CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty
4.2.6. Một số giải pháp về đánh giá thực hiện côngviệc
- Cơ sở đề xuất giải pháp:
Hiện tại, công tác đánh giá cán bộ còn hạn chế khi kết quả đánh giá phần lớn dựa trên quan điểm chủ quan của cán bộ quản lý, lãnh đạo. Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty từ hoạt động đánh giá ngày càng giảm. Tuy nhiên, việc đánh giá cũng chưa cải thiện được động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ và nhân viên của công ty.
- Mục tiêu của giải pháp:
Tạo sự công bằng trong đánh giá người lao động để từ đó có chính sách trả lương, thưởng phù hợp.
Đưa ra các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc một cách chính xác và rõ ràng.
Tạo động lực cho người lao động để hoàn thành tốt công việc được giao. - Nội dung của giải pháp:
Thứ nhất: Công ty có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng. Có thể sử dụng các tiêu chí sau:
Khối lượng công việc hoànthành
Chất lượng côngviệc
Ngày công thực tế
Ý thức tổ chức kỷ luật
Thứ hai: Công ty nên sử dụng mẫu phiếu đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động dựa vào các tiêu chí đã có sẵn.
Thứ ba: Dựa vào phiếu đánh giá kết quả thực hiện công việc để xếp loại cho từng người lao động.
Từ 80 - 100 điểm: Xếp loại A, từ 55 - 80 điểm: xếp loại B, dưới 55 điểm: xếp loại C.
Tổng điểm từ 80 - 100: Người lao động hoàn thành công việc ở mức xuất sắc, hiệu quả công việc cao, hiệu suất sử dụng thời gian lao động trong tháng cao, có sự sáng tạo và ý thức kỷ luật tốt trong công việc - xếp hạng A.
Tổng điểm từ 55- 80: Người lao động hoàn thành công việc ở mức khá tốt, ý thức kỷ luật lao động tốt - xếp hạng B.
Tổng điểm dưới 55: Người lao động hoàn thành công việc ở mức trung bình, hiệu quả công việc không cao, không đảm bảo ngày công lao động… - xếp hạng C.
Việc xếp loại có ý nghĩa trong việc tính toán trả lương cho nhân viên. Tiền lương của nhân viên có thể chia làm 2 phần: phần lương cơ bản trả theo đánh giá giá trị công việc, phần còn lại được trả theo xếp loại đánh giá thực hiện công việc như trên.
- Lợi ích của giải pháp:
Qua việc đánh giá thực hiện lao động, người lao động sẽ biết được mức độ hoàn thành công việc của mình, những mặt làm tốt và những mặt chưa tốt và để họ rút kinh nghiệm lần sau sẽ làm tốt hơn. Đồng thời người lao động sẽ biết được tổ chức đánh giá mình như thế nào về mình, để đưa ra mục tiêu phấn đấu cho bản thân.
Bên cạnh đó còn giúp cho các Nhà quản lý thường xuyên nắm bắt được các thông tin về khả năng nghề nghiệp, kết quả công tác, nguyện vọng cá nhân, triển vọng phát triển của mỗi người lao động.
- Điều kiện thực hiện giải pháp:
Về con người: Sự quan tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty
Về sự phối hợp thực hiện: Có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban lãnh đạo Công ty, cán bộ quản lý trực tiếp, các nhân viên nhân sự và tổ chức Công đoàn trong Công ty.
Về quan điểm của Ban lãnh đạo: Sự tham gia của ban lãnh đạo công ty trong việc đánh giá các tiêu chí thực hiện công việc của người lao động