Đánhgiá nâng caochất lượng nhân lựcthanh tra qua các tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực thanh tra của bộ y tế (Trang 75 - 81)

3.2.1 .Cơ cấu nhân lựcthanh tracủa Bộ Y tế

3.2.3. Đánhgiá nâng caochất lượng nhân lựcthanh tra qua các tiêu chí

Học viên sử dụng các tiêu chí nâng cao về thể lực, trí lực, tâm lực, căn cứ vào sự thay đổi của các tiêu chí qua các năm để đánh giá hoạt động nâng cao chất lƣợng nhân lực thanh tra của Bộ Y tế.

3.2.3.1. Nâng cao về thể lực

Trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, Bộ Y tế đã 02 lần tổ chức khám sức khỏe tổng thể cho toàn bộ nhân viên trong cơ quan Bộ. Kết quả tổng hợp và phân loại sức khỏe của nhân lực thanh tra của Bộ Y tế nhƣ sau:

Bảng 3.7. Phân loại sức khỏe ngƣời lao động năm 2012, 2015

Đơn vị tính: Ngƣời Năm Tổng số ngƣời Loại sức khỏe I II III IV V Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 2012 53 3 5,7 16 30,2 9 16,6 14 26,5 11 20,6 2015 75 1 1,3 59 66,2 11 15,2 13 17,3 0 0 Chênh lệch 62 2 -4,4 43 36,0 2 -1,4 -1 -9,2 -11 -20,6

Ghi chú: Loại I: Sức khỏe tốt; Loại II: Sức khỏe khá; Loại III: Sức khỏe bình thƣờng; Loại IV: Sức khỏe kém; Loại V: Sức khỏe rất kém.

(Nguồn: Phòng Y tế, Văn phòng Bộ) Theo kết quả tại bảng trên cho ta thấy tình trạng sức khỏe nhân lực thanh tra của Bộ Y tế giai đoạn từ 2012 đến 2015 có giảm về số lƣợng ngƣời đạt sức khỏe loại I từ 5,7% xuống 1,3%; tuy nhiên số lƣợng ngƣời đạt sức khỏe loại II tăng từ 30,2% lên 66,2%; số lƣợng ngƣời đạt sức khỏe loại III, IV, V đến năm 2015 đều giảm so với năm 2012, đặc biệt đến năm 2015 không còn ngƣời đạt sức khỏe loại V là phân loại sức khỏe rất kém. Nhƣ vậy, nhìn chung tình hình sức khoẻ của nhân lực thanh tra y tế có khả quan hơn, tỷ lệ rất lớn là nhân lực có sức khoẻ loại II (loại khá) chiếm tới 66,2%; tuy nhiên trong những năm tới, Bộ Y tế cũng cần quan tâm hơn để

cải thiện hơn nữa tình hình sức khoẻ của nhân viên, tăng số lƣợng nhân viên có sức khoẻ loại tốt, thực hiện kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm cho nhân viên.

Bảng 3.8. Phân loại bệnh của nhân lực thanh tra khám sức khoẻ trong năm 2012, 2015 Đơn vị tính: Số ca STT Nhóm bệnh Năm 2012 Năm 2015 Số ca Tỷ lệ Số ca Tỷ lệ 1 Bệnh mắt 17 27,9% 32 27,0% 2 Bệnh tai mũi họng 10 16,4% 10 8,8% 3 Bệnh răng hàm mặt 3 4,9% 1 0,5% 4 Bệnh tâm thần-thần kinh 0 0,0% 0 0,0% 5 Bệnh tuần hoàn 3 4,9% 11 9,1% 6 Bệnh hô hấp 1 1,6% 1 0,9% 7 Bệnh tiêu hóa 7 11,5% 25 21,3%

8 Bệnh tiết niệu, sinh dục 11 18,0% 20 17,1%

9 Hệ vận động 1 1,6% 6 5,4%

10 Bệnh ngoài da, da liễu 0 0,0% 1 0,5%

11 Bệnh nội tiết, chuyển

hóa 5 8,2% 2 1,6%

12 U các loại 3 4,9% 9 7,7%

Tổng số 61 100,0% 117 100,0%

(Nguồn: Phòng Y tế, Văn phòng Bộ) Theo kết quả tại bảng trên về phân loại bệnh của nhân lực thanh tra năm 2012 và năm 2015 cho ta thấy trong 12 nhóm bệnh khám sức khỏe cho ngƣời lao động, có 08 nhóm bệnh có tỷ lệ số ca giảm, 04 nhóm bệnhcó tỷ lệ số ca tăng, về cơ bản tình hình sức khoẻ của nhân lực thanh tra năm 2015 có tốt hơn so với năm 2012. Nhómbệnh về mắt chiếm tỷ lệ số ca cao nhất trong năm 2012 và 2015 (27-27,9%), nhân lực thanh tra của Bộ Y tế chủ yếu mắc các tật về mắt nhƣ cận thị, viễn thị và tình trạng bệnh khúc xạ về

mắt tƣơng đối phổ biến đổi với nhóm nhân lực này. Nhóm bệnh ít gặp là nhóm bệnh ngoài da, da liễu, chỉ có 1 ca trong năm 2015 chiếm 0,5%.

Nhóm bệnh có tỷ lệ số ca giảm so với năm 2012 nhƣ các bệnh về tai mũi họng, bệnh răng hàm mặt, bệnh về nội tiết, chuyển hóa.Nhóm bệnh có tỷ lệ tăng lên so với năm 2012 là các bệnh về tiêu hóa, bệnh tuần hoàn và u các loại. Nhóm bệnh có tỷ lệ tăng cao nhất là nhóm bệnh về tiêu hóa tỷ lệ tăng từ 11,5% lên đến 21,3%.

Nƣớc ta là nƣớc đang phát triển nên mô hình bệnh tật cũng tăng về các bệnh không liên quan đến nhiễm khuẩn nhƣ các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, u các loại nhƣ đã nêu ở trên, trong đó bệnh về tiêu hóa chủ yếu là bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch chủ yếu là các bệnh về tăng huyết áp, huyết áp thấp, các bệnh khối u chủ yếu là các u lành tính nhƣ u xơ tử cung và u tuyến tiền liệt. Để giảm tỉ lệ các nhóm bệnh trên, con ngƣời cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, giảm tỷ lệ chất béo, cholesteron trong thức ăn, ăn thức ăn sạch, an toàn; cùng với chế độ ăn uống là chế độ thể dục thể thao, tăng cƣờng rèn luyện để nâng cao sức khỏe.

3.2.3.2. Nâng cao trí lực

a) Trình độ học vấn

Bảng 3.9. Chất lƣợng lao động theo trình độ chuyên môn

Đơn vị tính: Ngƣời

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Bằng cấp chuyên môn Dƣợc sĩ 12 13 14 15 18 Bác sĩ 12 13 17 19 19 Khác 29 33 41 38 38 Tổng số 53 59 72 72 75 Trình độ đào tạo Thạc sĩ 18 18 19 23 28 Tiến sĩ 2 2 3 3 3 Chuyên khoa I 0 2 1 1 1 Chuyên khoa II 1 1 1 1 1 Tổng số 21 23 24 28 33 (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ)

Theo kết quả bảng trên giai đoạn 2012 đến 2016, toàn bộ nhân lực thanh tra của Bộ Y tế đều đã tốt nghiệp đại học, số lƣợng nhân lực tốt nghiệp dƣợc sĩ, bác sĩ, nhân lực đạt trình độ thạc sĩ đều tăng qua các năm. Tuy nhiên số lƣợng nhân lực đạt trình độ tiến sĩ, các chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 tăng rất ít trong giai đoạn từ 2012 đến 2016. Nguyên nhân là do có một bộ phận nhân lực đang hoàn thiện quá trình học để đƣợc cấp bằng tiến sĩ, do ảnh hƣởng của công việc đi công tác với thời gian dài khiến cho quá trình học bị gián đoạn và kéo dài.

b) Trình độ nghiệp vụ

Bảng 3.10. Chất lƣợng lao động theo trình độ nghiệp vụ

Đơn vị tính: Ngƣời

Chỉ tiêu Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thanh tra viên cao

cấp 0 0 1 1 1

Thanh tra viên chính 11 8 8 8 8

Thanh tra viên 16 23 25 28 32

Công chức làm công

tác thanh tra 26 28 38 35 34

Tổng số 53 59 72 72 75

(Nguồn: Thanh tra Bộ Y tế) Số lƣợng nhân lực đƣợc cấp thẻ thanh tra viên tăng đều qua các năm 2012 đến năm 2016, tuy nhiên số lƣợng nhân lực đƣợc cấp thẻ thanh tra viên chính tăng còn chậm và mới chỉ có 01 nhân lực đƣợc cấp thẻ thanh tra viên cao cấp tại cơ quan Bộ Y tế.

Nguyên nhân do đặc thù của nghề thanh tra, để đƣợc bổ nhiệm là thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp phải có số năm thâm niên công tác phù hợp theo quy định, phải có chứng chỉ các lớp về lý luận chính trị trung cấp, lý luận chính trị cao cấp, quản lý nhà nƣớc các hệ chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và lớp nghiệp vụ thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp. Sau khi có những điều kiện trên, ứng cử viên phải làm hồ sơ chờ Bộ Nội vụ tổ chức kỳ thi nâng ngạch, nếu kết quả đạt yêu cầu mới đƣợc bổ nhiệm nâng ngạch. Từ giai đoạn 2012 đến nay, Bộ Nội vụ mới tổ chức đƣợc 01 kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên chính, 01 kỳ thi nâng

ngạch thanh tra viên cao cấp vì vậy rất khó khăn cho những ứng cử viên để thi nâng ngạch thanh tra theo quy định.

3.2.3.3. Nâng cao tâm lực

- Thái độ, tƣ cách đạo đức trong công việc là yếu tố quan trọng để đánh giá tâm lực của nhân lực thanh tra, luôn thấm nhuần, trung thành với mục tiêu của tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đặt lợi ích tổ chức, của tập thể lên trên hết, tránh đƣợc những biểu hiện sai lệch. Trong thi hành công vụ, nhân lực thanh tra phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn nên đòi hỏi họ phải nỗ lực, không quản ngại, tìm mọi biện pháp để vƣợt qua khó khăn, tránh tình trạng suy thoái về đạo đức trong thi hành công việc. Chính vì vậy mà bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn đặt lợi ích tổ chức, tập thể lên trên hết là những phẩm chất không thể thiếu của nhân lực làm công tác thanh tra.

- Có phong cách làm việc tốt, coi trọng và ứng xử theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của nghề thanh tra. Đối với thanh tra viên đều có những nhiệm vụ và quyền hạn, do đó phong cách làm việc tốt là phải biết dựa vào quần chúng, gần gũi quần chúng; mặt khác, phải biết sắp xếp công việc một cách khoa học, phải tỉ mỉ, sâu sát; luôn có ý thức học tập nâng cao trình độ, thƣờng xuyên tổng kết công tác, đúc rút kinh nghiệm, sáng kiến để đổi mới phong cách làm việc ngày càng hiệu quả.

Trong thi hành công vụ, nhân lực thanh tra phải coi trọng và ứng xử theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của mình. Trong thực hiện nhiệm vụ, tránh tình trạng vì mối quan hệ nên đã bỏ qua hoặc ứng xử trái với những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp dẫn đến tình trạng xem xét, đánh giá, kết luận thiếu khách quan, không dám nhắc nhở, phê bình, yêu cầu chấn chỉnh những biểu hiện sai trái. Những điều đó sẽ làm ảnh hƣởng đến hình ảnh của ngƣời cán bộ thanh tra, làm giảm hiệu lực của công tác thanh tra, giảm hiệu quả công việc.

- Có lối sống lành mạnh, tƣ tƣởng trong sáng, trung thực, thực sự là tấm gƣơng trong công tác và trong cuộc sống.

- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, thận trọng, khiêm tốn trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành hay cộng tác viên thanh tra. Trong quá trình tham mƣu, đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, xứng đáng là công bộc tận tụy của nhân dân.

- Chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối, cƣơng lĩnh, kỷ luật của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc; chấp hành nghiêm túc các quy chế, quy định và nội quy, kỷ luật của cơ quan.

Từ những tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức của nhân lực thanh tra về cơ bản nhân lực thanh tra của Bộ Y tế vẫn luôn cố gắng phấn đấu thực hiện tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, luôn phận đấu để giữ vững hình ảnh của một ngƣời cán bộ thanh tra.

- Mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc: Đây là tiêu chí quan trọng đánh giá phẩm chất nghề nghiệp của nhân lực thanh tra thông qua thái độ, hành vi của nhân lực đó với những thay đổi trong công việc vì mục tiêu nghề nghiệp và vì sự phát triển của tổ chức. Với thái độ tiếp nhận đúng đắn, chuẩn mực, với hành vi thực hiện chuẩn xác, đúng với yêu cầu nhân lực thanh tra sẽ đáp ứng đƣợc những thay đổi đó và có những thành công nhất định trong công việc. Có hai tiêu chí quan trọng đƣợc xem xét khi đánh giá tâm lực của nhân lực thanh tra trong nhóm này là nhận thức về sự thay đổi công việc trong tƣơng lai và những hành vi sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi đó.

Nhân lực thanh tra đã nhận thức đƣợc sự thay đổi công việc trong tƣơng lai gần, đó là sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và công việc mà họ đảm nhận, sự thay đổi do áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào trong công việc (năm 2014 áp dụng hệ thống văn bản điện tử Voffice của Bộ Y tế). Tuy nhiên, rất ít ngƣời nhận thức đƣợc về sự thay đổi do các yếu tố nhƣ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Nhân lực thanh tra có nhận thức về sự thay đổi, tuy nhiên về khả năng thích ứng với công việc khi có sự biến động và mức độ sẵn sàng tiếp nhận công việc mới, nhân lực thanh tra ở mức chƣa sẵn sàng để tiếp nhận công việc mới. Kết quả điều tra cho thấy khả năng đáp ứng đƣợc sự thay đổi về công việc trong tƣơng lai của nhân lực thanh tra: nhiều ngƣời cho rằng họ không thích ứng đƣợc với sự thay đổi của công việc trong tƣơng lai, do tâm lý ngại thay đổi, và một số bộ phận nhân lực ở độ tuổi tuổi cao trên 50 tuổi. Đối với nhân lực ở độ tuổi 30-40 tuổi có thể chấp nhận sự thay đổi dễ dàng hơn.

Về sự chuẩn bị hành trang cho sự thay đổi của công việc trong tƣơng lai, chủ yếu tập trung vào các hoạt động học tập nâng cao trình độ, tham gia các khóa đào tạo, học ngoại ngữ, học tin học, tham gia các khóa học cấp chứng chỉ chuẩn bị cho thi nâng ngạch thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp… Hiện nay, xu hƣớng học tập để lấy bằng cấp, lấy các chứng chỉ theo yêu cầu chuẩn hoá công chức là xu hƣớng khá phổ biến. Tuy nhiên, một bộ phận nhân lực thanh tra chƣa thật quan tâm nhiều đến học tập để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

Nhân lực thanh tra về cơ bản đã có đƣợc phẩm chất nghề nghiệp tốt, sẵn sàng với những nhiệm vụ mới, khó khăn mới, những yêu cầu mới trong công việc nhƣng nhân lực thanh tra chƣa thực sự sẵn sàng để thích ứng với công việc mới và một bộ phận nhân lực thanh tra chƣa thật sự quan tâm đến vấn đề học tập để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, chƣa thực sự vì sự tâm huyết với nghề, vì sự phát triển của tổ chức dẫn đến những khó khăn trong công việc, ảnh hƣởng đến tiến độ, kết quả của công việc.

3.3. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân củanâng cao chất lƣợng nhân lựcthanh tra của Bộ Y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực thanh tra của bộ y tế (Trang 75 - 81)