3.2.1 .Cơ cấu nhân lựcthanh tracủa Bộ Y tế
3.2.2. Nội dung nâng caochất lượng nhân lựcthanh tracủa Bộ Y tế
3.2.2.1.Xây dựng kế hoạch hóa nhân lực
+Bộ Y tế đã có chiến lƣợc chính sách kế hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020 với quan điểm về phát triển nhân lực y tế nói chung: Phát triển nhân lực y tế Việt Nam nhằm thực hiện thành công Chiến lƣợc Quốc gia bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2012- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Phát triển nhân lực y tế Việt Nam đảm bảo đủ về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu, phân bố hợp lý theo tuyến, ngành/ lĩnh vực, vùng miền; Phát triển nhân lực y tế Việt Nam gắn với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội và hội nhập quốc tế.Các mục tiêu cụ thể đƣợc đề ra: Phát triển nhân lực y tế đủ về số lƣợng, chất lƣợng, có cơ cấu và phân bố hợp lý; Nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế; Nâng cao năng lực quản lý điều hành nhân lực y tế; Xây dựng chế độ, chính sách, môi trƣờng làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân lực y tế, đặc biệt là ở các vùng miền núi, khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, và một số lĩnh vực kém thu hút.
+Luật Thanh tra có hiệu lực năm 2012 và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ quan đƣợc giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, theo đó Bộ Y tế có 06 cơ quan đƣợc thành lập phòng thanh tra chuyên ngành.
+Năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra y tế đến năm 2020” đã tạo điều kiện cho Thanh tra Bộ Y tế cùng toàn hệ thống thanh tra y tế phát triển, nâng cao chất lƣợng nhân lực thanh tra của toàn hệ thống.
+ Bộ Y tế đã có bản kế hoạch chi tiết liên quan đến hoạt động nâng cao chất lƣợng nhân lực thanh tra. Cụ thể kế hoạch trong ngắn hạn đến năm 2017:
- Kiện toàn tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra y tế.
- Tăng cƣờng số lƣợng thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành về y tế đảm bảo theo vị trí việc làm đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành về y tế.
Về đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc và nghiệp vụ thanh tra:100% công chức thanh tra đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên hoặc thanh tra viên;40% thanh tra viên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên chính và thanh tra viên chính;10% thanh tra viên chính đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên cao cấp và thanh tra viên cao cấp.
Về đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành: 100% công chức đƣợc giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.
Về cơ cấu ngạch công chức thanh tra y tế: 90% công chức thanh tra đƣợc bổ nhiệm thanh tra viên; Có cơ chế ƣu tiên bổ nhiệm thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp đặc thù đối với ngành y tế;
Về trình độ học vấn của thanh tra viên và công chức thanh tra y tế: 100% có trình độ đại học trở lên phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thanh tra y tế.
- Đào tạo, bồi dƣỡng ngoại ngữ và đạo đức công vụ cho thanh tra viên và công chức thanh tra chuyên ngành về y tế.
+ Kế hoạch nâng cao chất lƣợng nhân lực thanh tra y tế trong dài hạn đến năm 2020:
- Tăng cƣờng số lƣợng thanh tra viên, công chức thanh tra y tế đảm bảo theo vị trí việc làm đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh tra y tế.
Về đào tạo, bồi dƣỡng quản lý nhà nƣớc và nghiệp vụ thanh tra:100% công chức thanh tra đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên và thanh tra viên;60% thanh tra viên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên chính và thanh tra viên chính;15% thanh tra viên chính đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên cao cấp và thanh tra viên cao cấp.
Về đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành: 100% công chức đƣợc giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.
Về cơ cấu ngạch công chức thanh tra y tế:95% công chức thanh tra đƣợc bổ nhiệm thanh tra viên; Có cơ chế ƣu tiên bổ nhiệm thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp đặc thù đối với ngành y tế.
Về trình độ học vấn của thanh tra viên và công chức thanh tra y tế:100% có trình độ đại học trở lên phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thanh tra y tế.
Đào tạo, bồi dƣỡng ngoại ngữ, đạo đức công vụ cho cán bộ thanh tra y tế. + Đánh giá về kế hoạch nhân lực của Bộ Y tế về cơ bản phù hợp với chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc, phù hợp với yêu cầu tăng về số lƣợng nhân lực, nâng cao về chất lƣợng nhân lực thanh tra.Kế hoạch đã tập trung vào các hoạt động nâng cao chất lƣợng nhân lực về trí lực và tâm lực thông qua các hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, hạn chế của kế hoạch là chƣa thực sự chú trọng vào việc đào tạo nâng cao, đào tạo lại cho nhân lực thanh tra, mới chỉ dừng ở bƣớc đào tạo ban đầu về nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc và nghiệp vụ thanh tra viên cho nhân lực thanh tra; chƣa đa dạng hóa các hình thức đào tạo, chủ yếu tập trung vào hình thức đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, chƣa có kế hoạch cụ thể đối với hình thức đào tạo bên ngoài để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân lực thanh tra.
+ Công tác quy hoạch phát triển nhân lực trong tổ chức: Thông qua công tác rà soát, đánh giá cán bộ dựa trên bản mô tả công việc, bản đánh giá mức độ hoàn
thành công việc để lựa chọn ra những công chức có trình độ quản lý, kỹ năng nghề nghiệp tốt để bố trí, sẵn sàng cho những vị trí quản lý mới. Trong năm 2014, 2015, về nhân lực thanh tra, Bộ Y tế đã bổ nhiệm 02 phó chánh thanh tra, 05 trƣởng phòng, 11 phó trƣởng phòng. Trong những năm vừa qua Bộ Y tế đã tạo ra đƣợc nguồn cán bộ sẵn sàng cho những vị trí quản lý mới, thực hiện nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, chính sách này vẫn chƣa thực sự phát huy hết hiệu quả do trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp phải những khó khăn do thiếu nguồn cán bộ, số lƣợng công chức quản lý đƣợc bổ nhiệm mới rất nhiều, tuy nhiên cơ quan Bộ chƣa mở những lớp đào tạo, tập huấn nâng cao về kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp cho các công chức quản lý.
3.2.2.2. Tổ chức thực hiện:
1- Tuyển dụng
Nhìn theo kết quả tại Bảng 3.1. cho ta thấy số lƣợng nhân lực thanh tra của Bộ Y tế tăng dần qua các năm từ 2012 đến 2016 từ 53 lên đến 75 ngƣời. Các cơ quan đã dần kiện toàn nhân lực thanh tra y tế, thành lập các Phòng Thanh tra/Phòng Pháp chế Thanh tra trong các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và thành lập Vụ Thanh tra trong Tổng Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành.
Những năm vừa qua mặc dù số lƣợng nhân lực thanh tra trong kế hoạch nhân lực tăng lên, nhƣng Bộ Y tế không tổ chức thi tuyển công chức trong cơ quan Bộ mà nhân lực thanh tra chủ yếu lấy nguồn luân chuyển công tác từ các đơn vị, bộ phận trong ngành về làm công tác thanh tra. Số lƣợng nhân lực đƣợc luân chuyển về làm công tác thanh tra trong thời gian qua là 14 thanh tra viên, 02 thanh tra viên chính, 20 công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành.
Việc luân chuyển công chức thay cho tuyển dụng này cũng có ƣu điểm là tận dụng đƣợc nhân lực đã có kinh nghiệm ở cơ sở để tiếp tục phát huy ở vị trí công việc mới là công tác thanh tra, tuy nhiên cũng có hạn chế ở trình độ bằng cấp chuyên môn không đồng đều, bên cạnh những nhân lực có bằng đại học hệ chính quy còn có các những nhân lực có bằng đại học hệ chuyên tu, cử tuyển...điều đó
làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân lực đƣợc tuyển dụng.
Do đã có kinh nghiệm khi hoạt động dƣới cơ sở nên những nhân lực này cũng bộc lộ những hạn chế do ảnh hƣởng bởi thói quen, phong cách làm việc cũ nên cần thời gian để xác lập một phong cách làm việc mới đặc thù của ngành thanh tra mang tính quy củ hơn, tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn, đòi hỏi am hiểu kiến thức pháp luật cao hơn, ứng xử trong xã hội phải tốt hơn.
Để nâng cao chất lƣợng cho nhóm nhân lực mới đƣợc làm công tác thanh tra, hằng năm, Bộ Y tế đã tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới cho hệ thống thanh tra y tế nói chung, nhân lực làm thanh tra y tế của cơ quan Bộ nói riêng. Đến nay về cơ bản nhân lực thanh tra đã trải qua đào tạo đã nâng cao đƣợc khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, tuy nhiên, một số bộ phận nhân lực là công chức thanh tra chuyên ngành mới đƣợc tuyển dụng nên cần thời gian để nắm bắt công việc và nâng cao hơn nữa chất lƣợng, kỹ năng giải quyết công việc.
2- Bố trí, sử dụng
Để thực hiện tốt chính sách sử dụng nhân lực, Bộ Y tế đã xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí và sử dụng các tiêu chí đánh giá để đánh giá công việc của từng cán bộ công chức, từng vị trí công việc. Từ đó, tạo cơ sở cho việc sử dụng, điều động và bổ nhiệm cán bộ phù hợp với khả năng, năng lực và phù hợp với vị trí công việc. Sử dụng nhân lực phù hợp đƣợc thực hiện ngay từ công tác tuyển dụng công chức, quy hoạnh phát triển nhân lực trong tổ chức, đào tạo. Về cơ bản nhân lực thanh tra đã đƣợc bố trí công việc phù hợp với bằng cấp chuyên môn.
3- Đào tạo
Sau khi tuyển dụng, Bộ Y tế đã tổ chức các hoạt động đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân lực thanh tra của Bộ Y tế và toàn bộ các Sở Y tế trên toàn quốc.
Đối tƣợng đƣợc tập huấn là các thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành của Bộ Y tế, các Sở Y tế trực thuộc Trung ƣơng, ngoài ra còn tập
huấn cho Lãnh đạo các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ thuộc Bộ Y tế, Lãnh đạo Sở Y tế, Thanh tra Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và đại diện Lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế.
Bảng 3.6. Bảng số liệu các lớp đào tạo, tập huấn cho nhân lực thanh tra
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số lớp đào tạo, tập huấn 08 04 06 20
Số lƣợng ngƣời tham gia Không tổng kết
776 1.060 1.736
(Nguồn: Thanh tra Bộ Y tế). Theo kết quả tại bảng trên cho thấy số lƣợng ngƣời đƣợc tham gia các lớp tập huấn ngày càng tăng, số lƣợng các lớp tập huấn về cơ bản cũng tăng lên, đến năm 2015 đã tổ chức đƣợc 20 lớp tập huấn cho tổng số 1.736 ngƣời tham dự.
Để phân tích công tác đào tạo của Bộ Y tế có mang lại hiệu quả thật sự và các chính sách đào tạo, phát triển của tổ chức có hƣớng tới chất lƣợng thực sự cho nhân lực thanh tra hay không chúng ta cần xem xét một số yếu tố nhƣ: Công tác xây dựng nội dung đào tạo, các hình thức đào tạo và kết quả đào tạo.
+ Về nội dung đào tạo:Thanh tra Bộ Y tế hằng năm là đầu mối xây dựng nội dung tập huấn bao gồm tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tập huấn về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân và các văn bản hƣớng dẫn, tập huấn về thanh tra của thủ trƣởng; về nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực y tế; tập huấn nghiệp vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, xét giải quyết tố cáo; tập huấn nghiệp vụcác nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ Y tế nhƣ đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, bảo hiểm y tế, xã hội hoá y tế, an toàn thực phẩm, các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính...
Nội dung tập huấn về cơ bản đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu của nhân lực thanh tra trong thi hành công vụ, kịp thời cập nhật, bổ sung kiến thức cho nhân lực thanh tra, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiênnội dung tập huấn mới dừng lại ở kiến thức cơ bản của yêu cầu công việc, còn thiếu tập huấn về các kỹ
năng trong thực hành công việc. Điều đó đã gây ra những khó khăn nhất định cho nhân lực thanh tra trong công việc do chƣa biết vận dụng hết các kỹ năng, các kiến thức đƣợc học vào trong công việc.
Bộ Y tế mới tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân lực thanh tra, còn thiếu các lớp tập huấn nâng cao đạo đức, phẩm chất của nhân lực thanh tra trong thi hành công vụ.
Tại cơ quan Bộ Y tế 100% công chức có chứng chỉ tiếng Anh từ loại B trở lên đƣợc tuyển dụng, tuy nhiên chứng chỉ còn mang tính chất hình thức, đại đa số nhân lực thanh tra còn yếu trong việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp cũng nhƣ công việc. Đến nay, Bộ Y tế chƣa tổ chức đào tạo nâng cao cho nhân viên về trình độ ngoại ngữ nhƣ trong kế hoạch.
+ Về hình thức đào tạo: Có 3 hình thức đào tạo chính: Tự học, đào tạo bên trong cơ quan và đào tạo bên ngoài cơ quan.
- Hình thức tự học: Chính là mỗi nhân lực thanh tra tự bản thân tìm ra cái mình cần rèn luyện học tập và tự học, tự tìm hiểu để nâng cao khả năng làm việc phát triển sự nghiệp của bản thân. Nhân lực thanh tra chủ yếu tự học về ngoại ngữ, kỹ năng tin học đáp ứng yêu cầu công việc.
- Đào tạo bên trong cơ quan: Đây là hình thức tổ chức các hội nghị tập huấn cho toàn bộ nhân lực thanh tra trong toàn ngành y tế nhằm cung cấp những kiến thức thông tin cần thiết, cập nhật thông tin mới của ngành cho các nhân lực thanh tra, nâng cao kiến thức trong thi hành công vụ.
Hình thức này chủ yếu tập trung vào việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong giải quyết đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo và các văn bản hƣớng dẫn về nghiệp vụ thanh tra và các văn bản trong các lĩnh vực do Bộ Y tế quản lý.
Đội ngũ giảng viên chủ yếu là những lãnh đạo cơ quan chịu trách nhiệm giảng dạy, ƣu điểm của họ là có kinh nghiệm làm việc thực tế, tuy nhiên họ chƣa đƣợc đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm nên cũng có hạn chế trong việc truyền tải nội dung bài giảng.
Hội nghị đào tạo, tập huấn thƣờng đƣợc tổ chức tại các địa phƣơng khác nhau, nhƣng do nguồn kinh phí có hạn nên có phần hạn chế đối tƣợng tham gia.
Do chƣa có kế hoạch phân loại nhân lực, đánh giá nhu cầu đào tạo của nhân lực, xây dựng nội dung bài giảng phù hợp với từng đối tƣợng nhân lực nên đối với hình thức này có một số bộ phận không thực sự muốn tham gia do nhận thấy bản thân có thể tự cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật.
Hình thức đào tạo này còn mang tính lý thuyết, chƣa kết hợp với các hoạt