4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với cụm công
4.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về lập quy hoạch phát triển cụm
biện pháp nhƣ cho vay với lãi suất thấp hơn, thời gian vay, thời hạn gia hạn dài hơn.
- Tiếp tục hoàn thiện các chính sách về tài chính, đất đai, các chính sách hỗ trợ nhà đầu tƣ vào đầu tƣ trong CCN
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế QLNN đối với CCN, theo hƣớng có sự phân cấp, phân công, phân nhiệm rõ ràng trách nhiệm quản lý CCN giữa cơ quan Nhà nƣớc ở Trung ƣơng với cơ quan Nhà nƣớc ở địa phƣơng. Đồng thời, có cơ chế nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan QLNN đối với CCN ở Trung ƣơng và địa phƣơng.
4.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về lập quy hoạch phát triển cụm công nghiệp nghiệp
Công tác quy hoạch của địa phƣơng cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bảo đảm kết nối trong tổng thể kinh tế phát triển của cả nƣớc.
Để quản lý nhà nƣớc các CCN trên địa bàn Hải Dƣơng có hiệu quả, việc quản lý nhà nƣớc các CCN phải tính đến lợi thế so sánh của Hải Dƣơng với các địa phƣơng trong vùng và của cả nƣớc, trƣớc hết là các địa phƣơng lân cận nhƣ Bắc Ninh, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội để tạo nên thế mạnh, gắn với nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật-xã hội trong và ngoài hàng rào CCN, quy hoạch ngành, nghề đầu tƣ vào CCN, phƣơng án bảo vệ môi trƣờng, xử lý chất thải,... là những vấn đề rất quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế hiệu quả của việc phát triển CCN, thậm chí còn gây ảnh hƣởng và để lại hậu quả về lâu dài.
CCN phải là nơi tập trung thu hút các nhà đầu tƣ có ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo đúng định hƣớng, phát huy đƣợc lợi thế so sánh của
tỉnh. Trƣớc đây mục đích đầu tiên của việc thành lập CCN là để tận dụng lực lƣợng lao động dồi dào và giá rẻ, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp để lấp đầy CCN. Với hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển, trong quá trình thu hút và lựa chọn các nhà đầu tƣ, Hải Dƣơng cần chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu đầu tƣ cho từng CCN, lựa chọn và định hƣớng các nhà đầu tƣ phát triển các loại hình sản xuất công nghiệp có trình độ công nghệ cao, hàm lƣợng khoa học kỹ thuật lớn, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu có thể đủ sức cạnh tranh với thị trƣờng khu vực và thế giới theo hƣớng:
- Không chỉ quy hoạch CCN sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao động phổ thông để giải quyết nhu cầu việc làm nhƣ trƣớc đây mà nên xây dựng CCN thu hút các dự án sử dụng nhiều vốn và áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.
- Không lựa chọn những dự án sản xuất có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng mà chỉ lựa chọn những dự án công nghiệp sạch, thân thiện với môi trƣờng;
- Quy hoạch một số CCN thành CCN chuyên ngành. Quy hoạch các CCN phụ trợ chuyên cung cấp nguyên liệu, vật tƣ, bán thành phẩm,... ở những vùng có điều kiện hạ tầng yếu kém, thuộc vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, bán sơn địa, vùng chậm phát triển kinh tế nhằm tạo điều kiện nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng, tăng thu ngân sách địa phƣơng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
Các cơ quan chức năng của Hải Dƣơng cần phải thực hiện tốt quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào CCN đồng bộ với việc triển khai quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào và kế hoạch thực thi quy hoạch đó. Quy hoạch các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào CCN phải đáp ứng yêu cầu phát triển trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài cũng
nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và tốc độ đô thị hóa của Hải Dƣơng.