3.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
3.3.1. Hệ thống tổchức bộ máy quản lý nhà nước đối với CCN
UBND tỉnh
Sơ đồ 3.1. Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
(Nguồn: tác giả tổng hợp) UBND các huyện, thị xã, thành phố Các Sở, ngành chức năng Phòng Kinh tế Hạ tầng
Trung tâm phát triển CCN Doanh nghiệp
UBND tỉnh Hải Dƣơng có trách nhiệm quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp trên địa bàn gồm:
- Lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn; quyết định sử dụng vốn ngân sách địa phƣơng hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.
- Ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.
- Chỉ đạo các ngành, các cấp thuộc tỉnh kịp thời hỗ trợ các nhà đầu tƣ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cƣ, giao thông, cấp điện, cấp thoát nƣớc, bƣu chính viễn thông, nhà ở công nhân.
- Ban hành Quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với cụm công nghiệp.
- Xây dựng các chƣơng trình phối hợp, liên kết với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng liên quan để thu hút đầu tƣ phát triển các cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ.
- Thống kê, đánh giá định kỳ về tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn, báo cáo Bộ Công Thƣơng; khen thƣởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xây dựng, phát triển cụm công nghiệp.
Sở Công Thƣơng Hải Dƣơng là cơ quan đầu mối tham mƣu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối với các CCN trên địa bàn; chủ trì xây dựng và bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển CCN trình UBND tỉnh phê duyệt; thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng CCN; tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và các dự án đầu tƣ xây dựng công trình trong CCN theo thẩm quyền; đề xuất và thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến phát triển CCN;
tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình hoạt động của các CCN trên địa bàn; quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong CCN theo thẩm quyền.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương: Chủ trì tham mƣu, đề xuất với UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hỗ trợ đầu tƣ xây dựng công trình hạ tầng CCN; Chủ trì thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng CCN thuộc thẩm quyền trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định; Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép khác thuộc thẩm quyền; tham mƣu cho UBND tỉnh cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy chứng nhận đầu tƣ trong CCN; Chủ trì giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tƣ các dự án đƣợc chấp thuận vào CCN.
Sở Xây dựng Hải Dương: Chủ trì thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng CCN; hƣớng dẫn tổ chức thực hiện quy hoạch chi tiết, dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng CCN thuộc thẩm quyền; Tham gia ý kiến thiết kế cơ sở dự án đầu tƣ hạ tầng CCN; Cấp phép xây dựng cho các công trình đầu tƣ xây dựng trong CCN theo thẩm quyền; Chủ trì thanh tra, kiểm tra về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng trong CCN thuộc thẩm quyền;
Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương: Chủ trì thẩm định nhu cầu sử dụng đất, giá đất; hƣớng dẫn và thẩm định việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất cho nhà đầu tƣ kinh doanh hạ tầng CCN, doanh nghiệp trong CCN thuộc thẩm quyền;Hƣớng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo quy định của pháp luật; Chủ trì hƣớng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, xem xét xác nhận cam kết bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật; hƣớng dẫn thu phí bảo vệ môi trƣờng; thanh tra, kiểm tra, hƣớng dẫn việc chấp hành quy định của pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong CCN.
Sở Tài chính Hải Dương: Tham mƣu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí xây dựng quy hoạch phát triển CCN, hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng CCN; Hƣớng dẫn cơ quan xây dựng quy hoạch thực hiện chế độ tài chính và quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành; Tham gia thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm phát triển CCN.
Sở Giao thông vận tải Hải Dương: Tham mƣu giúp UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải cấp phép đấu nối hạ tầng giao thông CCN với đƣờng quốc lộ; Chấp thuận vị trí đấu nối hạ tầng giao thông của CCN, sử dụng hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ đối với đƣờng tỉnh lộ; Cấp phép thi công đấu nối hạ tầng giao thông CCN, cấp phép thi công các công trình thiết yếu trong hành lang an toàn đƣờng bộ đối với các tuyến đƣờng thuộc thẩm quyền quản lý.
Sở Nội vụ Hải Dương: Chủ trì thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm phát triển CCN trình UBND tỉnh quyết định; Phối hợp với Sở Công Thƣơng tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý Nhà nƣớc về CCN.
Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương: Chủ trì tổ chức thẩm tra công nghệ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ của các dự án đầu tƣ vào CCN khi có yêu cầu.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương: Chủ trì, phối hợp hỗ trợ việc tuyển dụng lao động, giải quyết đình công, lãn công trong các CCN. Cấp phép cho lao động là ngƣời nƣớc ngoài vào làm việc trong CCN.
UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn gồm:
- Chỉ đạo Phòng Công Thƣơng (hoặc Phòng Kinh tế) trong việc thực hiện chức năng cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc về cụm công nghiệp;
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ… để nhanh chóng triển khai xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn;
- Chỉ đạo lập hồ sơ thành lập, mở rộng, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tƣ xây dựng và tổ chức triển khai đầu tƣ xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn sau khi đƣợc duyệt;
- Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn.