CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần
3.3.8. Thực trạng tạo động lực làm việc thông qua đào tạo và phát triển
nhân lực
Mục đích của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm tăng kết quả thực hiện công việc của nhân viên thông qua việc cung cấp cho họ kỹ năng và kiến thức mới. Đào tạo có hiệu quả sẽ giúp cho người lao động thỏa mãn với công việc, tăng lòng tự hào bản thân, có cơ hội thăng tiến, có thái độ tích cực và có động lực làm việc.
Hiện nay Công ty đang thực hiện các hình thức đào tạo sau:
Đào tạo mới: Số lao động khi mới vào ký hợp đồng với Công ty chưa có tay nghề, hoặc có tay nghề nhưng không phù hợp với yêu cầu công việc mà Công ty đang cần thì được Công ty tổ chức đào tạo phù hợp với công việc mới.
Đào tạo chuyển đổi hoặc đào tạo lại: Do yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất phải đào tạo chuyển đổi, hoặc khi đầu tư thêm thiết bị công nghệ mới phải đào tạo lại tay nghề cho người lao động.
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn: Lao động trực tiếp sản xuất, phục vụ sản xuất hàng năm đến niên hạn thi nâng bậc thợ tay nghề được ôn luyện để thi tay nghề bậc thợ. Còn đối với lao động gián tiếp hàng năm đến niên hạn tùy từng trường hợp cụ thể mà Công ty có thể tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và xét hoặc tổ chức thi nâng bậc lương theo quy định.
Trách nhiệm quản lý về nguồn nhân lực cũng như công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Ban đã tiến hành theo quy trình sau:
Giám đốc phê duyệt, ban hành nội quy, quy chế đào tạo cán bộ, đào tạo công nhân, nâng cấp, nâng bậc công nhân. Xây dựng chương trình đào tạo, đề cương đào tạo, bổ túc ký thuật tay nghề cho công nhân, tham gia xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân.
Căn cứ vào kế hoạch đào tạo hàng năm, Ban tổ chức lao động phối hợp với các phòng ban, Phân xưởng có nhu cầu đào tạo để tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty quyết định các đối tượng cụ thể.
Sau khi các chương trình đào tạo trong năm được phê duyệt Ban và các đối tượng liên quan có trách nhiệm thực hiện chương trình này.
Để đảm bảo cho việc học tập đạt kết quả tốt mà không phải làm ảnh hưởng đến công việc của tập thể, Ban tổ chức lao động có trách nhiệm tìm hiểu các loại hình đào tạo, nội dung chương trình đào tạo để có thể lựa chọn nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của Công ty. Tiếp xúc với người dự kiến được cử đi đào tạo để xem xét điều kiện hoàn cảnh, nhu cầu của người đi học.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty luôn được chú trọng quan tâm. Khi làm việc thì một số người lao động không đủ trình độ chuyên môn để đảm nhận công việc hoặc người lao động làm không đúng nghề mình được đào tạo hay Công ty muốn họ làm việc hiệu quả hơn thì công tác đào tạo và phát triển nhân lực là cần thiết. Đào tạo nhằm duy trì và nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho người lao động nhằm đáp ứng tốt yêu cầu trong công việc, nâng cao khả năng của Công ty trên thị trường.
Ban lãnh đạo luôn chú trọng tới việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động.
Để xem xét công tác đào tạo tại Công ty hiện nay, thông qua việc phát phiếu bảng hỏi, tác giả đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá sự hài lòng với chính sách đào tạo
Câu hỏi 1 2 3 4 5 ĐTB
Anh (chị) hài lòng với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mà Công ty đang triển khai: Đối tượng được cử đi đào tạo là chính xác? Hình thức đào tạo đa dạng và phong phú, giúp ích cho công việc?
5 10 0 59 26 3,91
(Nguồn: Mẫu bảng hỏi điều tra khảo sát ngày 20/06/2019)
Theo kết quả khảo sát thực tế tại Công ty. Khi được hỏi: “Anh (chị) hài lòng với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mà Công ty đang triển khai? Đối tượng được cử đi đào tạo là chính xác? Hình thức đào tạo đa dạng và phong phú, giúp ích cho công việc?” Câu trả lời của phần lớn NLĐ là thỏa
mãn chiếm 59 người.
Qua đây có thể thấy rằng công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty đã được quan tâm cao. Điều này góp phần tạo ra được sự gắn bó giữa NLĐ với tổ chức, tạo ra tính chuyên nghiệp của NLĐ, tạo ra sự thích ứng của NLĐ với công việc hiện tại cũng như công việc tương lai, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của NLĐ, tạo cho NLĐ có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ, phát huy tính sáng tạo của NLĐ trong công việc, từ đó động lực lao động của NLĐ tăng lên. Công tác đào tạo đã có kế hoạch cụ thể, quy trình đào tạo rõ ràng
Tuy nhiên, kinh phí chi cho việc đào tạo còn mang tính yếu kém nhất là trong vấn đề gửi người đi học ở nước ngoài. Chất lượng người lao động khi mới vào thấp nên công tác đào tạo cũng gặp nhiều khó khăn.