Định hƣớng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 73 - 75)

đến năm 2020

4.1.1. Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương

Khai thác, phát huy tốt lợi thế của tỉnh với vị trí nằm ở trung tâm của Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là vệ tinh không gian phát triển Vùng Thủ đô, có hạ tầng giao thông phát triển. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, từng bƣớc tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng phát triển nhanh các ngành có lợi thế, có giá trị gia tăng cao. Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Xây dựng Hải Dƣơng sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại.

Đến năm 2020, tỉnh phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể nhƣ sau: - Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng bình quân 8 – 8,5%/năm.

- Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 11%; Công nghiệp và xây dựng 56%; Dịch vụ 33%.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 55 triệu đồng.

4.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020 Dương đến năm 2020

4.1.2.1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch phát triển CCN phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025; phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2020 và phù hợp với các

quy hoạch khác nhƣ: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, đô thị, quy hoạch diện tích đất lúa đảm bảo an ninh lƣơng thực, quy hoạch điện, nƣớc, thông tin liên lạc… Phát triển CCN gắn với không gian công nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ, tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Không phát triển CCN ở khu vực đông dân cƣ, khu vực nội đô, gây ô nhiễm môi trƣờng và tắc nghẽn giao thông đô thị. Ƣu tiên phát triển CCN có ngành nghề có lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên, nguyên liệu của địa phƣơng.

- Tận dụng tối đa lợi thế về hạ tầng giao thông mới để phát triển CCN. Đối với những địa phƣơng không có hoặc không nhiều làng nghề thủ công, phƣơng án hình thành CCN theo hƣớng phát triển ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ.

4.1.2.2. Mục tiêu phát triển

- Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các CCN đã hình thành. Mở rộng một số CCN có điều kiện phát triển thuận lợi và thành lập mới một số CCN với diện tích tăng thêm khoảng 500 – 600 ha, phát triển tổng diện tích đất các CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 lên khoảng từ 1.900 đến 2.000 ha.

- Thu hút đầu tƣ phát triển các cơ sở sản xuất, dịch vụ vào CCN. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lấp đầy bình quân các CCN trên địa bàn tỉnh đạt trên 75%; thu hút thêm khoảng 4.000 – 5.000 tỷ đồng vốn đầu tƣ vào phát triển sản xuất tại CCN; tạo thêm việc làm mới cho 15 – 20 nghìn lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)