Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 117 - 121)

3.2. Giải pháp tăng cường quản trị RRTD tại PVFC

3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ

3.2.4.1. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng và chất lượng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản trị RRTD

- Chất lượng thông tin là yếu tố quan trọng nhất trong việc thẩm định vì thông tin tại thị trường Việt Nam nhiều chiều và không đồng nhất. Để khai thác sử dụng

sau đây:

+Thu thập thông tin về khách hàng: Trong hoạt động tín dụng, nhiệm vụ này đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin khách hàng thường thông qua các báo cáo của khách hàng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ những TCTD mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, CIC, Trung tâm thông tin của NHTM (TPR), từ phản ánh của cán bộ, công nhân viên...

+ Thu thập thông tin về thị trường: Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với PVFC cho dù là quan hệ lâu dài nhưng khi xem xét một khoản cấp tín dụng mới thì bên cạnh việc khai thác thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩm khách hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo...

+ Phân tích xử lý thông tin: Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, bộ phận tín dụng phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ của vốn vay. Trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

+ PVFC cần thiết lập hệ thống chia sẻ thông tin phản hồi về sản phẩm từ khách hàng và xây dựng các tình huống Stress Test đối với các sản phẩm mới khi đưa ra thị trường.

+ PVFC cần tập trung thực hiện Stress Test trong tín dụng vì đây là một trong những hoạt động kinh doanh chính của PVFC.

+ Thực hiện chế độ cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật cho Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ; những kết quả cảnh báo rủi ro sớm của Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ cần được HĐQT và Tổng giám đốc tiếp nhận và xử lý đầy đủ để đảm bảo an toàn vốn.

+ Xây dựng hệ thống thông tin để có cơ chế phản ứng rõ ràng về việc dự báo các tình huống căng thẳng, diễn biến bất thường và các kế hoạch dự phòng phản ứng của tất cả các bộ phận có liên quan đến tín dụng.

- Về chất lượng hệ thống công nghệ thông tin:

+ Một số phần mềm như (xếp hạng tín dụng nội bộ, phần mềm báo cáo theo Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 8/10/2010 thông tư quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) tại PVFC đã có hợp đồng bảo trì , hỗ trợ với nhà cung cấp dịch vụ nhưng chưa thực hiện. Vì vậy, PVFC cần đôn đốc các nhà cung cấp nhanh chóng, kịp thời khắc phục các lỗi phát sinh, hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật thay đổi và hướng dẫn, đào tạo cán bộ của PVFC.

+ Ban Công nghệ thông tin nên là đơn vị chủ trì để quản lý các hợp đồng bảo trì, hỗ trợ cho các phần mềm nghiệp vụ thay vì các đơn vị sử dụng như hiện nay. Giám sát chặt chẽ và quản lý việc hỗ trợ, chỉnh sửa, xâm nhập vào các hệ thống phần mềm của các bên thứ ba. Đảm bảo việc ổn định, an toàn của phần mềm, bảo mật thông tin của cơ sở dữ liệu. Đối với những phần mềm không thuê bảo trì, hỗ trợ từ nhà cung cấp, cần xây dựng quy trình hỗ trợ, bảo trì và phát triển cho các phần mềm.

+ Ban Core và Ban Công nghệ thông tin PVFC cần thực hiện kiểm tra, rà soát thường xuyên nhằm tránh các tài khoản vẫn tồn tại mà không sử dụng hoặc không đổi mật khẩu theo thời gian yêu cầu (6 tháng). Định kỳ rà soát phân quyền người dùng đảm bảo các tài khoản được phân quyền đúng chức năng, nhiệm vụ, Thực hiện tuyên truyền, cảnh báo với người dùng về việc bảo mật tài khoản, tuyệt đối không cho mượn hoặc dùng chung.

+ Đối với một số báo cáo tương đối phức tạp về kỹ thuật tính toán cũng như dữ liệu cần sử dụng, PVFC cần tính đến việc thuê đơn vị tư vấn giàu kinh nghiệm khi triển khai trong dài hạn để đảm bảo tính đầy đủ và kịp thời của báo cáo (ví dụ:

tổng hợp và đánh giá phân tích theo dõi lợi nhuận sau cho vay để đưa ra quyết định về giá, …)

+ Hệ thống phần mềm vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện để tự động hóa toàn bộ hệ thống báo cáo phục vụ công tác quản lý. Trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi mô hình hoạt động ngân hàng thương mại, hệ thống Core banking và các phần mềm khác cần được triển khai để đảm bảo các báo cáo của PVFC được thực hiện tự động hóa với độ chính xác cao hơn phục vụ được đầy đủ các yêu cầu về thông tin cập nhật, kịp thời, đầy đủ, chính xác để phục vụ cho quá trình điều hành, quản lý tại PVFC.

3.2.4.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng

Cán bộ làm công tác tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng khi thiết lập và làm các thủ tục ban đầu liên quan đến cấp tín dụng. Trong quá trình cấp tín dụng và sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng đóng vai trò đại diện cho TCTD liên hệ với khách hàng để quản lý khoản vốn vay mà TCTD đã cấp cho khách hàng, do đó trình độ của cán bộ tín dụng có tính chất quyết định đến chất lượng tín dụng, và ảnh hưởng tới RRTD. Cán bộ tín dụng có trình độ cao sẽ đánh giá được đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, từ đó sẽ đưa ra được những ý kiến chính xác. Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực của các cán bộ làm công tác tín dụng để cho quá trình thẩm định trước khi ra quyết định cho vay được chính xác hơn và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng hơn. PVFC cần mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ cũng như các kỹ năng mềm, tổ chức các buổi hội thảo để bàn luận các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn hoạt động tín dụng, tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm tín dụng,…

Phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng là một nhân tố quan trọng trong việc quản trị RRTD. Nếu cán bộ tín dụng không có phẩm chất đạo đức tốt, có ý đồ xấu muốn chiếm đoạt vốn của TCTD thì RRTD chắc chắn sẽ xảy ra. Vì vậy, PVFC cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng, để mọi người hiểu

và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, PVFC cần xây dựng chế tài xử phạt hợp lý đối với các trường hợp không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, ví dụ như thực hiện cảnh cáo trước phòng, trước toàn chi nhánh, giảm hệ số lương, hạ vị trí công tác,…

Ngoài ra, PVFC cần căn cứ vào kết quả công tác của cán bộ tín dụng để có chế độ đãi ngộ, đối xử công bằng. Để hạn chế RRTD cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. Bên cạnh đó, quy chế thi đua khen thưởng, nội quan lao động và quy chế kỷ luật lao động của PVFC cần được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ nhân viên Tổng công ty thông qua mạng nội bộ đảm bảo cán bộ nhân viên tiếp cận thuận tiện, dễ dàng, cơ chế đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật được thực hiện công bằng, minh bạch, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 117 - 121)