2.2. Thực trạng quản trị RRTD tại Tổng Công ty tài chính cổ phần Dầu khí
2.2.1. Thực trạng RRTD tại PVFC
2.2.1.1. Tình hình chất lượng dư nợ cho vay
a. Tình hình nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá RRTD tại một TCTD. Khi nợ quá hạn gia tăng thì nguy cơ RRTD xảy ra lớn dẫn đến ảnh hưởng chất lượng của tổng tài sản Có của TCTD. Vì vậy, các TCTD tập trung vào việc giảm thiểu và kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ quá hạn nhằm hạn chế RRTD.
Nợ quá hạn tại PVFC được tính nợ từ nhóm 2 trở lên (nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày), nợ nhóm 3 (nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày), nợ nhóm 4 (nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày), nợ nhóm 5 (các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày) và theo quy định tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, tình hình nợ quá hạn tại PVFC từ năm 2010 đến năm 2012 như sau:
Bảng 2.6. Tình hình nợ quá hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng dư nợ 32.940 44.986 39.724 Nợ nhóm 2 1.507 1.241 2.749 Nợ nhóm 3 206 245 522 Nợ nhóm 4 140 171 398 Nợ nhóm 5 294 617 1.004 Nợ quá hạn 2.147 2.274 4.673 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 6,52% 5,06% 11,76%
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2012 của PVFC)
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của PVFC tăng từ 6,52% năm 2010 với 2.147 tỷ đồng nợ quá hạn lên 11,76% với 4.673 tỷ đồng nợ quá hạn. Năm 2011, nợ quá hạn tăng không nhiều so với năm 2010 tăng 5,9% trong khi tổng dư nợ tăng khá mạnh tăng 36,6% dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2011 giảm đi so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng rất mạnh tăng 105,5% so với năm 2011 trong khi tổng dư nợ năm 2012 giảm so với năm 2011 là 11,7%. Như vậy, chất lượng tín dụng của PVFC năm 2012 không tốt và đi xuống nhanh so với năm 2011 và 2010.
b. Tình hình nợ xấu:
Bảng 2.7. Tình hình nợ xấu
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tăng/giảm % so với 2010 Năm 2012 Tăng/giảm % so với năm 2011 Tổng dư nợ 32.939 44.986 36,57% 39.725 -11,69% Nợ nhóm 1 30.792 42.712 38,71% 35.052 -17,93% Nợ nhóm 2 1.507 1.241 -17,65% 2.749 121,51% Nợ nhóm 3 206 245 18,93% 522 113,06% Nợ nhóm 4 140 171 22,14% 398 132,75% Nợ nhóm 5 294 617 109,86% 1.004 62,72% Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) 640 1.033 61,41% 1.924 86,25% Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 1,94% 2,30% 4,84%
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2012 của PVFC)
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng nhanh từ năm 2010 là 1,94% lên 4,84% trong năm 2012. Năm 2011, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) tăng so với năm 2010, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) giảm so với năm 2011 tuy nhiên tình hình nợ xấu lại tăng so với năm 2010. Tình hình nợ xấu năm 2012 tiếp tục tăng so với năm 2011 trong khi tổng dư nợ giảm so với năm 2011 cho thấy rủi ro hoạt động tín dụng gia tăng qua 3 năm. Trong cơ cấu nợ xấu của PVFC, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2010: 45,9% nợ xấu, năm 2011: 59,7% nợ xấu và năm 2012: 52,3% nợ xấu.
c. Tình hình trích lập dự phòng RRTD:
Bảng 2.8. Tình hình trích lập dự phòng RRTD
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 32.940 44.986 39.724
Dự phòng trích lập 537 660 976
Tỷ lệ dự phòng rủi ro 1,63% 1,47% 2,46%
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2012 của PVFC)
“Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những
tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
Tỷ lệ dự phòng RRTD tăng từ 1,63% năm 2010 đến 2,46% năm 2012 cho thấy PVFC đang phải gia tăng dự phòng rủi ro cho các khoản nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng.
2.2.1.2. Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động
Bảng 2.9. Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 32.940 44.986 39.724 Tổng nguồn vốn huy động: 36.012 32.299 33.961
- Huy động từ thị trường I 3.163 8.948 25.035
- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro
26.581 19.812 8.926
- Phát hành giấy tờ có giá 6.268 3.539 0,03
Tổng dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn
huy động 91,47% 139,28% 116,97%
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2010 đến năm 2012 của PVFC)
Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy động cho thấy hiệu suất sử dụng vốn từ 91,47% năm 2010 lên 139,28% năm 2011 và 116,97% năm 2012 cho thấy nguồn vốn huy động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn tín dụng tại PVFC. Như vậy có thể thấy khả năng huy động vốn của PVFC chưa thật sự tốt. Nguyên nhân do PVFC là một TCTD phi ngân hàng có hoạt động ngân hàng nhưng không được huy động vốn của cá nhân do vậy nguồn huy động để phục vụ hoạt động tín dụng của PVFC cũng bị bó hẹp so với các ngân hàng thương mại.
Bảng 2.10. Hệ số thu nợ
Đơn vị: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh số thu nợ (tỷ đồng) 25.506 27.180 24.511
Doanh số cấp tín dụng (tỷ
đồng) 58.446 72.166 64.235
Hệ số thu nợ (%) 43,6% 37,6% 38,2%
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên số liệu báo cáo kết quả hoạt động tín dụng từ năm 2010 đến năm 2012 của PVFC)
Hệ số thu nợ từ giảm từ 43,6% năm 2010 xuống 38,2% năm 2012 cho thấy khả năng thu hồi nợ của PVFC giảm xuống, điều này do nợ quá hạn và nợ xấu nhất là nợ có khả năng mất vốn tăng lên.
2.2.2. Thực trạng quản trị RRTD tại Tổng Công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam Dầu khí Việt Nam
2.2.2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng
a.Yêu cầu của cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng:
+ Tuân thủ các thông lệ quốc tế theo khuyến cáo của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), theo đó chức năng quản lý RRTD phải được giao cho một bộ phận độc lập, tách bạch với bộ phận kinh doanh.
+ Tuân thủ các quy định của NHNN về việc tách bạch giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay, các khoản cấp tín dụng phải qua 3 khâu: thẩm định đề xuất, phê duyệt tín dụng và kiểm soát.
+ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến quá trình thẩm định, phê duyệt tín dụng, theo dõi, quản lý thu hồi nợ vay.
b. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý RRTD: - Tại trụ sở chính:
+ Thành lập Ban Quản trị rủi ro, trong đó Phòng Quản trị RRTD thực hiện chức năng quản lý RRTD trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành của PVFC, độc lập với các đơn vị kinh doanh.
+ Khối quản lý có chức năng nhiệm vụ hỗ trợ công tác tín dụng trong các khâu: thẩm định phương án cấp tín dụng, định giá tài sản, pháp lý chứng từ, hồ sơ tín dụng, kiểm soát thủ tục nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo sự tách bạch, tính độc lập, kiểm soát việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng.
+ Khối kinh doanh như Ban Tín dụng tại Hội sở chính/Phòng tín dụng Chi nhánh thực hiện chức năng triển khai các dịch vụ tín dụng đối với các tổ chức kinh tế, các Phòng giao dịch thực hiện chức triển khai các dịch vụ tín dụng đối với cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các bộ phận phát triển tín dụng (khối kinh doanh) và hỗ trợ phát triển tín dụng (khối quản lý) được tách bạch và mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và riêng biệt.
- Tại các Chi nhánh:
+ Về quản lý RRTD: có cán bộ quản lý rủi ro chuyên trách, trực thuộc phòng Thẩm định và Quản trị rủi ro của Chi nhánh, chịu sự quản lý theo ngành dọc của Ban Quản trị rủi ro tại Trụ sở chính.
+ Bộ phận phân tích, đề xuất tín dụng, thẩm định phương án vay vốn độc lập với bộ phận quan hệ khách hàng, phát triển kinh doanh.
+ Bộ phận hỗ trợ tín dụng và pháp lý chứng từ có nhiệm vụ thẩm định phương án cấp tín dụng, định giá tài sản, pháp lý chứng từ, thủ tục hồ sơ tín dụng, hỗ trợ và kiểm soát việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng.
* Trách nhiệm của HĐQT:
- Phê duyệt chính sách quản lý RRTD phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của PVFC;
- Phê duyệt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn tối đa được chấp thuận trong từng thời kỳ;
- Phê duyệt cơ cấu, các tỷ lệ, giới hạn, hạn mức của danh mục tín dụng trong từng thời kỳ.
* Trách nhiệm của Ban lãnh đạo điều hành:
- Chỉ đạo xây dựng chính sách quản lý RRTD phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của PVFC;
- Chỉ đạo xây dựng định hướng phát triển tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn tối đa trong từng thời kỳ trình HĐQT phê duyệt;
- Chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quản lý RRTD trên cơ sở chính sách quản lý RRTD và các cơ cấu, tỷ lệ, giới hạn của danh mục tín dụng, tỷ lệ rủi ro đã được HĐQT phê duyệt;
- Giám sát việc triển khai thực hiện chính sách quản lý RRTD;
- Đề xuất điều chỉnh các chính sách, quy định về quản lý RRTD cho phù hợp với tình hình hoạt động tín dụng của PVFC trong từng thời kỳ.
* Trách nhiệm của Các Phòng/Ban tại PVFC: - Ban QTRR:
+ Tham mưu xây dựng, soạn thảo chính sách quản lý RRTD, các giải pháp quản lý RRTD;
+ Tham mưu xây dựng các cơ cấu, giới hạn, hạn mức, tỷ lệ của danh mục tín dụng trong từng thời kỳ;
+ Tham mưu xây dựng hệ thống thẩm quyền, cơ chế phê duyệt tín dụng của Hội sở và các đơn vị trong toàn hệ thống;
+ Hướng dẫn, triển khai các quy định về quản lý RRTD của NHNN trong toàn hệ thống;
+ Xây dựng quy trình quản lý RRTD, hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách quản lý RRTD trên toàn hệ thống;
+ Tổng hợp, phân tích cơ cấu danh mục tín dụng, có các cảnh báo chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống theo định kỳ và đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng tín dụng;
+ Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các chính sách, quy định về quản lý RRTD, thực hiện cơ cấu, các giới hạn, tỷ lệ, hạn mức của danh mục tín dụng và có những cảnh báo phù hợp.
- Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ:
+ Kiểm tra sự tuân thủ quy trình quản lý RRTD, quy trình nghiệp vụ tín dụng của các đơn vị trong hệ thống để phát hiện các sai phạm, lỗi nghiệp vụ và yêu cầu các đơn vị khắc phục để hạn chế RRTD phát sinh từ nguyên nhân không tuân thủ quy trình nghiệp vụ.
+ Nhận dạng các RRTD có thể phát sinh từ sự sơ hở của quy trình nghiệp vụ để đề xuất các giải pháp cải tiến, sửa đổi quy trình tín dụng, quản lý RRTD phù hợp.
- Các đơn vị cấp tín dụng:
+ Thực hiện chính sách quản lý RRTD và các quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách quản lý RRTD do Tổng công ty ban hành;
+ Tuân thủ các cơ cấu, giới hạn, tỷ lệ, hạn mức của danh mục tín dụng đã được HĐQT phê duyệt;
+ Nhận biết, đánh giá những rủi ro liên quan trong quá trình cấp tín dụng và đề xuất biện pháp, hành động xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa rủi ro hoặc hạn chế tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra;
+ Tham mưu, đề xuất các giải pháp cải tiến, sửa đổi quy trình tín dụng, quản lý RRTD.
2.2.2.2. Cơ chế phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng
a. Cơ cấu tổ chức hệ thống phê duyệt tín dụng:
Hệ thống phê duyệt tín dụng của PVFC được phân cấp theo thẩm quyền phê duyệt với các hạn mức tín dụng cụ thể. Bao gồm các cấp:
- HĐQT
- Tổng giám đốc/Phó Tổng giám đốc phụ trách tín dụng
- Giám đốc Chi nhánh/ Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách tín dụng - Trưởng Phòng Giao dịch
b. Nguyên tắc phê duyệt và phân cấp, ủy quyền trong phê duyệt tín dụng:
- Nguyên tắc phân cấp, ủy quyền trong phê duyệt tín dụng:
Việc phân cấp, giao thẩm quyền phê duyệt tín dụng cho các cấp được thực hiện theo nguyên tắc ủy quyền phê duyệt tín dụng.
Đối với thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc các Chi nhánh: hạn mức phê duyệt được xây dựng căn cứ theo các tiêu chí:
+ Mức xếp hạng của Chi nhánh;
+ Môi trường kinh doanh, địa bàn hoạt động của Chi nhánh; + Chất lượng tín dụng tại Chi nhánh;
+ Khả năng phát triển tín dụng của Chi nhánh;
+ Tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật, NHNN; + Tuân thủ quy định của PVFC về phê duyệt cấp tín dụng; + Tuân thủ tỷ trọng, hạn mức tín dụng
+ Đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động tín dụng và đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng;
+ Quyết định cấp tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc quyết định cao nhất, nghĩa là các cấp trung gian phải nêu rõ quan điểm đồng ý/không đồng ý/ý kiến khác về phương án cấp tín dụng và được quyền bảo lưu ý kiến. Cấp cao nhất theo hạn mức tín dụng là cấp có quyết định cuối cùng.
+ Người tham gia phê duyệt tín dụng không đồng thời là người thẩm định, kiến nghị cấp tín dụng;
+ Người tham gia phê duyệt tín dụng không được phê duyệt trong các trường hợp sau:
Có quan hệ gia đình với khách hàng cá nhân hoặc thành viên góp vốn, thành viên Ban giám đốc, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng của khách hàng doanh nghiệp;
Có quan hệ góp vốn, thành viên Ban Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng của khách hàng doanh nghiệp;
Có quan hệ gia đình với người thẩm định cấp tín dụng;
Và các trường hợp cấm, hạn chế khác theo quy định của Pháp luật và của PVFC;
+ Việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ lần đầu do cấp phê duyệt quyết định, việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ từ lần thứ hai trở lên do cấp trên của cấp phê duyệt quyết định.
+ Các cấp phê duyệt chỉ được phê duyệt các khoản tín dụng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một khoản tín dụng được phê duyệt theo quy định, gồm:
Phù hợp với chính sách tín dụng, các quy định, các giới hạn, tỷ trọng, hạn mức tín dụng;
Quy định về sản phẩm được quy định trong từng sản phẩm tín dụng cụ thể;
Quy định về khách hàng trong từng thời kỳ;
Khoản tín dụng thuộc hạn mức được phân cấp
+ Đối với các khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt, hồ sơ được trình qua các cấp trung gian để cho ý kiến trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê