHCSXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)