Kiến nghị với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 121 - 124)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với NHNN Việt Nam

- Khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng theo khoản 2 Điều 108 Luật TCTD 2010 “Chính phủ quy định cụ thể điều kiện để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều này”

Theo khoản 1, Điều 108 Luật các TCTD:

“1. Công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây:

a) Nhận tiền gửi của tổ chức;

b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;

c) Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

d) Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng; đ) Bảo lãnh ngân hàng;

e) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác; g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận”

Theo đó hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và chủ yếu của công ty tài chính, vì vậy NHNN cần khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn hoạt động của Công ty tài chính để các công ty tài chính có cơ sở pháp lý theo Luật TCTC 2010 và nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định.

- Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty tài chính để hướng dẫn các công ty tài chính hoạt động kinh doanh theo đúng quy định, có biện pháp xử lý kịp thời đối với các vi phạm.

- Kiến nghị NHNN khẩn trương có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xây dựng và trình Chính phủ phương án xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, trong đó đặc biệt lưu ý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhằm tạo sự lan tỏa rộng rãi giảm nợ xấu khi thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ 1/6/2014.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các TCTD thực hiện các chế tài của Nhà nước nhằm an toàn hoá hoạt động tín dụng:

+ NHNN cần nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến an toàn tín dụng theo Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng 2010.

+ Dựa trên các thiết chế của Nhà nước, NHNN phải có những quy định bắt buộc các TCTD phải đăng ký tài sản thế chấp, chấp hành quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng, quy định mới về đảm bảo an toàn nhằm góp phần giúp các

ngân hàng kiểm soát RRTD một cách tốt hơn

+ NHNN cũng cần chú trọng chủ động sự tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành như Bộ tài chính, Bộ Công an, Bộ Tư Pháp,…trong việc ban hành các định chế phù hợp nhất đối với việc thực hiện biện pháp xử lý nợ tồn đọng và trích lập dự phòng rủi ro, qua đó tạo dựng khung pháp lý đồng bộ và có hiệu lực cao cho hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.

+ NHNN chú trọng đôn đốc và giám sát việc triển khai các chương trình xử lý nợ tồn đọng và tái cơ cấu các TCTD như theo kế hoạch đã đề ra.

- Ban hành Quy chế quản tri ̣ rủi ro tối thiểu cho các TCTD

RRTD cũng như các loại rủi r o khác có thể gây ra những hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng đối với các TCTD , đe do ̣a sự an toàn hê ̣ thống ngân hàng của mỗi quốc gia. Với chức năng quản tri ̣ nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh tiền tê ̣, ngân hàng, chịu trách nhiệm duy trì sự an toàn hê ̣ thống , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền , NHNN Viê ̣t Nam cần nhanh chóng ban hành Quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị nói chung và quản lý rủi ro nói riêng áp dụng đối với các TCTD, bao gồm hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ; hệ thống quản lý tài sản nợ/tài sản có và hệ thống quản trị các loại rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng. Quy chế này sẽ là văn bản pháp lý buộc các TCTD phải quan tâm đến công tác quản trị rủi ro, là cơ sở cho các TCTD ban hành chính sách quản tri ̣ rủi ro cho TCTD mình và cũng là căn cứ cho viê ̣c thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng.

Đối với quản trị rủi ro tín dụng cần quy định các nội dung chủ yếu sau: (i) Quy đi ̣nh trách nhiê ̣m của HĐTV , Ban điều hành , (ii) Quy đi ̣nh về chính sách, thủ tục, hạn mức, (iii) Quy đi ̣nh về hoa ̣t đô ̣ng kiểm soát , kiểm toán nô ̣i bô ̣ và (iv) quy đi ̣nh về hê ̣ thống thông tin quản lý.

- Điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ:

Chính sách tiền tệ bám sát mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và bảo đảm an toàn hệ

đạt được mục tiêu đó, NHNN cần điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, kết hợp hài hoà, linh hoạt giữa điều hành tỷ giá và lãi suất; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để đảm bảo nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; nâng cao hiệu quả công tác thống kê, dự báo, phản ứng kịp thời trước những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; đảm bảo tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng.

- Tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát: Cơ quan thanh tra, giám sát cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, đi đôi với việc củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ. Ban hành Sổ tay thanh tra , quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro làm cơ sở cho các thanh tra viên thực hiê ̣n và đánh giá công tác quản tri ̣ rủi ro của các TCTD, trong đó có rủi ro tín dụng . Cần nhanh chóng chuyển đổi từ p hương thức thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Triển khai Đề án giám sát từ xa (giám sát vi mô và giám sát vĩ mô), bao gồm nhận dạng - đo lường - quản lý - xử lý rủi ro trong lĩnh vực hoạt động của từng TCTD, toàn bộ hệ thống các TCTD và thị trường tiền tệ nhằm phát hiện sớm, chính xác rủi ro để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng để trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát, đồng thời nâng vai trò, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng tài chính, tiền tệ quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động ngân hàng: Hoạt động này nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, đồng thời, tạo thêm kênh giám sát của xã hội đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 121 - 124)