Tăng cường công tác kiểm soát RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 111 - 116)

3.2. Giải pháp tăng cường quản trị RRTD tại PVFC

3.2.2. Tăng cường công tác kiểm soát RRTD

3.2.2.1. Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và tăng cường kiểm tra sau cho vay

- Trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay cần tuân thủ nghiêm. Cần xây dựng và phát triển hệ thống cảnh báo sớm, khi khoản vay có vấn đề và tăng cường kênh thông tin phục vụ công tác thẩm định, xử lý các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng, tăng cường kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay.

- PVFC cần thành lập bộ phận độc lập soát xét lại tính trung thực và đầy đủ các kết quả kiểm tra sau cho vay để đảm bảo việc kiểm tra sau cho vay không mang tính hình thức giúp cho hoạt động quản lý các khoản cấp tín dụng được theo dõi thường xuyên và mục đích sử dụng có đảm bảo như cam kết hay không. Việc kiểm tra sau cho vay cần có đầy đủ xác nhận của các bộ phận liên quan đến khoản cấp tín dụng đó như thẩm định, giám sát và xử lý nợ, quản lý tín dụng.

3.2.2.2. Nâng cao hiệu lực hệ thống kiểm soát nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ

- Công tác đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ cần được tổ chức thực hiện toàn diện 1 năm 2 lần thay thì 1 năm 1 lần như hiện nay, vì việc này sẽ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro tại PVFC. Để hoàn thiện hơn nữa công tác xử lý sai phạm trong hoạt động kinh doanh, trong

được chặt chẽ, kịp thời hơn. Đồng thời yêu cầu các đơn vị kinh doanh cần nâng cao hơn công tác tự kiểm tra trong quy trình làm việc để sớm phát hiện những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.

- Đối với hoạt động kiểm toán nội bộ cần tập trung một số vấn đề:

+ Hoàn thiện cơ chế hoạt động và các quy định nội bộ: nghiên cứu và chỉnh sửa bổ sung, chuẩn hóa mô hình tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, hoàn thiện quy trình kiểm toán, quy tắc đạo đức kiểm toán viên, mô tả chức danh công việc, hướng dẫn kiểm toán,… cho phù hợp với yêu cầu của Luật các TCTD, Điều lệ hoạt động của PVFC, chuẩn mực, thông lệ hiện hành.

+ Tập trung vào công tác giám sát và kiểm toán hoạt động: tiếp tục nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi kiểm toán hoạt động căn cứ trên tình hình nhân sự hiện có, hướng tới cung cấp ngày càng nhiều các ý kiến tư vấn, kiến nghị hữu ích, phục vụ tốt cho công tác quản trị điều hành của HĐQT và Ban điều hành, đảm bảo an toàn hoạt động của PVFC.

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: tiếp tục tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự cho các vị trí còn thiếu, nhất là nhân sự cấp quản lý. Duy trì hoạt động đào tạo và tự đào tạo để củng cố và nâng cao kỹ năng, kiến thức cho kiểm toán viên. Xây dựng các nhóm kiểm toán nghiệp vụ vững về chuyên môn và sẵn sàng thực hiện các công việc có yêu cầu khi được phân công.

+ Sắp xếp lại bộ máy tổ chức của kiểm toán nội bộ phù hợp chiến lược phát triển của PVFC khi chuyển đổi mô hình sang ngân hàng thương mại cổ phần với mục tiêu hiệu quả và chuyên nghiệp. Áp dụng mô hình kiểm soát và kiểm toán nội bộ theo chuẩn quốc tế.

+ Áp dụng phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro để kiểm toán toàn diện mọi hoạt động của PVFC, đưa dần công nghệ thông tin hiện đại vào công tác kiểm soát và kiểm toán nội bộ; phát hiện và cảnh báo rủi ro kịp thời, thực hiện kiểm toán đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực hoạt động kinh doanh theo từng lĩnh vực để đảm bảo hoạt động của PVFC an toàn và hiệu quả.

- Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ sau hợp nhất:

Ngân hàng hợp nhất tiếp tục hoàn thiện mô hình kiểm tra kiểm soát nội bộ theo 3 lớp cho ngân hàng hợp nhất như sau:

+ Lớp bảo vệ thứ 1:

Trưởng các phòng ban và ban giám đốc chi nhánh, các trưởng phòng tại chi nhánh, giám đốc phòng giao dịch tự kiểm tra và tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động, nghiệp vụ tại đơn vị và báo cáo trực tiếp với Ban Điều hành.

Yêu cầu: Hệ thống Kiểm soát nội bộ phải được thiết lập, cài đặt và tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất cả các phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch thông qua cơ chế kiểm tra trước- trong- sau trong mỗi giao dịch thực hiện.

+ Lớp bảo vệ thứ 2:

Chức năng tái kiểm tra, hậu kiểm tra ở vòng 2 được thực hiện giữa các đơn vị quản lý, gồm Quản lý rủi ro và các phòng ban bộ phận quản lý gián tiếp và quản lý cấp cao (tại khu vực, Hội sở).

Yêu cầu: Các đơn vị này phải tham gia thiết lập, đánh giá và tư vấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ liên tục và thường xuyên.

+ Lớp bảo vệ thứ 3:

Bộ phận kiểm toán nội bộ ở vòng 3 là một bộ phận độc lập trực thuộc Ban kiểm soát và chịu trách nhiệm báo cáo lên Ban kiểm soát.

Yêu cầu: Kiểm tra sau các giao dịch theo định hướng rủi ro, và đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ một cách độc lập.

3.2.2.3. Sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế RRTD

cơ sở hàng tháng, hoặc quý. Ngược lại bên A sẽ thanh toán cho bên B một khoản bồi thường rủi ro tín dụng nhất định khi sự kiện tín dụng xảy ra đối với tài sản tham chiếu mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khi sự kiện tín dụng xảy ra, hợp đồng hoán đổi tín dụng coi như chấm dứt và các khoản phí bảo hiểm thanh toán định kỳ cũng ngừng thanh toán.

- Khoản bồi thường mà bên A thanh toán cho bên B có tính chất tiềm ẩn vì nó phụ thuộc vào sự kiện tín dụng có xảy ra hay không đối với tài sản tham chiếu (Sự kiện tín dụng):

 Nếu không xảy ra sự kiện tín dụng. Số tiền thanh toán là 0

 Nếu xảy ra sự kiện tín dụng: Số tiền thanh toán = Giá trị gốc – Giá thị thu hồi.

Hình 3.1: Mô tả hợp đồng rủi ro tín dụng [28].

- Bên mua rủi ro tín dụng (Bán bảo vệ rủi ro) trong trường hợp hoán đổi rủi ro tín dụng sẽ có trạng thái tín dụng “trường”. Muốn cân bằng trạng thái rủi ro tín dụng, bên mua rủi ro có thể thực hiện một số cách thức sau:

 Thương lượng với bên bán rủi ro thanh lý hợp đồng bằng cách thanh toán cho nhau một khoản tương đương với giá trị định giá lại của hợp đồng;

 Chuyển nhượng hợp đồng sang cho một bên thứ ba với việc thanh toán cho bên kia một khoản tương đương định giá lại của hợp đồng;

 Tiến hành mua bảo vệ từ một bên thứ 3 cho khoảng thời hạn còn lại của hợp đồng để cấn trừ rủi ro từ hợp đồng rủi ro đã ký kết. Nếu rủi ro tín dụng của tài sản tham chiếu tăng lên so với ban đầu, mức phí bảo hiểm phải trả cho bên thứ 3 sẽ tăng theo. Đối với phương án này, nhà đầu tư sẽ duy trì 2 trạng thái tín dụng đối ngược nhau từ 2 đối tác. Nhà đầu tư sẽ nhận phí bảo hiểm từ bên bán rủi ro và thanh toán cho bên mua rủi ro;

- Đánh giá lại theo giá thị trường:

Mặc dù các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng chỉ có giá trị khi sự kiện tín dụng phát sinh, song về bản chất hợp đồng này cũng như một sản phẩm có biên độ rủi ro tín dụng. Khi rủi ro tín dụng của tài sản tham chiếu tăng lên, biên độ tín dụng sẽ gia tăng theo. Do đó giá trị đánh giá lại của hợp đồng hoán đổi tín dụng cũng tăng. Nói chung, khi rủi ro tín dụng của tài sản tăng thì mức phí của hợp đồng đối ứng sẽ tăng.

Hợp đồng hoán đối rủi ro tín dụng có thể đánh giá lại theo giá trị thị trường bằng cách xác định biên độ rủi ro tín dụng tại thời điểm định giá với biên độ rủi ro tín dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng của tài sản tham chiếu.

b. Hợp đồng quyền tín dụng:

Một loại công cụ tín dụng phái sinh thông dụng khác là Hợp đồng quyền tín dụng. Hợp đồng quyền tín dụng là một công cụ bảo vệ TCTD trước những tổn thất trong trị giá tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của TCTD giảm sút. Ví dụ: một ngân hàng lo lắng về chất lượng tín dụng của một khoản cho vay mới thực hiện, ngân hàng sẽ có thể ký hợp đồng quyền tín dụng với một tổ chức kinh doanh quyền. Hợp đồng này sẽ đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu như khoản cho vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể được thanh toán. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ như kế hoạch, ngân hàng sẽ thu được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng quyền sẽ không được sử dụng. Như vậy, ngân hàng sẽ mất toàn bộ phí trả trên hợp đồng quyền.

Trái phiếu ràng buộc là một công cụ tín dụng kết hợp tính đặc thù của các khoản nợ thông thường và hợp đồng quyền tín dụng. Trái phiếu này giúp cho TCTD có thể linh hoạt hơn trong quá trình thanh toán. Trái phiếu ràng buộc tạo cho tổ chức phát hành một đặc quyền trong việc giảm mức thanh toán nếu như có những thay đổi lớn trong một số yếu tố. Ví dụ: một ngân hàng phát hành trái phiếu để huy động vốn tài trợ một nhóm các khoản cho vay với mức lãi coupon hàng năm 10%. Tuy nhiên trái phiếu ràng buộc có một điều khoản quy định rằng nếu tỷ lệ tổn thất tín dụng trên các khoản nợ là quá lớn (ví dụ 7% trên tổng dư nợ) thì ngân hàng sẽ chỉ thanh toán cho các nhà đầu tư một tỷ lệ lãi coupon là 7%. Như vậy có thể thấy ngân hàng đã phần nào có được sự đảm bảo từ phía người đầu tư đối với các khoản tín dụng của mình.

3.2.2.4. Chứng khoán hóa các khoản nợ quá hạn

- Chứng khoán hóa các khoản nợ quá hạn sẽ giúp PVFC giải phóng được một số vốn lớn nằm trong quỹ dự phòng RRTD.

- PVFC thực hiện cho vay theo lãi suất thị trường, sau đó chứng khoán hóa các khoản vay này ở một lãi suất thấp hơn do các khoản vay này đã được đa dạng hóa rủi ro khi nằm trong một tập hợp lớn các khoản vay. Vì vậy, PVFC có thể chuyển giao phần RRTD này cho các nhà đầu tư chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 111 - 116)