Phân tích cơ hội và thách thức dòng sản phẩm Trà xanh không độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi mua của người tiêu dùng nghiên cứu tình huống sản phẩm trà xanh không độ của tập đoàn tân hiệp phát (Trang 67 - 69)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Phân tích cơ hội và thách thức dòng sản phẩm Trà xanh không độ

4.2.1. Cơ hội

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, sản phẩm Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát đứng trƣớc nhiều cơ hội lớn để giữ vững và phát huy vị thế dẫn đầu thị trƣờng của mình đồng thời là những cơ hội mở rộng thị trƣờng.

Thứ nhất, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng. Đi cùng với quá trình đô thị hóa, là sự hình thành của nhiều đô thị mới, tập trung đông dân cƣ. Điều này cũng đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn là cơ hội cho Tân Hiệp Phát tiếp tục tiếp cận và đẩy mạnh phân phối nhiều hơn tới những thị trƣờng tiềm năng này.

Thứ hai, cơ cấu nền kinh tế những năm gần đây tại Việt Nam đang có hƣớng dịch chuyển sang công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. Trong đó, phải kể đến sự phát triển của ngành du lịch và các dịch vụ kèm theo. Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. Ngành du lịch Việt Nam trong những năm

gần đây cũng nhận đƣợc sự quan tâm của cơ quan ban ngành các cấp, có sự phát triển tốt tạo cơ hội tiềm năng phát triển mở rộng sản phẩm ra thị trƣờng quốc tế.

Thứ ba, mức độ cạnh tranh ngày càng cao thông qua việc Việt Nam đã gia nhập WTO năm 2007, trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC trong năm 2015 và sắp tới đây là Tổ chức TPP. Việc gia nhập các tổ chức nêu trên mang lại nhiều cơ hội về thị trƣờng cho Tân Hiệp Phát. Các rào cản thị trƣờng và hạn chế thƣơng mại bị loại bỏ dần, khả năng tiếp cận nguồn vốn và thị trƣờng nƣớc ngoài tốt hơn. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh trong ngành nƣớc giải khát là động lực cho một thị trƣờng năng động và kích thích sự phát triển.

4.2.1. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội kể trên, Tân Hiệp Phát cũng sẽ phải đối mặt với không ít các thách thức.

Thứ nhất, việc gia nhập các tổ chức lớn nhƣ WTO, ASEAN AEC hay TPP bên cạnh tạo ra những thị trƣờng mở rộng, các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong ngành nƣớc giải khát cũng có nhiều hoạt động tấn công vào thị trƣờng Việt Nam. Nếu nhƣ doanh nghiệp không có những chuẩn bị vững chắc thì rất có khả năng sẽ bị mất đi thị phần đang có.

Thứ hai, các chính sách và quy định của nhà nƣớc chƣa hoàn thiện, có sự thay đổi liên tục và không nhất quán gây khó khăn cho phía doanh nghiệp. Điều nay đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tƣ nhiều thời gian và nhân lực cho các hoạt động liên quan đến thủ tục hành chính nhà nƣớc và hạn chế quá trình kinh doanh (Xem phụ lục 04).

Thứ ba, việc mở rộng thị trƣờng đồng nghĩa với nhu cầu gia tăng về nguồn nhân lực chất lƣợng cao là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung về nhân lực chất lƣợng cao đặc biệt là nhân sự cao cấp tại Việt Nam còn thiếu. Để có thể đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh cũng nhƣ đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Tân Hiệp Phát cần phải có những giải pháp chiến lƣợc lâu dài dành cho đội ngũ nhân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi mua của người tiêu dùng nghiên cứu tình huống sản phẩm trà xanh không độ của tập đoàn tân hiệp phát (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)