1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp
1.2.6. Tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp
1.2.6.1. Nhóm tiêu chí trực tiếp
- Chất lƣợng quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cụm công nghiệp Tiêu chí này đƣợc thể hiện ở số lƣợng các CCN đi vào hoạt động phù hợp với thời gian dự kiến trong phê duyệt quy hoạch/ tổng CCN đƣợc quy hoạch.
- Hiệu quả xúc tiến, thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào cụm công nghiệp và công tác quản lý việc sử dụng đất đai
Tiêu chí này đƣợc thể hiện bằng tỷ lệ lấp đầy CCN: đƣợc tính bằng tỷ lệ giữa diện tích đất CCN đã cho các DN sản xuất và dịch vụ thuê trên tổng diện tích đất có khả năng cho thuê của CCN.
Chỉ số này cho phép đánh giá mức độ thành công về thu hút đầu tƣ của CCN và so sánh giữa các CCN trong việc khai thác, sử dụng đất đai. Một
CCN có tỷ lệ diện tích đƣợc lấp đầy 100% là CCN đã khai thác triệt để phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, không còn phần diện tích đất trống.
- Công tác thanh, kiểm tra hoạt động trong cụm công nghiệp
+ Phát hiện các vi phạm pháp luật về đầu tƣ, đất đai, môi trƣờng và các lĩnh vực liên quan trong các hoạt động của CCN , qua đó có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý.
+ Hoạt động kiểm tra có đƣợc thực hiện đầy đủ: định kỳ hoặc đột xuất hay không, có đánh giá và kiểm tra đúng thực trạng hoạt động tại các CCN và có hƣớng xử lý vi phạm phù hợp,kịp thời, theo quy định của pháp luật hay không.
1.2.6.2. Nhóm tiêu chí gián tiếp
- Số lƣợng doanh nghiệp, vốn đầu tƣ, doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp: Mục tiêu chính của thành lập CCN là tạo điều kiện cho các DN hoạt động, tăng trƣởng, từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phƣơng và quốc gia đầu tƣ..
- Số lao động, công ăn việc làm tạo ra bởi các cụm công nghiệp: Một trong các mục tiêu chính của CCN là tạo đƣợc nhiều việc làm ổn định có kĩ thuật chuyên môn cho lao động địa phƣơng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập, mức sống cho ngƣời dân và an sinh xã hội của địa phƣơng. Ảnh hƣởng của CCN đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phƣơng.
- Bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp: Tiêu chí này đƣợc tính bằng tỉ lệ giữa số DN có xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu /tổng số DN hoạt động trong CCN.
1.2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp
1.2.7.1. Chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của nhà nước đối với phát triển các cụm công nghiệp
Chính sách phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phƣơng, vùng, lãnh thổ, loại hình doanh nghiệp… đều tác động đến mục tiêu, nội dung và phƣơng thức QLNN đối với CCN. Chế độ, chính sách chung của nhà nƣớc rõ ràng, minh bạch có độ nhất quán và ổn định cao thì tạo cơ sở pháp lý cho quản lý hiệu quả của nhà nƣớc đối với CCN. Ngƣợc lại, chế độ, chính sách chung của nhà nƣớc thiếu minh bạch, không rõ ràng, thiếu tính nhất quán có thể cản trở các cơ quan nhà nƣớc thực hiện quản lý có kết quả các CCN. Thậm chí, nếu chính sách phát triển kinh tế của nhà nƣớc có sai lầm thì QLNN dễ trở thành lực cản sự phát triển của các CCN.
1.2.7.2. Tổ chức bộ máy tổ chức quản lý nhà nước và năng lực cán bộ quản lý nhà nước đối với phát triển các cụm công nghiệp
Các CCN thƣờng gắn liền với việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phƣơng. Chính vì thế, năng lực, trình độ và nhãn quan của cấp chính quyền địa phƣơng ảnh hƣởng rất lớn đến QLNN đối với CCN.
- Ảnh hƣởng của trình độ ban hành chính sách đối với CCN của cấp tỉnh Khía cạnh ảnh hƣởng ở đây là năng lực chủ trì xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển các CCN trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nƣớc. Mặc dù quy hoạch CCN ở địa phƣơng phải phù hợp với quy hoạch chung của vùng và cả nƣớc, nhƣng nội dung và chất lƣợng quy hoạch CCN của từng địa phƣơng phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm, tầm nhìn và quyết tâm chỉ đạo của chính quyền cấp tỉnh. Thực tế cho thấy, chính quyền địa phƣơng nào sáng suốt và có tầm nhìn đúng đắn, có năng lực chỉ đạo hiệu quả thì QLNN ở
địa phƣơng đó cùng chiều với phát triển CCN. Ngƣợc lại, chính quyền địa phƣơng thiếu năng lực, không có tầm nhìn đúng, thiếu năng động thì QLNN trở thành yếu tố cản trở sự phát triển của CCN.
- Ảnh hƣởng của trình độ tổ chức thực hiện chính sách đối với CCN của cấp tỉnh.
Đó là ảnh hƣởng của năng lực tài chính và sự chỉ đạo của cấp tỉnh đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh trong tổ chức xây dựng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Địa phƣơng nào có tiềm lực tài chính mạnh và có quyết tâm phát triển CCN thì thƣờng ƣu tiên đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng CCN nhằm tạo điều kiện cho CCN phát triển, do đó QLNN đối với CCN của các ban ngành cũng thông thoáng hơn. Ngƣợc lại, các địa phƣơng nghèo, cấp tỉnh thiếu quan tâm đến CCN thì quản lý của các ban ngành thƣờng chặt chẽ và ít nhiều gây khó khăn cho CCN.
- Ảnh hƣởng của trình độ kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với CCN của cấp tỉnh.
Đó là năng lực của cấp tỉnh trong việc ban hành và giám sát thực hiện quy chế phối hợp giữa Ban quản lý CCN với các sở ban ngành quyết định chất lƣợng QLNN đối với CCN. Nếu việc phối hợp không tốt thì sẽ giảm hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với CCN. Ngƣợc lại, quy chế phối hợp rõ ràng, hiệu lực phối hợp cao, tiến độ phối hợp nhịp nhàng sẽ làm cho QLNN thích ứng nhanh với CCN và hiệu quả cao hơn.
Năng lực cấp tỉnh còn ảnh hƣởng đến QLNN đối với CCN ở khía cạnh chỉ đạo thực hiện về xây dựng, lao động, bảo vệ môi trƣờng, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự trong CCN…Tỉnh chính là cấp tổ chức và phối hợp các cơ sở đào tạo nghề tại địa phƣơng để đáp ứng nhu cầu cho CCN. Tỉnh cũng tiến hành kiểm tra giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong thẩm quyền và thực hiện các nghĩa vụ của nhà nƣớc đối với các chủ đầu tƣ và ngƣời lao động trong
CCN… Chính vì thế, sự quan tâm và năng lực giải quyết các vấn đề này của cấp tỉnh ảnh hƣởng sâu sắc đến chất lƣợng và kết quả QLNN đối với CCN.
1.2.7.3. Ý thức tuân thủ luật pháp, chính sách của các nhà đầu tư trong cụm công nghiệp
Bên cạnh các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp luật, chính sách của nhà nƣớc trong việc đầu tƣ trong các cụm công nghiệp thì còn không ít các nhà đầu tƣ chƣa tuân thủ các quy định này.
Nhiều nhà đầu tƣ đƣợc cấp phép đầu tƣ vào cụm công nghiệp nhƣng quá trình đầu tƣ xây dựng kéo dài, đầu tƣ không đúng với cam kết ban đầu, xây dựng các hạng mục công trình không đúng với thiết kế đã đƣợc cấp phép.
Đối với các nhà đầu tƣ đang sản xuất trong cụm công nghiệp thì có tình trạng sử dụng đất không đúng với mục đích đƣợc cấp phép ban đầu, sản xuất các mặt hàng không có trong dự án đầu tƣ, trong quá trình sản xuất không xử lý rác thải, nƣớc thải gây mất vệ sinh cho môi trƣờng chung.