Thực trạng xác định mục tiêu đào tạo và đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo cán bộ quản lý tại Trường cao đẳng nghề giao thông vận tải đường thủy 1 (Trang 74 - 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Thực trạng xác định mục tiêu đào tạo và đối tượng đào tạo

3.3.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo

Trong thời gian qua, việc xác định mục tiêu đào tạo của trường chủ yếu là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL mà chưa cụ thể hóa bằng việc xác định số lượng, chất lượng cần đạt được, vị trí nào cần đào tạo và đào tạo bao nhiêu. Chưa xác định được mục tiêu cho cả giai đoạn 2011- 2015, cho từng năm và mục tiêu cho từng khóa học.

Mục tiêu về chất lượng: Còn chung chung, mơ hồ, không đặt ra tiêu chí cụ thể cho cán bộ được cử đi tham gia các khóa đào tạo kiến thức, kỹ năng hay tập huấn nghiệp vụ.

Mục tiêu về số lượng: không đặt ra nhu cầu phải đào tạo bao nhiêu cán bộ có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn gì, cũng không đặt ra mục tiêu về việc phải cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ gì. Số lượng CBQl cần phải đào tạo cho giai đoạn 2011-2015 và cho từng năm.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do trong giai đoạn 2011-2015 chưa có định hướng chung về đào tạo CBQL do chưa thực hiện phân tích công viêc tổng thể trong toàn trường và chưa xác định được nhu cầu đào tạo thực sự.

3.3.2.2. Xác định đối tượng đào tạo

Đối tượng đào tạo CBQL của trường trong thời gian qua gồm cán bộ lãnh đạo (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), CBQL phòng khoa, trung tâm (trưởng, phó phòng, khoa, trung tâm), CBQL bộ môn (trưởng bộ môn) và những cán bộ viên chức nằm trong quy hoạch cán bộ của nhà trường giai đoạn 2010-2015. Khi xác định đối tượng đào tạo vẫn chưa xác định được cụ thể từng CBQL đang thiếu những kiến thức, kỹ năng gì so với yêu cầu vị trí công việc, quy định chuẩn theo vị trí, chức danh.

Kết quả khảo sát về việc lựa chọn đối tượng đào tạo được thống kê ở bảng 3.12

Bảng 3.12: Kết quả khảo sát về lựa chọn đối tƣợng đào tạo CBQL

TT Nội dung đánh giá Ý kiến

Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Luôn phù hợp 32/35 91,4

2 Một số khóa học có đối tượng cử đi chưa phù hợp

3/35 8,6

3 Không phù hợp 0/35 0

(Nguồn: Kết quả khảo sát CBQL tại Trường)

Theo bảng 3.12, đánh giá về việc lựa chọn đối tượng đào tạo CBQL có 32/35 ý kiến (chiếm 91,4%) cho là phù hợp , Ngoài ra có 3/35 (chiếm 8,6%) ý kiến cho rằng đối tượng cử đi học ở một số khóa học là chưa phù hợp.

3.3.3. Thực trạng nội dung chương trình đào tạo

Nội dung đào tạo CBQL nhà trường trong thời gian qua tập chung vào các lĩnh vực: Bồi dưỡng lý luận chính trị; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học.

Kết quả khảo sát về nội dung đào tạo CBQL 5 năm trở lại đây được thống kê ở bảng 3.13

Bảng 3.13: Kết quả khảo sát nội dung đào tạo CBQL

TT Nội dung đào tạo Ý kiến

Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Bồi dưỡng về lý luận chính trị 4/35 11,4

2 Đào tạo về chuyên môn 5/35 14,3

3 Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 2/35 5,8 4 Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý 10/35 28,6 5 Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học 1/35 2,9

(Nguồn: Kết quả khảo sát CBQL tại Trường)

Theo số liệu bảng 3.13 và báo cáo kết quả đào tạo của phòng Tổ chức - Hành chính cho thấy:

- Về công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tiếp tục được nhà trường thực hiện, có 5 người được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (4 người học cao học, 1 người học đại học), 2 người bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.

Tuy vậy, số CBQL được đào tạo, bồi dưỡng trong 5 năm qua còn ít là do đội ngũ CBQL nhà trường có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học đa phần đạt chuẩn theo chức danh đang đảm nhiệm. Số CBQL đi học chủ yếu do cá nhân đề xuất nhằm nâng cao trình độ và đáp ứng tiêu chuẩn chức danh trong công tác quy hoạch cán bộ của nhà trường. Do đó nhà trường cần khuyến kích, động viên hơn nữa để độ ngũ CBQL tích cực nâng cao trình độ chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

- Về công tác bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ quản lý được nhà trường quan tâm hơn trong thời gian qua. Có 4 người được bồi dưỡng trung cấp chính trị, cao cấp trính trị; 10 được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sỏ dạy nghề, quản lý cấp phòng, khoa, trung tâm. Điều này phù hợp với đặc điểm CBQL nhà trường trong những năm qua do số lượng cán bộ trẻ được bổ nhiệm để thay thế cán bộ nghỉ hưu chiếm tỉ lệ lớn.

Tuy nhiên theo số liệu thống kê số CBQL chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vẫn còn 11/35 người, số có trình độ sơ cấp chính trị còn 27/35 người. Điều này đòi hỏi nhà trường cần quan tâm hơn nữa và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của trường trong thời gian tới.

- Về công tác bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học chưa được nhà trường quan tâm tổ chức đào tạo, chỉ cử 1 người đi học bồi dưỡng tiếng anh theo chương trình của hội đồng Anh tổ chức đối với giáo viên dạy nghề trọng điểm quốc tế. Còn đa phần CBQL tự đi học để đạt chuẩn về ngoại ngữ, tin học từ trình độ B trở lên theo quy định.

Trong thời gian tời nhà trường cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ CBQL nhằm nâng cao khả năng ứng dụng ngoại ngữ, tin học trong giảng dạy, nghiên cứu và giao tiếp theo sự phât triển của nhà trường và xu hướng hội nhập quốc tế.

Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thiết thực về nội dung đào tạo được thống kê ở bảng 3.14

Bảng 3.14: Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thiết thực về nội dung khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý

Nội dung đánh giá Mức độ Ý kiến

Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Mức độ thiết thực về nội dung của khóa đào

tạo nghiệp vụ quản lý

đối với công việc

Rất thiết thực 4 11,4

Khá thiết thực 8 22,8

Thiết thực 18 51,4

Ít thiết thực 5 14,3

Không thiết thực 0 0

(Nguồn: Kết quả khảo sát CBQL tại Trường)

- Theo số liệu bảng 3.14, hầu hết CBQL đều cho rằng các khóa đào tạo đều thiết thực với công việc. trong đó: số ý kiến rất thiết thực là 4 (chiếm 11,4%), khá thiết thực là 8 (chiếm 22,8%), thiết thực là 18 (chiếm 51,4%). Tuy nhiên vẫn còn 5 ý kiến cho rằng ít thiết thực điều này đòi hỏi nhà trường trong thời gian tới cần lựa chọn nội dung đào tạo, đối tượng đào tạo cho phù hợp với từng vị trí công việc của CBQL.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo cán bộ quản lý tại Trường cao đẳng nghề giao thông vận tải đường thủy 1 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)