3.3. Một số kiến nghị
3.3.2. Đối với Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho nghiệp vụ ngân hàng:
Nhằm hạn chế rủi ro với các TCTD, Nhà nước cần có một hệ thống pháp lý đủ mạnh, cho phép cưỡng chế thực hiện hợp đồng tài chính, thu hồi vốn vay và phát mại tài sản thế chấp. Ngoài ra, Nhà nước cần phải có một bộ máy hành chính đủ năng lực cưỡng chế, thi hành luật. Để làm được điều đó, khuôn khổ pháp lý phải bao gồm các luật thích hợp về doanh nghiệp, phá sản, hợp đồng, sở hữu; hệ thống tòa án phải công bằng và hiểu biết về các giao dịch tài chính để có thể cưỡng chế thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh tế một cách công bằng và nhanh chóng. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ, ngân hàng. Giải quyết nợ đọng đi cùng với tăng cường những định chế pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ của người đi vay và bảo vệ quyền thu nợ hợp pháp của người cho vay.
Ngoài ra, Nhà nước cần khẩn trương bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi TCTD nói chung và các TCTD phi ngân hàng nói riêng hoạt động tại Việt Nam, tiến tới hình thành hệ thống TCTD cạnh tranh lành mạnh. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong dài hạn, TCTD phản ứng linh hoạt trước những thay đổi trong môi trường kinh tế.
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo NHNN khẩn trương xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật các TCTD năm 2010 đối với các công ty tài chính theo quy định tại Điều 108 Luật các TCTD năm 2010 trình Chính phủ phê duyệt và ban hành.
- Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/7/2013 với nhiều kỳ vọng trong việc xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD. VAMC là công ty đặc thù thành lập để xử lý yêu cầu đặc biệt của ngân hàng trong thời gian nhất định. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của VAMC đối với các doanh nghiệp thông thường khác. Hầu hết các nước xử lý nợ xấu đều sử
thể thực hiện được sự nghiệp của nó. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu ở nước ta không đơn giản vì hệ thống quy định liên quan đến xử lý tranh chấp vô cùng phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí. Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho rằng: “quy trình mua bán tài sản và thế chấp pháp luật, trong đó có các quy định thực thi quyền chủ nợ hiện nay là vướng mắc lớn nhất”. Đến nay, Thông tư quan trọng để VAMC hoạt động vẫn chưa được thông báo ban hành. Ngày 23/7/2013, Bộ tài chính mới đưa ra Dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với VAMC. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cho các hoạt động mua, bán nợ, xử lý tài sản thế chấp đòi hỏi phải có sự thay đổi một số các quy định pháp luật lại không thuộc quyền Bộ tài chính, thậm chí phải cần đến Quốc hội.
Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ tài chính cần nhanh chóng ban hành thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với VAMC để công ty nhanh chóng đi vào hoạt động góp phần giảm thiểu nợ xấu cho các TCTD. Việc xử lý TSĐB, những vấn đề liên quan đến Luật dân sự, hệ thống văn bản pháp lý....vượt ngoài khả năng VAMC cần được nghiên cứu, phối hợp, bổ sung hoàn thiện trong thời gian tới.
- Chính phủ cần xây dựng và ban hành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng:
Hiê ̣n nay , văn bản pháp quy cao nhất điều chỉnh hoa ̣t đô ̣ng của các TCTD đó là Luâ ̣t NHNN và Luâ ̣t các TCTD . Hai Bô ̣ Luâ ̣t này đã ta ̣o môi trường pháp lý cho các TCTD thực hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh . Tuy nhiên hiê ̣n ta ̣i cũng đã bô ̣c lô ̣ những nô ̣i dung cần sửa đổi , bổ sung cho phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Ngân hàng, đă ̣c biê ̣t là chưa theo kịp các chuẩn mực , thông lê ̣ tốt của thế giới trong lĩnh vực ngân hàng. Do vâ ̣y viê ̣c xây dựng và hoàn thiê ̣n hành lang pháp lý, khuôn khổ pháp lý đồng bộ và minh bạch là rất quan trọng giúp các Ngân hàng có môi trường kinh doanh ổn đi ̣nh trong sự bảo vê ̣ của hành lang pháp lý và góp phần ha ̣n chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong đó có rủi ro tín dụng.
Hiện nay vẫn còn khoảng cách về khả năng cạnh tranh giữa các NHTM Nhà nước và các ngân hàng TMCP. Các NHTM Nhà nước thường nhận được sự hậu thuẫn lớn từ Chính phủ về nhiều mặt, đặc biệt là về vốn, mạng lưới chi nhánh, PGD rộng khắp cả nước. Trong khi đó, vốn tự có của các NHTMCP thường nhỏ hơn so với các NHTM Nhà nước, mạng lưới chi nhánh, PGD chưa thể cạnh tranh với các NHTM Nhà nước. Vì vậy, thường phải huy động vốn từ dân cư với lãi suất cao dẫn tới lãi suất cho vay cao, ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng. Để khắc phục thực trạng này, Chính phủ cần:
+ Nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước;
+ Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh…..
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước thử thách lớn, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, nợ tồn đọng còn nhiều, sản xuất kinh doanh cầm chừng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nói chung của các tổ chức kinh tế trong đó có cả các TCTD và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh của TCTD nói chung thì hoạt động chính là hoạt động tín dụng, hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của PVFC. Để vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn và hoạt động kinh doanh có hiệu quả, PVFC đã có những chính sách quản trị RRTD nhằm hạn chế RRTD và RRTD ở mức độ thấp nhất. Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại PVFC vẫn tăng qua những năm qua. Vì vậy để đạt được kết quả tốt hơn nữa trong công tác quản trị RRTD, PVFC cần phải tích cực hơn nữa thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường quản trị RRTD, khắc phục nhanh chóng những hạn chế để tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản trị RRTD, giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu, nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi đúng hạn.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã trình bày được những vấn đề sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của TCTD, phương pháp lượng hóa và đánh giá RRTD, phương pháp quản trị RRTD.
- Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động quản trị RRTD của PVFC. Từ đó, nêu những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, đưa ra môt số gợi ý, giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD tại PVFC.
Các gợi ý, giải pháp đề xuất trong luận văn dựa trên cơ sở lý luận cũng như tính thực tiễn trong hoạt động quản trị RRTD tại PVFC và thông qua việc tham khảo những tài liệu, tạp chí liên quan đến hoạt động quản trị RRTD của TCTD. Tuy
nhiên, do còn hạn chế về trình độ và thời gian nên luận văn không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Qúy thầy, cô và bạn đọc để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ kế hoạch và đầu tư (2013), Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Công ty CP in Công đoàn Việt Nam, Hà Nội.
2. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 3. Federic, S.M.(1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
4. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thúy Hà (2013), Nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel II tại
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc
sỹ kinh tế, Trường Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 về chế độ báo cáo của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 24/5/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, Hà Nội.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, tài liệu lưu hành nô ̣i bô ̣, Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
13. PVFC (2007), Quyết định số 6666/QĐ- TCDK-QLRR về việc ban hành quy định xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Công ty tài chính Dầu khí, Hà Nội.
14. PVFC (2007, 2008, 2009), hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ tín dụng tại PVFC, Hà Nội.
15. PVFC (2009), Quyết định số 6212/QĐ-TCDK-HĐQT về việc ban hành chính
sách quản lý RRTD của PVFC, Hà Nội.
16. PVFC (2009), Quyết định số 8250/QĐ-TCDK-TCNS&TL về việc thành lập Ban Kiểm toán nội bộ, Hà Nội.
17. PVFC (2010), Quyết định số 140/QĐ- TCDK-QTRR về việc ban hành quy chế Quản lý tài sản nợ- tài sản có của Tổng Công ty tài chính CP Dầu khí Việt Nam, Hà Nội.
18. PVFC (2010), Quyết định số 7762/QĐ- TCDK-QTRR về việc ban hành quy định
nhóm khách hàng liên quan tại Tổng Công ty tài chính CP Dầu khí Việt Nam, Hà
Nội.
19. PVFC (2010,2011,2012), Bảng cân đối tài khoản , Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012, Hà Nội.
20. PVFC (2011, 2012, 2013), Báo cáo đánh giá độc lập về hệ thống kiểm soát nội bộ và tổng kết hoạt động kiểm toán nội bộ PVFC 2010, 2011, 2012, Hà Nội.
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các TCTD 2010 số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, Hà Nội.
22. Nguyễn Đình Thiện (2013), “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long: Thấy gì qua quản lý rủi ro tín dụng”, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo tháng 8/2013, Công ty cổ phần in Công Đoàn Việt Nam, Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
25. Lê Thùy Vân, Trần Quỳnh Hoa (2013), “Triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 và những tác động đến Việt Nam”, Tạp chí tài chính số 1-2013, Hà Nội.
26.Trần Minh Xuân (2008), Quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng.
Website: 26. http://www.gso.gov.vn 27. http://www.nld.com.vn 28. http://www.kienthuc.net.vn 29. http://www.phapluattp.vn 30. http://www.pvfc.com.vn 31. http://www.sbv.gov.vn 32. http://www.suckhoedoisong.vn