- Bộ Công Thƣơng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý CCN thay thế Quyết định số 105/2009/QĐ- TTg theo hƣớng khắc phục những tồn tại, hạn chế, phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động của CCN thời gian qua và định hƣớng phát triển tiếp theo để làm căn cứ pháp lý cho các địa phƣơng tổ chức triển khai thực hiện.
- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì xây dựng, ban hành Quy chế bảo vệ môi trƣờng CCN từ khâu quy hoạch, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đến hoạt động của các CCN; hƣớng dẫn quản lý việc thu gom, xử lý chất thải rắn và nƣớc thải trong trong CCN.
- Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất với Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ phát triển CCN nhƣ: ƣu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, phí bảo vệ môi trƣờng; ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, vay vốn tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật CCN và dự án đầu tƣ trong CCN.
- Bộ Xây dựng chủ trì hƣớng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng CCN, quản lý dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng CCN và dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh trong CCN, quản lý hoạt động cấp phép xây dựng các công trình trong CCN.
- Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thƣơng trong việc đề xuất mô hình đơn vị sự nghiệp làm chủ đầu tƣ kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN; hƣớng dẫn cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, biên chế và tiền lƣơng đối với công chức, viên chức của mô hình chủ đầu tƣ này.
KẾT LUẬN
Quản lý Nhà nƣớc đối với CCN ở tỉnh Hải Dƣơng là nhân tố quan trọng, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng nhƣ sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với các CCN, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc các CCN của Hải Dƣơng từ khi hình thành đến nay, nêu lên những thành quả đạt đƣợc, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
Công tác quản lý CCN đã đạt đƣợc một số thành tựu nhƣ: Công tác quy hoạch, thành lập, đầu tƣ xây dựng hạ tầng và quản lý hoạt động của CCN ngày càng đƣợc các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố nhận thức một cách đúng mức, tổ chức thực hiện theo trình tự, quy định của pháp luật, không còn việc phát triển CCN tự phát, thiếu quy hoạch.
Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhƣ: Chƣa xây dựng đƣợc cơ chế đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh hạ tầng CCN nên số CCN thu hút đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng rất hạn chế. Công tác quản lý, kiểm tra sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho các dự án rất hạn chế và thiếu cƣơng quyết trong việc xử lý vi phạm. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động trong CCN chƣa đƣợc thực hiện sát sao, đầy đủ. Tất cả các CCN đang hoạt động trên địa bàn đều chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc thải đã trở lên báo động và có ảnh hƣởng đến sản xuất, đời sống của các dân cƣ gần CCN.
Dựa vào những phân tích đó và căn cứ vào quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển các CCN của Hải Dƣơng đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các CCN của tỉnh Hải Dƣơng. Những giải pháp
tác xây dựng cơ chế, chính sách; Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về lập quy hoạch phát triển cụm công nghiệp; Hoàn thiện tổ chức quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ kết cấu hạ tầng và quản lý cung cấp, khai thác dịch vụ trong cụm công nghiệp; Xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát bảo vệ môi trƣờng trong các cụm công nghiệp; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về cụm công nghiệp; Nhà nƣớc thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với phát triển cụm công nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Cục Thống kê Hải Dƣơng, 2015. Số liệu kinh tế - xã hội chủ yếu (2010- 2015). Hà Nội: NXB Thống kê.
2. Lê Tuyển Cử, 2003. Những giải pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Nguyễn Ngọc Dũng, 2010. Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội. Luận án tiến sĩ, Trƣờng đại học Kinh tế quốc dân.
4. Trần Duy Đông, 2015. Một số vấn đề về chính sách phát triển KCN, KCX, KKT theo Luật Đầu tƣ 2014 và định hƣớng chính sách đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Tạp chí KCN Việt Nam, số tháng 7/2015. 5. Đỗ Thị Đông, 2010. Tổ chức lại Cụm công nghiệp dệt may nhằm tăng khả
năng xuất của ngành may xuất khẩu Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 154 (4/2010).
6. Phan Huy Đƣờng, 2015. Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Lê Thế Giới, 2009. Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 1, trang 30.
8. Lê Thế Giới, 2008. Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các KCN Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 4, trang 27.
9. Nguyễn Thị Hải Hà, 2012. Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng bền vững. Tạp chí công nghiệp, kỳ 1 tháng 8, trang 30.
10.Nguyễn Xuân Hinh, 2003. Quy hoạch xây dựng và phát triển KCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kiến trúc Hà Nội.
11.Đặng Hùng, 2006. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong KCN.
Tạp chí Bất động sản nhà đất Việt Nam.
12.Trần Ngọc Hƣng, 2004. Các giải pháp hoàn thiện và phát triển KCN ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học Thƣơng mại.
13.Nguyễn Văn Lƣơng, 2014. Quản lý sự phát triển các cụm công nghiệp tại Bắc Ninh. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
14.Vũ Hoàng Nam, 2014. Phát triển cụm công nghiệp làng nghề: Từ thực tiễn ở các nƣớc tới Việt Nam. Hội thảo khoa học phát triển cụm ngành công nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, tháng 12 năm 2014.
15.Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn, 2007. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
16.Nguyễn Văn Phú, 2008. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá địa bàn tỉnh Hải Dương. Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, HN.
17.Nguyễn Thị Xuân Thuý và Trƣơng Thị Nam Thắng, 2010. Hiệu ứng Canon và gợi ý chính sách phát triển Cụm công nghiệp tại Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thủ đô. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Tiếng Anh
18.Marshall, A., 1890. Principles of Economics. 8ème edition. 1997, Great minds series, Mac Millian, Londres 1890, 450 p.
19.Porter, M., 1998. Clusters and the new economics of competition. In: Harvard Business Review, Nov-Dec 1998. EUA. pp. 77-90.