Phƣơng pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực thanh tra của bộ y tế (Trang 52 - 54)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Trong Luận văn của mình, học viên đã sử dụng phƣơng pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động nâng cao chất lƣợng nhân lực thanh tra. Để hiểu đƣợc nâng cao chất lƣợng nhân lực thanh tra là gì, trƣớc tiên chúng ta cần phải hiểu đƣợc các khái niệm về nhân lực thanh tra, chất lƣợng nhân lực thanh tra, nâng cao chất lƣợng nhân lực thanh tra.

Phƣơng pháp phân tích không chỉ đƣợc học viên sử dụng triệt để trong Chƣơng 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn đƣợc học viên sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.

2.2.2. Phương pháp so sánh

So sánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một thao tác nghiên cứu đƣợc dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tƣợng nghiên cứu, và do đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tƣợng ấy. Có những ngành

khoa học nếu không vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tƣợng.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc học viên sử dụng khá triệt để trong Chƣơng 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng nâng cao chất lƣợng nhân lực thanh tra của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh về cơ cấu nhân lực thanh tra của Bộ Y tế theo độ tuổi, giới tính, trình độ đào tạo cũng giúp học giả có một cái nhìn toàn diện về chất lƣợng của nhân lực để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp hơn nhằm nâng cao chất lƣợng nhân lực thanh tra của Bộ Y tế.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp

Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau. Phƣơng pháp tổng hợp giúp học viên đƣa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình.

Các dữ liệu đƣợc tập hợp, thống kê lại để mô tả, so sánh và suy luận từ các dữ liệu của Báo cáo về nhân lực, hoạt động nâng cao chất lƣợng nhân lực thanh tra của Bộ Y tế. Tuy còn nhiều khó khăn về cả trình độ, thời gian và nguồn lực trong nghiên cứu và phân tích, nhƣng hy vọng các kết quả đạt đƣợc sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC THANH TRA CỦA BỘ Y TẾ

3.1. Khái quát về cơ quan thanh tra và đội ngũ nhân lực thanh tra của Bộ Y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực thanh tra của bộ y tế (Trang 52 - 54)