MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Thực trạng về chiến lược chiêu thị cho sản phẩm sữa đậunành fami của công ty sữa đậu nành việt nam – vinasoy (Trang 46 - 50)

3.2.1. Môi trường vĩ mô

Yếu tố chính trị

- Nghị định số 3399/QĐ-BCT, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, chủ động hội nhập với khu vực.

- Bên cạnh đó chính trị Việt Nam đang trong giai đoạn ổn định phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho VinaSoy tập trung phát triển sản xuất.

Yếu tố kinh tế

- Lạm phát: Theo báo cáo của Bộ Tài chính – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, mặt bằng giá cả thị trường trong 10 tháng năm 2021 cơ bản nằm trong kịch bản điều hành giá đã đề ra ngay từ đầu năm. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, CPI tháng 10/2021 ước giảm 0,1% – 0,15%, bình quân 10 tháng tăng 1,81% - 1,83% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản 10 tháng ước tăng 0,82% - 0,86%. Từ đầu năm đến nay, mặt bằng giá cả thị trường tăng/giảm đan xen, một số mặt hàng có mức tăng cao do chịu tác động từ các yếu tố và giá thế giới theo Vân Thanh (2021).

- GDP: Ngày 29/9, theo Tổng cục Thống kê (2021) họp báo công bố tình hình kinh tế – xã hội. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là

mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay do ảnh hưởng của Covid-19.

Yếu tố công nghệ

- Công nghệ sản xuất: Với tốc độ công nghệ phát triển vượt bậc, góp phần hỗ trợ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm giá thành trong các khâu sản xuất. Riêng tại các trang trại đậu nành, kĩ thuật nuôi trồng theo công nghệ mới cũng được áp dụng, nguồn cung được đảm bảo về cả số lượng và cả chất lượng.

- Công nghệ thông tin – truyền thông: Ngành công nghệ thông tin và truyền thông phát triển với tốc độ cao, liên tục tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Internet đang trong giai đoạn bùng nổ và phổ cập đến tất cả mọi người. Đây là những tín hiệu rất tích cực trong công tác quản lí cũng như marketing cho doanh nghiệp.

Yếu tố tự nhiên

Khí hậu: Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, nhìn chung thích hợp cho việc phát triển trồng cây đậu nành, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. Khí hậu nóng ẩm cũng tạo bất lợi cho công tác bảo quản trong quá trình dự trữ và vận chuyển sản phẩm.

Yếu tố văn hóa – xã hội

- Việt Nam đang nằm trong giai đoạn dân số vàng, theo DanSo (2021), với 98.487.118 người dân, mật độ dân số đông, mức tăng dân số hàng năm vào khoảng 1-2%. Điều này tạo ra nguồn nhân lực dồi dào cho doanh nghiệp đồng thời tạo ra thị trường tiêu thụ dồi dào cho sản phẩm của VinaSoy.

- Người người Việt có thói quen ưa chuộng những loại thực phẩm gần với tự nhiên, lành tính. Đó là cơ hội để phát triển những loại thức uống tự nhiên như sữa đậu nành. Tuy nhiên, một bộ phận lớn người Việt Nam chưa có thói quen uống sữa, đặc biệt đối với những vùng nông thôn và những người đã đến tuổi trưởng thành. Bên cạnh đó, sữa đậu nành nấu truyền thống vẫn được ưa chuộng hơn so với sữa đậu nành đóng hộp vẫn khá mới mẻ. Đây vừa là cơ

hội lớn để mở rộng thị phần, vừa là thách thức của VinaSoy để thay đổi thị hiếu người tiêu dùng với sữa đậu nành bao bì giấy.

3.2.2. Môi trường vi mô Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên thị trường sữa đậu nành, các sản phẩm sữa đậu nành của công ty Vinasoy có mức tiêu thụ lớn nhất. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa đậu nành của các thương hiệu khác cũng chiếm thị phần khá cao:

Bảng 3. 1: Đối thủ cạnh tranh của Vinasoy Đối thủ cạnh tranh Sản phẩm cạnh tranh Vinamilk Sữa đậu nành Vinamilk hạt óc chó Sữa đậu nành Vinamilk canxi ( có đường , không đường) Sữa đậu nành nha đam Sữa đậu nành Goldsoy giàu đạm Sữa đậu nành nguyên chất

Nutifood Sữa đậu nành Nuti canxi Sữa đậu nành Nuti nguyên chất Tribeco Trisoy Dutch Mill Soy Secretz (Gạo mầm, mè đen, bắp ngọt, collagen) Nguồn: Trần Thị Vi Anh (2020) Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Vinamilk, Nuti canxi (Nutifood) Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Trisoy (Tribeco), Soy Secretz collagen, Vitasoy, Homesoy, Soy Secretz (Dutch Mill),…

Nguồn cung ứng

Nguồn nguyên liệu chính của VinaSoy là đậu nành được trồng tại Tây Nguyên, chiếm đến 80-90%, 10 đến 20% còn lại là đậu nành nhập khẩu trực tiếp từ Canada. Tuy nhiên những năm gần đây nông dân đang ngày càng tỏ ra không mấy mặn mà với giống cây này. Nguyên nhân là do giống đậu nành địa phương ngày càng bị thoái hóa dẫn đến năng suất đậu nành thấp, chi phí trồng trọt khá cao do phương pháp thủ công, thô sơ dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Thách thức đặt ra cho VinaSoy là phải không ngừng nghiên

cứu tạo ra giống đậu nành mang nhiều phẩm chất quý, đảm bảo nguồn cung ổn định và lâu dài. Trong chiến lược dài hạn của công ty, Vinasoy đang tư mạnh mẽ vào công tác nghiên cứu đồng bộ nhằm ứng dụng công nghệ cao vào việc nâng cấp và tạo ra giống đậu nành giàu dinh dưỡng, năng suất cao với mục tiêu cùng người nông dân phát triển bền vững vùng nguyên liệu.

Khách hàng

Khách hàng trực tiếp giao dịch với VinaSoy chủ yếu là các khách hàng trung gian bao gồm nhà phân phối, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý của công ty và các hệ thống siêu thị. Điều này đặt ra vấn đề phải có hệ thống quản lý chặt chẽ. Hiện nay lượng khách hàng này đang dần ổn định và liên tục tăng lên. Đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối: VinaSoy định hướng Fami là dòng sản phẩm dành cho tất cả mọi người. Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng Việt ngày càng nhạy cảm và khó tính hơn, đặc biệt là đối với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng. Đồng thời người Việt Nam còn có xu hướng ưa chuộng những sản phẩm lành tính, gần với tự nhiên.

Một phần của tài liệu Thực trạng về chiến lược chiêu thị cho sản phẩm sữa đậunành fami của công ty sữa đậu nành việt nam – vinasoy (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)