3.1.1. Trước khi chuyển đổi mô hình hoạt động:
- Triển khai thành công phương án tái cấu trúc PVFC để nâng cap chất lượng tài sản- nguồn vốn và hiệu quả hoạt động. Tăng vốn điều lệ lên 8.000 tỷ đồng.
- Đẩy mạnh huy động vốn, quản trị hiệu quả nguồn vốn của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
- Thực hiện thành công chính sách nhà ở cho cán bộ nhân viên PVFC.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT và hệ thống phần mềm phù hợp với các nghiệp vụ Ngân hàng. Khai thác hiệu quả phần mềm CoreBanking.
- Đào tạo, nâng cao kỹ năng làm việc, đẩy mạnh tinh thần cam kết, phục vụ và trách nhiệm cá nhân.
Với các định hướng hoạt động của PVFC nêu trên trong thời gian tới sẽ có giải pháp cụ thể như sau:
- Về nguồn vốn: với các mục tiêu đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu thanh khoản, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định, trong những năm tới sẽ thực hiện các giải pháp: đẩy mạnh huy động về nguồn vốn nhàn rỗi của cá khách hàng trong ngành, các tổ chức kinh tế. Tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng bằng hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi và phát hành bổ sung. Bắt đầu giảm vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xuống thông qua việc bán thỏa thuận cho nhà đầu tư tiềm năng. Bên cạnh đó thực hiện tốt công tác quản lý nguồn vốn bằng tiền của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
- Về hoạt động tín dụng: Tăng trưởng tín dụng nhưng đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, thực hiện cơ cấu cho phù hợp các khoản trung dài hạn. Tập trung tín dụng trong ngành, tối đa nguồn vốn cho nhu cầu ngắn
hạn trong Tập đoàn, quay vòng vốn nhanh, hiệu quả. Tập trung và kết hợp nhiều biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, nợ ngoại bảng, đặc biệt xử lý nợ xấu ngoài ngành. PVFC kiên quyết không để tái phát nợ xấu.
- Về hoạt động đầu tư: Quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư toàn hệ thống. Xử lý kịp thời với những khoản đầu tư hiệu quả thấp đảm bảo an toàn vốn cho PVFC. Tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ truyền thống, tập trung đầu tư trái phiếu, chuyển nhượng danh mục dự án. Phát triển một số nghiệp vụ như mua bán kỳ hạn trái phiếu chính phủ, kinh doanh trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Triển khai sản phẩm dịch vụ trên cơ sở danh mục đầu tư cổ phần hiện tại nhằm mục đích huy động vốn với chi phí thấp hoặc thu phí ổn định như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai…
- Về hoạt động dịch vụ: tập trung và tăng cường nguồn lực cho công tác thu xếp vốn; triển khai áp dụng các sản phẩm phái sinh có liên quan trong kinh doanh ngoại hối, thu xếp vốn, tín dụng, đầu tư. Tiếp tục thực hiện dịch vụ tư vấn thu phí (bảo lãnh, tư vấn phát hành giấy tờ có giá cho doanh nghiệp).
- Về hoạt động kinh doanh tiền tệ: tích cực kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường mở. Sử dụng trái phiếu để huy động từ NHNN thông qua thị trường mở với lãi suất hấp dẫn, tăng tính thanh khoản cho danh mục đầu tư PVFC. Rà soát và đánh giá các TCTD đảm bảo hoạt động kinh doanh vốn đạt hiệu quả tối ưu và an toàn, bám sát tình hình thị trường, khách hàng để điều chỉnh hạn mức kịp thời.
- Về tổ chức nhân sự và đào tạo: với mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp, tác phong, tinh thần trách nhiệm trong công việc và chuẩn bị đủ nhân sự cho chiến lược phát triển giai đoạn sau PVFC tiếp tục hoàn thiện chiến lược phát triển nhân lực phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề theo chiến lược chung của PVFC. Giao chỉ tiêu kinh doanh đến từng cán bộ để nâng cao vai trò trách nhiệm, khuyến khích cán bộ phát huy năng lực sở trường và tạo cơ sở đánh giá cán bộ. Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ và tiến hành đào tạo, kiểm tra,
khách hàng. Thực hiện đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo đội ngũ chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực. Nâng cao kỹ năng và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng. Khai thác và phát huy vai trò đào tạo kèm cặp nội bộ thông qua các chương trình đào tạo, thảo luận, hướng dẫn, kèm cặp nghiệp vụ chuyên môn do chính chuyên viên, cán bộ quản lý và ban lãnh đạo PVFC thực hiện.
3.1.2. Khi chuyển đổi mô hình hoạt động:
3.1.2.1. Khái quát về PVFC khi chuyển đổi mô hình hoạt động:
- NHTM cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcombank) thành lập theo Quyết định số 279/QĐ-NHNN ngày 16/9/2013 của NHNN trên cơ sở hợp nhất giữa PVFC và NHTM cổ phần Phương Tây. Trong đó vốn điều lệ của PVFC là 6000 tỷ đồng, vốn điều lệ của NHTMCP Phương Tây là 3000 tỷ đồng. Các vị trí quan trọng trong HĐQT và Ban điều hành của PVcombank chủ yếu là các thành viên trong HĐQT và Ban điều hành của PVFC chuyển sang.
- Điểm mạnh của PVFC khi tham gia hợp nhất:
+ Cơ cấu quản trị doanh nghiệp được xây dựng bài bản, ổn định và được thử thách trong thời gian qua. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp của PVFC được tổ chức tốt, chặt chẽ và bài bản, phù hợp với thông lệ trên thị trường. Các thành viên chủ chốt trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp của PVFC đã gắn bó lâu năm với PVFC và hiểu rõ các điểm mạnh và những tồn tại mà PVFC cần khắc phục. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp ổn định của PVFC đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định về cơ cấu tổ chức cho ngân hang hợp nhất.
+ Giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư:
Có thể nói bên cạnh một số TCTD thương mại nhà nước có truyền thống trong hoạt động cho vay đầu tư dài hạn, PVFC là một trong số ít có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, cho vay dài hạn và thẩm định dự án, nhất là các dự án trong lĩnh vực năng lượng. Các kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực đầu tư sẽ giúp Ngân hàng sau hợp nhất có một chiến lược hoạt động rõ rang về
mảng ngân hàng đầu tư, vừa là thế mạnh của PVFC hiện nay, vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách của nền kinh tế trong giai đoạn kinh tế sau khủng hoảng là tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng, đầu tư chiều sâu cho các ngành kinh tế trọng điểm như năng lượng, khai thác khoáng sản, tàu biển và khai thác cảng…làm tiền đề phát triển các ngành kinh tế khác.
+ Đội ngũ lãnh đạo trẻ, có năng lực và tầm nhìn chiến lược:
Đội ngũ lãnh đạo của PVFC hiện nay được đánh giá là trẻ, có năng lực, có tham vọng và có chiến lược, có mục tiêu. Điều này rất quan trọng nhằm giúp PVFC chuyển đổi thành công từ mô hình công ty tài chính còn nhiều nhược điểm sang mô hình NHTM, giúp ngân hàng sau hợp nhất thực hiện thành công chiến lược kinh doanh.
+ Có uy tín, chỗ đứng và thị phần đáng kể trong lĩnh vực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kinh doanh và năng lượng cho các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam:
Danh mục đầu tư và cho vay của PVFC trong nhiều năm qua vào các dự án phát triển kinh tế trọng điểm, phát triển nguồn năng lượng, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đã tạo ra một chỗ đứng vững chắc cho PVFC trên thị trường trong lĩnh vực và PVFC tập trung vào.
Mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam này cũng tạo ra một lượng khách hàng tiềm ẩn rất lớn là các đối tác và cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp này khi PVFC chuyển đổi thành NHTM sau khi hợp nhất.
+ Có quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống các công ty tài chính và thuộc top 12 trong hệ thống các TCTD:
Quy mô về tổng tài sản và vốn điều lệ lớn của PVFC sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của ngân hàng hợp nhất trong tương lai.
Quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ cho phép PVFC là trụ cột của ngân hàng sau hợp nhất, đồng thời thực hiện quá trình hợp nhất và tái cơ cấu hiệu quả. Quy mô
dự án có quy mô lớn, có lợi ích và hiệu quả lâu dài không những cho PVFC mà cho nền kinh tế.
- Thách thức:
+ Nguy cơ bị tụt hậu sau quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng:
Quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM sẽ hình thành các TCTD có quy mô lớn hơn, sức cạnh tranh cao hơn. Với tính chất hoạt động như hiện nay, rất khó PVFC có những bước đột phá trong thời gian tới, Nguyên nhân chủ yếu là do PVFC và các công ty tài chính nói chung bị hạn chế trong việc huy động vốn trong khi đặc điểm của hệ thống tài chính hiện nay là các TCTD không thể huy động được nguồn vốn trung và dài hạn. Vì thế, PVFC phải có chiến lược tái cơ cấu và thay đổi mạnh mẽ nếu không sẽ bị tụt lại so với các NHTM.
+ Cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ:
Một trong những định hướng của PVFC sau hợp nhất là phát triển mảng bán lẻ nhằm tăng cường huy động vốn từ nền kinh tế và dân cư. Tuy nhiên, đây cũng là một mảng chiến lược của rất nhiều TCTD khác. Vì thế, PVFC sẽ gặp những cạnh tranh gay gắt từ mảng thị trường này.
- Cơ hội:
+ Trở thành một trong những TCTD đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư ở Việt Nam:
Về nguyên tắc, lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển năng lượng, phát triển hạ tầng cơ sở kinh doanh cho các doanh nghiệp là điều rất cần thiết và quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá. Tuy nhiên, do hạn chế về vốn nên rất ít TCTD tham gia tích cực đầu tư vào mảng này.
Với nền tảng là công ty tài chính xuất thân từ Tập đoàn Dầu khí, PVFC có những ưu thế nhất định trong quá trình này, và với chiến lược chuyển đổi tốt, PVFC có cơ hội sẽ trở thành một nhà đầu tư đáng kể trong lĩnh vực này.
+Mở rộng mạng lưới kinh doanh và mảng ngân hàng bán lẻ:
Việc hợp nhất của PVFC sẽ mở ra cơ hội to lớn cho PVFC trở thành một TCTD có quy mô trên thị trường chuyên về mảng ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán lẻ vốn rất tiềm năng đối với thị trường hơn 85 triệu dân này.
+ Khai thác thế mạnh đòn bẩy từ các quan hệ cung cấp vốn với các khách hàng và các cổ đông để đẩy mạnh nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ:
Một số cổ đông và khách hàng rất lớn của PVFC là các tập đoàn hàng đầu Việt Nam nhưng hiện nay PVFC không có khả năng cung cấp các dịnh vụ tài chính ngân hàng cho các khách hàng này do hạn chế về quy mô và phạm vi hoạt động.
Tuy nhiên, khi PVFC sau khi hợp nhất và thực hiện chuyển đổi thành công mô hình kinh doanh sang NHTM, PVFC hoàn toàn có cơ hội khai phá lại thị trường hết sức tiềm năng này từ chính các khách hàng nói trên.
3.1.2.2. Kế hoạch tài chính sau 3 năm hợp nhất:
Việc hợp nhất sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi mà mỗi doanh nghiệp riêng lẻ đều khó có thể đạt được. Tuy nhiên, hợp nhất chỉ mới là bước đầu tiên. Mục tiêu cao nhất của việc hợp nhất là phải xây dựng một TCTD phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng hợp nhất phải xây dựng và triển khai một kế hoạch hành động nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các bên và từng bước khắc phục các tồn tại, hạn chế của các ngân hàng khi còn hoạt động riêng lẻ.
- Nguồn vốn huy động:
Sau khi được hợp nhất, với tiềm năng trước đây của PVFC chưa được khai thác do quy định pháp luật chỉ giới hạn ở huy động tiền gửi của tổ chức trên 1 năm, dự kiến mức tăng trưởng huy động vốn từ khách hàng sẽ tăng nhanh chóng khoảng 40% so với thời điêm hợp nhất. Trong các năm sau 2014,2015, tỷ lệ này vẫn sẽ được duy trì, nhằm giảm dần tỷ trọng huy động trên thị trường 2 có chi phí cao.
uỷ thác nhất định (chủ yếu là của Tập đoàn dầu khí), tuy nhiên, tỷ trọng sẽ giảm mạnh qua các năm, phù hợp với lộ trình giảm số vốn cổ phần của Tập đoàn dầu khí tại Ngân hàng.
Ngân hàng cũng sẽ duy trì một khoản tiền vay chiết khấu giấy tờ có giá khoản 1.200 tỷ đồng tại từng thời kỳ.
- Tài sản:
Với mục tiêu tận dụng ngay các cộng hưởng từ việc hợp nhất và các ưu thế sẵn có của cả hai doanh nghiệp để tạo lực đẩy, dự kiến tổng tài sản cuối 2013 sẽ tăng khoàng 25% so với thời điểm hợp nhất. Trong các năm 2014,2015 với mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, mục tiêu tăng tài sản được đặt ở mức 20%/năm. Năm 2015, do ảnh hưởng của việc tiếp tục tăng vốn lên 12.000 tỷ đồng, dự kiến tổng tài sản đạt mức tăng 25% so với năm trước.
Ngân hàng hợp nhất sẽ sử dụng nguồn huy động để thực hiện các hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư và hoạt động tiền gửi liên ngân hàng, với cơ cấu dự kiến: cho vay khách hàng 55%, đầu tư chứng khoán 15% và tiền gửi liên ngân hàng 20% tổng tài sản.
Ngân hàng sau hợp nhất dự kiến sử dụng khoảng 70% nguồn huy động để thực hiện hoạt động cho vay khách hàng. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khoảng 15% cho năm 2013, 20% cho các năm 2014, 2015 khi mà tình hình tài chính dần ổn định và các vấn đề trước hợp nhất của từng doanh nghiệp đã được tháo gỡ. Năm 2016, dự kiến tăng trưởng tín dụng 25%.
- Hiệu quả kinh doanh:
Qua đánh giá tình hình kinh doanh cũng như các chiến lược kinh doanh, dự kiến thu nhập lãi vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong kết quả kinh doanh của Ngân hàng sau hợp nhất trong khoảng thời gian 3-5 năm tới, với tỷ trọng khoảng 80% tổng thu nhập hoạt động. Trong số các loại thu nhập hoạt động còn lại, thu dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 10%. Cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tài sản khi mà
các tài sản sinh lãi vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn và thị trường các hoạt động dịch vụ tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển.
Thu nhập lãi thuần dự kiến tăng khoảng 20-30%/năm, dựa trên tỷ suất lãi cận biên khoảng 3% trong năm 2013, giảm xuống 2,5% trong các năm tiếp theo, khi mà Ngân hàng gặp phải cạnh tranh ngày càng cao từ các ngân hàng khác. Việc đạt được tỷ suất lãi cận biên là hoàn toàn khả thi khi mà ngân hàng sau hợp nhất tích cực xử lý các vấn đề về nợ quá hạn.
Chi phí hoạt động dự kiến tăng khoảng 20-30%/năm, phù hợp với tốc độ tăng trưởng. Dự kiến mức tăng cao nhất trong năm 2013, khi ngân hàng sau hợp nhất đẩy mạnh các hoạt động liên kết hệ thống, dữ liệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và đầu tư tài sản cố định.
Chi phí dự phòng được tính toán dựa trên giả định ngân hàng sau hợp nhất đã thực hiện tốt việc xử lý nợ và giữ được mục tiêu tỷ lệ dự phòng luỹ kế/tổng dư nợ khoảng 2%.
Mức lợi nhuận dự kiến cho các năm 2013, 2014, 2015, 2016 mang lại các tỷ lệ ROE, ROA tương đối khả quan (ROE lần lượt là 13%, 18%, 25% và ROA lần lượt là 1%, 1,2%, 1,3%, 1,4%).
3.1.2.3. Kế hoạch kinh doanh sau hợp nhất:
- Tầm nhìn của ngân hàng hợp nhất: trở thành một tập đoàn tài chính hàng