Đổi mới công tác đào tạonâng caochất lượng nhân lựcthanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực thanh tra của bộ y tế (Trang 94 - 96)

3.2.1 .Cơ cấu nhân lựcthanh tracủa Bộ Y tế

4.2.2.Đổi mới công tác đào tạonâng caochất lượng nhân lựcthanh tra

4.2. Các giải pháp nâng caochất lƣợngnhân lựcthanh tracủa Bộ Y tế

4.2.2.Đổi mới công tác đào tạonâng caochất lượng nhân lựcthanh tra

Để xây dựng một đội ngũ nhân lực thanh tra có chất lƣợng cao cần phải đổi mới phƣơng thức đào tạo cán bộ từ bên trong, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra thuộc lĩnh vực y tế cho đội ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra y tế; nội dung đào tạophù hợp với từng đối tƣợng nhân lực căn cứ theo xác định tính đặc thù của từng công việc, từng vị trí; tổ chức thêm các hình thức đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu.Để thực hiện đƣợc điều đó, cần xây dựng đƣợc chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng có chất lƣợng và hiệu quả cao hơn cụ thể là:

- Phân loại đối tƣợng và mức độ cần thiết phải đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao. Căn cứ xác định chủ yếu dựa trên kết quả của đánh giá công việc, từ đó xác định đƣợc những ngƣời có năng lực yếu kém không đáp ứng đƣợc yêu

cầu của công việc. Ngoài ra, có thể căn cứ vào nhu cầu nâng cao trình độ năng lực của nhân lực.

- Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản, thiết thực và phù hợp với từng loại đối tƣợng, hƣớng tới chuẩn hóa nội dung đào tạo thành quy trình chung của toàn ngành, chú trọng nâng cao năng lực thực tiễn, kỹ năng tác nghiệp các nhiệm vụ cụ thể, xử lý tốt các vấn đề, tình huống đa dạng, nội dung cần gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ tiếp thu, đồng thời cũng phải bao quát hết những lĩnh vực thanh tra về y tế.

- Đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đào tạo một cách khoa học và hợp lý, phù hợp với từng đối tƣợng đào tạo. Đồng thời trong quá trình đào tạo cần phải lấy học viên làm trung tâm, lấy chất lƣợng, hiệu quả làm mục tiêu chính, phải có sự kết hợp giữa lý thuyết và trao đổi kinh nghiệm thực hành.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lƣợng học viên sau đào tạo để đánh giá đƣợc chất lƣợng đào tạo và là căn cứ cho đợt đào tạo tiếp theo.

- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn về nâng cao đạo đức trong thi hành công vụ của ngành thanh tra y tế. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc ngành thanh tra có trách nhiệm phấn đấu, rèn luyện thƣờng xuyên theo năm chuẩn mực đạo đức sau:

Có lập trƣờng, quan điểm cách mạng vững vàng, chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; luôn nêu cao trách nhiệm, tận tụy với công việc đƣợc giao; phấn đấu vƣợt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất.

Coi trọng nguyên tắc, kỷ cƣơng; phân tích xử lý vấn đề khách quan, công tâm, có lí, có tình, có tính thuyết phục cao.

Có tinh thần học tập, cầu tiến bộ, nghiên cứu, tiếp cận cái mới; không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực cá nhân về mọi mặt; coi trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thƣớc đo đánh giá hiệu quả công việc.

Có ý thức rèn luyện, tu dƣỡng phẩm chất, đạo đức cá nhân trong sáng, lành mạnh; nói đi đôi với việc làm; hành động có văn hóa; gƣơng mẫu, tiêu biểu trong

lối sống sinh hoạt cá nhân; có tinh thần xây dựng và đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; tích cực đấu tranh bài trừ tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu; gƣơng mẫu, không lợi dụng chức quyền để vụ lợi.

Có tấm lòng vì dân, thƣơng dân, gần gũi, tôn trọng nhân dân, biết chia sẻ, thông cảm với nhân dân khi xử lý công việc; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của nhân dân; hoạt động vì lợi ích của đất nƣớc, của nhân dân; thƣờng xuyên sinh hoạt với nhân dân nơi cƣ trú đúng quy định của Nhà nƣớc.

- Mở rộng quan hệ hợp tác với nƣớc ngoài trong việc cử cán bộ tham gia các khoá học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học với các nƣớc bạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực thanh tra của bộ y tế (Trang 94 - 96)