Đánh giá quản lý tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.3. Đánh giá quản lý tín dụng cho hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hộ

xã hội Hà Tĩnh

3.3.1. Những thành tựu

Sau 14 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, thể hiện rõ vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng. Những thành tựu chủ yếu là:

Thứ nhất, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã áp dụng thành công các hình thức huy động vốn và cho vay hộ nghèo theo quy định. Nhờ đó, cả nguồn vốn huy động và doanh số cho vay hộ nghèo đều tăng lên theo thời gian, tạo điều kiện để các hộ nghèo đƣợc vay vốn phù hợp với mục đích vay, có điều kiện vƣơn lên thoát nghèo, theo đó nền kinh tế của tỉnh có đƣợc sự tăng trƣởng.

Thứ hai, mức cho vay bình quân một hộ nghèo đƣợc nâng lên năm sau cao hơn năm trƣớc. Điều đó chứng tỏ việc cho vay ngày càng đáp ứng nhu cầu thực tế của các hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đƣợc vay vốn ngày càng tăng. Thông qua vay vốn NHCSXH 3 năm qua (2014- 2016) đã có 18.105 hộ thoát

nghèo và góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh từ 14,2% năm 2013 xuống còn 311,4% năm 2016. Số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2013 là: 45.767 hộ giảm xuống 41.998 hộ năm 2016 (giảm 3.769 hộ).

Thứ ba, hoạt động tín dụng hộ nghèo của chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho ngƣời nghèo. Nhờ nguồn vốn cho vay của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh, bình quân mỗi năm đã giải quyết việc làm cho hơn 15 ngàn lao động nghèo trong tỉnh và giúp phát huy tiềm năng sẵn có của các hộ gia đình. Đó cũng là điều kiện để khai thác và phát huy mọi tiềm lực về đất đai, ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán lúa non, bán và cầm cố ruộng đất ở nông thôn. Theo đó, đời sống dân nghèo đƣợc cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của địa phƣơng.

3.3.2. Các hạn chế chủ yếu

Bên cạnh những thành tựu kể trên, hoạt động quản lý tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó các hạn chế chính là:

- Cơ chế tạo lập nguồn vốn còn thiếu tính ổn định lâu dài, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý. Nguồn vốn tín dụng chính sách chủ yếu phải đƣợc tập trung để cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên nguồn vốn tín dụng hộ nghèo hiện nay chủ yếu là vốn ngắn hạn. Nguồn vốn ngân sách hàng năm Chính phủ chuyển sang cho NHCSXH để cho vay còn hạn chế; trong khi đó nguồn vốn huy động ngân sách địa phƣơng để cho vay hộ nghèo mới đáp ứng một phần rất nhỏ. NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh gần nhƣ chƣa tiếp cận đƣợc các nguồn vốn nhân đạo, vốn ODA, các nguồn vốn vay có thời hạn dài, lãi suất thấp.

- Mức cho vay bình quân một hộ còn thấp. Do nguồn vốn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của trung ƣơng nên mặc dù dƣ nợ đối với hộ nghèo đã đƣợc nâng lên, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của hộ vay. Điều này đã phần nào tác động xấu đến hiệu quả vốn vay.

- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao. Sự phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các tổ chức Nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị- xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH chƣa cao.

- Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV một số nơi còn hạn chế. Ban quản lý tổ TK&VV yếu về năng lực, trình độ, thiếu trách nhiệm nên còn để xẩy ra tình trạng bình xét cho vay sai đối tƣợng, vay ké, xâm tiêu vốn ƣu đãi, hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, ban quản lý tổ hoạt động chƣa đúng chức năng, nhiệm vụ theo hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH.

- Công tác kiểm tra, giám sát còn chồng chéo. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát hàng năm thiếu tính đồng bộ, chƣa có sự thống nhất giữa các cấp, các ngành liên quan trong việc thực hiện kế hoạch kiểm tra giám sát, dẫn tới việc kiểm tra chồng chéo giữa các đoàn kiểm tra giám sát lên cùng một đối tƣợng đƣợc kiểm tra, giám sát.

3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Các hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, tại một số địa phƣơng sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động của NHCSXH còn hạn chế, một số tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác đối với NHCSXH chƣa làm hết trách nhiệm. Cá biệt ở một số chính quyền địa phƣơng cấp xã chƣa thực sự quan tâm tới cho vay hộ nghèo, còn khoán trắng cho các tổ chức hội đoàn thể.

Hai là, việc bình xét cho vay hộ nghèo tại một số tổ TK&VV chƣa thực sự công khai, dân chủ, chƣa bám sát vào danh sách hộ nghèo tại các địa phƣơng từng thời điểm cho vay. Dẫn đến nhiều hộ nghèo có nhu cầu vay vốn chƣa đƣợc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH.

khi vay vốn không đúng còn có tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc, sử dụng vốn vay không hiệu quả không chấp hành thanh toán nơ gôc, lãi cho ngân hàng khi đến hạnCông tác tuyên truyền còn hạn chế.

Bốn là, nguồn nhân lực của NHCSXH Hà Tĩnh còn mỏng, phải quản lý lƣợng khách hàng lớn, do đó trong quá trình hoạt động còn có một số bất cập, nhƣ: việc tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng cấp xã còn hạn chế; công tác hƣớng dẫn, kiểm tra và giám sát hoạt động đối với tổ TK&VV, hộ vay vốn chƣa thực sự thƣờng xuyên và sâu sát. Trong khi những cánh tay vƣơn dài của NHCSXH là các Tổ TK&VV (thường là chi hội trưởng của các Hội, đoàn thể) lại thƣờng xuyên thay đổi do thay đổi nhân sự sau các kỳ đại hội...

Năm là, Cơ sở vật chất, kỹ thuật của NHCSXH còn hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hiện nay để đảm bảo hiệu quả hoạt động tại chi nhánh, cần trang bị thêm nhiều loại máy móc thiết bị nhƣ máy tính, máy in, máy soi tiền, máy đếm tiền. và nhiều loại máy móc thiết bị khác để nâng cao suất lao động và tiết kiệm thời gian, tăng chất lƣợng phục vụ khách hàng. Nhiều loại tài sản, máy móc đã hết khấu hao chƣa đƣợc trang bị lại cho các đơn vị cấp huyện và ở cả cấp tỉnh do nguồn kinh phí đƣợc cấp hàng năm còn hạn chế nhƣ: ô tô, máy phô tô, máy vi tính cấu hình cao.

Sáu là, công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT, tổ chức chính trị- xã hội nhận làm dịch vụ uỷ thác các cấp còn hạn chế, chƣa thƣờng xuyên. Chƣa có sự thống nhất về kế hoạch kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát tại cơ sở. Nên dẫn tới việc kiểm tra, giám sát còn chồng chéo nhƣ đã nêu trên.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH

4.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh

4.1.1. Định hướng

Trên cơ sở các kết quả hoạt động của NHCSXH và mục tiêu chƣơng trình XĐGN tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020; dựa vào mục tiêu chiến lƣợc phát triển của NHCSXH đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/07/2012, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã xác định định hƣớng phát triển đến năm 2020 là: Phát triển Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh theo hƣớng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách của Nhà nƣớc tại địa phƣơng, hỗ trợ có hiệu quả cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính từ NHCSXH.

Tranh thủ sự ủng hộ tạo diều kiện của cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền cơ sở, nắm bắt thuận lợi và phát huy thành quả hoạt động trong hơn 14 năm qua, khắc phục những tồn tại hạn chế, phấn đấu vƣợt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.

4.1.2. Mục tiêu

Để đạt đƣợc định hƣớng phát triển nêu trên, trong thời gian tới NHCSXH tỉnh Hà tĩnh xác định thực hiện các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 nhƣ sau:

- 100% hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều đƣợc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

10%; trong đó, phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu nguồn vốn phục vụ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Thực hiện tốt chỉ tiêu huy động vốn NHCSXH Việt Nam giao trong từng thời kỳ.

- Giảm nợ quá hạn cả về số tuyệt đối và tƣơng đối, hàng năm tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 0,5% so với tổng dƣ nợ.

- Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 97% trên tổng dƣ nợ đến hạn.

- Tỷ lệ thu lãi đạt trên 98%.

- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh.

4.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch tín dụng hộ nghèo của tỉnh

Kế hoạch tín dụng hộ nghèo đƣợc xây dựng từ thôn, xóm, tổ dân phố và giao chỉ tiêu kế hoạch đƣợc thực hiện từ NHCSXH đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và cấp chính quyền thôn, xóm, tổ dân phố. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch tín dụng hộ nghèo ở các cơ sở thôn xóm ở Hà Tĩnh còn mang tính hình thức, phụ thuộc vào chủ quan của chính quyền thôn, xóm, tổ dân phố, chƣa sát với tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phƣơng. Nguyên nhân chủ yếu là do thời điểm triển khai xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm của NHCSXH đối với cấp cơ sở (từ huyện đến thôn, xóm) thƣờng vào khoảng tháng 7 hàng năm. Tại thời điểm này, việc rà soát hộ nghèo của cấp chính quyền chƣa đƣợc triển khai thực hiện, nên chƣa có cơ sở dự đoán chính xác tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đƣợc phê duyệt, từ đó ảnh hƣởng đến việc xây dựng kế hoạch không sát với thực tế.

Nhƣ vậy để hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch tín dụng hộ nghèo, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cần đề nghị NHCSXH Việt Nam xem xét thời điểm triển khai xây dựng kế hoạch tín dụng cấp cơ sở (từ huyện đến thôn, xóm, tổ dân phố) vào thời điểm tháng 10, tháng 11 hàng năm, sao cho kế hoạch tín dụng hộ nghèo đƣợc các cấp xây dựng sát với thực tế và có tính khả thi cao.

4.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến về chính sách tín dụng hộ nghèo và công khai hóa các hoạt động của ngân hàng

* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức hiệu quả khác nhau nhằm đƣa chính sách ƣu đãi của Chính phủ, hoạt động của NHCSXH đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cƣ đặc biệt là hộ nghèo để đạt kết quả quan trọng là thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả vốn tín dụng chính sách vƣơn lên thoát nghèo.

Thƣờng xuyên tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách về tín dụng hộ nghèo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống đài truyền thanh của xã, thôn; tại các buổi sinh hoạt tổ của các Tổ TK&VV; các buổi họp tổ dân phố, thôn xóm.

* Công khai hóa các hoạt động của ngân hàng

Việc công khai để mọi ngƣời dân, đặc biệt là hộ nghèo nắm rõ chính sách cho vay của NHCSXH là một điều cần thiết, để nhân dân thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH. Các nội dung NHCSXH cần phải công khai đó là: Cơ chế cho vay đối với hộ nghèo tại từng thời điểm (hồ sơ, thủ tục vay vốn, trả nợ, dƣ nợ của từng hộ vay), lãi suất cho vay, cơ chế xử lý rủi ro đối với hộ nghèo gặp rủi ro bất khả kháng..., hoa hồng, phí ủy thác, danh sách hộ nghèo vay vốn, danh sách hộ nghèo không đủ điều kiện vay vốn. Những nội dung này đƣợc công khai ở điểm giao dịch, trụ sở NHCSXH và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Để đƣợc vay vốn chƣơng trình tín dụng hộ nghèo của NHCSXH, thì hộ gia đình phải thuộc diện hộ nghèo (có tên trong danh sách hộ nghèo doUBND cấp xã lập hàng năm) và phải là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn, có điều kiện SXKD. Tổ TK&VV thực hiện bình xét đối tƣợng đƣợc vay vốn, nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, mức vay vốn và thời gian đề nghị vay vốn; hƣớng dẫn hộ vay viết giấy đề nghị vay vốn. Tổ vay vốn lập hồ sơ đề nghị vay vốn, sau đó trình lên tổ chức chính trị - xã hội cấp xã xét duyệt và trình lên UBND cấp xã xem xét quyết định xác nhận về đối tƣợng đề nghị vay vốn về địa chỉ cƣ trú hợp pháp của hộ vay vốn. Việc bình xét các hộ vay vốn đƣợc thực hiện một cách công khai, dân chủ.

Để đảm bảo tính công khai, dân chủ trong quá trình cho vay hộ nghèo, Tổ TK&VV cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền để mọi ngƣời dân đều nắm đƣợc đối tƣợng vay vốn, điều kiện đƣợc vay vốn, hồ sơ thủ tục vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH, thì tất cả các thông tin liên quan đến vay vốn phải đƣợc công khai cho mọi ngƣời biết để cùng thực hiện; đồng thời cùng kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác công khai hóa văn bản chế độ, quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh, NHCSXH huyện và tại các điểm giao dịch xã. Niêm yết công khai tại các điểm giao dịch của NHCSXH về quy trình cho vay, thủ tục hồ sơ cho vay, mức cho vay tối đa, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay.để hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với chế độ, chính sách về cho vay hộ nghèo của NHCSXH và thực hiện đúng, tránh việc hộ nghèo phải đi lại nhiều lần và nộp các khoản phí, lệ phí sai quy định; giải ngân kịp thời đến tận hộ vay nhƣng vẫn đảm bảo đúng quy trình thủ tục, đảm bảo an toàn vốn.

4.2.3. Hoàn thiện tổ chức mạng lưới hoạt động

Mạng lƣới tổ chức hoạt động của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh gồm đơn vị 12 NHCSXH cấp huyện và Hội sở tỉnh, có 262 điểm giao dịch tại xã, 3.828 tổ tiết

kiệm và vay vốn. NHCSXH cấp huyện là nơi trực tiếp thực hiện việc cho vay vốn đến hộ nghèo, ngân hàng cấp huyện có các tổ giao dịch lƣu động, làm việc tại điểm giao dịch xã vào một ngày cố định trong tháng. Vì vậy hoàn thiện tổ chức mạng lƣới hoạt động của NHCSXH có vai trò quan trọng trong việc nâng caoo hiệu quả quản lý tín dụng hộ ngèo tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể, trong thời gian tới NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng hoạt động tại các điểm giao dịch tại xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nghèo khi giao dịch với NHCSXH, hiện nay các hoạt động của NHCSXH trong quy trình cho vay hộ nghèo hầu nhƣ đƣợc thực hiện tại các điểm giao dịch xã nhƣ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi. Các điểm giao dịch đều đƣợc bố trí tại hội trƣờng UBND xã, thị trấn. Tại đây, khách hàng đƣợc cung cấp đầy đủ các thông tin,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)