Bài học rút ra cho Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 53)

1.3. Kinh nghiệm quản lý tín dụng cho hộ nghèo của một số chi nhánh Ngân

1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh

Từ kinh nghiệm NHCSXH tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An về quản lý hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo, có thể rút ra một số bài học có thể áp dụng đối với NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh để nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng trên địa bàn nhƣ sau:

Thứ nhất, Triển khai kịp thời, thực hiện tốt sự chỉ đạo của HĐQT, NHCSXH, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh trên cơ sở định hƣớng phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của địa phƣơng và của NHCSXH. Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng trong quá trình hoạt động. Phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị- xã hội trong quản lý vốn để định ra biện pháp tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất.

Nếu tranh thủ đƣợc sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền địa phƣơng các cấp, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ thì quản lý tín dụng hộ nghèo sẽ đạt hiệu quả mong đợi. Trƣớc hết là khai thác và phát huy sức mạnh của toàn xã hội góp phần xây dựng NHCSXH. Tổ chức thực hiện có kết quả phƣơng châm là

“Trung ương và địa phương cùng làm ”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm ” là giải pháp quyết định sự thắng lợi toàn diện, góp phần thực hiện có kết quả mục tiêu giảm nghèo. Đồng thời là giải pháp quan trọng hàng đầu để tiếp tục củng cố, xây dựng, phát triển sự lớn mạnh bền vững của Chi nhánh trong tƣơng lai.

Thứ hai, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Ngân hàng, các tổ chức chính trị - xã hội và Tổ Tiết kiệm và vay vốn do cộng đồng dân cƣ thành lập, kết thành mô hình quản lý kênh tín dụng chính sách, vừa tận dụng đƣợc tiềm lực to lớn về nhân tài, vật lực, vừa là một giải pháp thực tế tiết kiệm chi phí quản lý, vừa là một giải pháp chiến lƣợc lâu dài, quyết định sự phát triển bền vững, có hiệu lực và hiệu quả cao đối với hoạt động của NHCSXH.

Thứ ba, phải phát huy tốt vai trò kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với mọi hoạt động của NHCSXH trong quá trình triển khai các chƣơng trình tín dụng chính sách tại địa phƣơng. Xử lý kịp thời và dứt điểm các trƣờng hợp vi phạm chế độ quy định đã phát hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát.

Thứ tư, phải coi trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ trong ngành có tâm huyết, tinh thông nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tụy phục vụ ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác, tạo lập lòng tin với khách hàng là nhân tố đƣa đến mọi thành công.

Thứ năm, phải thƣờng xuyên làm tốt công tác thông tin tuyền truyền làm cho mọi chủ trƣơng chính sách đến kịp thời với ngƣời dân để ngƣời dân cùng thực hiện đúng chính sách.

Thứ sáu, phải thƣờng xuyên phát động các phong trào thi đua yêu nƣớc, thực hiện sơ kết, tổng kết để biểu dƣơng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuât sắc, đồng thời cũng chỉ ra các tập thể, cá nhân có biểu hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả thấp để rút kinh nghiệm chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)