Hạn chế và đề xuất hƣơng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi mua của người tiêu dùng nghiên cứu tình huống sản phẩm trà xanh không độ của tập đoàn tân hiệp phát (Trang 75 - 100)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.5. Hạn chế và đề xuất hƣơng nghiên cứu tiếp theo

Do những hạn chế về thời gian và kinh phí cũng nhƣ kinh nghiệm nghiên cứu nên luận văn còn nhiều hạn chế, cụ thể ở một số điểm nhƣ sau:

Thứ nhất, do hạn chế về thời gian và kinh phí, nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc khảo sát một bộ phận ngƣời tiêu dùng ở khu vực nội thành Hà Nội. Do đó, kết quả nghiên cứu phần nào chƣa thể đại diện cho toàn bộ hành vi mua của ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy, cần có một nghiên cứu với quy mô lớn hơn có thể đánh giá

một cách tổng quát về hành vi ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua hàng đối với sản phẩm Trà xanh không độ.

Thứ hai, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp với chia phần theo tỷ lệ. Tuy nhiên, kích thƣớc mẫu chƣa đủ lớn và các tiêu chí chia tỷ lệ còn nhiều hạn chế. Điều này làm cho nghiên cứu chƣa thể thu đƣợc những kết quả nghiên cứu chính xác nhất. Nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

Thứ ba, trong các nghiên cứu mở rộng tiếp theo, có thể phát triển hƣớng nghiên cứu thu thấp dữ liệu và phân tích một số nhãn hàng đối thủ bên cạnh nhãn hàng Trà xanh không độ để có đƣợc dữ liệu so sánh một cách tổng quan hơn.

KẾT LUẬN

Ngành hàng tiêu dùng nhanh nói chung hay ngành hàng nƣớc giải khát nói riêng là một ngành hàng cơ bản, gắn liền với đời sống hằng ngày của con ngƣời. Hành vi ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm nƣớc giải khát thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn sự quan tâm của doanh nghiệp sản xuất và cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp. Trên thực tế, việc nắm bắt và hiểu rõ hành vi ngƣời tiêu dùng là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp để phân bổ nguồn lực hợp lý và tăng doanh thu và thị phần, đặc biệt là trong hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nƣớc giải khát ngày càng gia tăng.

Trong luận văn, tác giả đã hoàn thành việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra lúc đầu. Hành vi mua của ngƣời tiêu dùng sản phẩm Trà xanh không độ là hành vi mua theo thói quen, phần lớn ngƣời tiêu dùng sử dụng nhƣ một sản phẩm giải khát hằng ngày. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định mua là không giống nhau. Những yếu tố về uy tín nhãn hiệu hay chất lƣợng sản phẩm là hai yếu tố hàng đầu ảnh hƣởng đến quyết định mua hàng. Trong khi đó, yếu tố về chƣơng trình khuyến mại hay chính sách giá không ảnh hƣởng nhiều đến quyết định của ngƣời mua. Cuối cùng, tác giả đã đƣa ra những đề xuất về chiến lƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, quản lý rủi ro truyền thông cũng nhƣ kế hoạch bồi dƣỡng nguồn nhân lực để hoàn thiện hoạt động Marketing.

Từ những kết quả nghiên cứu kể trên, luận văn của tác giả có những đóng góp cả về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn. Nếu mở rộng hƣớng nghiên cứu với những yếu tố nghiên cứu cụ thể hơn và phạm vi địa lý nghiên cứu rộng hơn, kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp sâu sắc hơn nữa cả trong lý thuyết và thực tế. Dù tác giả đã cố gắng rất nhiều để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất, luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong muốn rằng sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của Hội đồng bảo vệ, các thầy cô giáo và các bạn để tiếp tục hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Phƣơng Dung và Bùi Thị Kim Thanh, 2011. So sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm của ngƣời tiêu dùng đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống: Trƣờng hợp ngành hàng tiêu dùng tại Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, số 20b, trang 225-236.

2. Hồ Chí Dũng, 2013. Nghiên cứu sự trung thành thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Luận án Tiến sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Nguyễn Thị Hằng, 2014. Báo cáo ngành sản xuất nước giải khát không cồn Việt Nam. Tháng 4 năm 2014. Hà Nội: VietinbankSC.

4. Henslowe, H., 2003. Những bí quyết căn bản để thành công trong PR. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Trung An và Việt Hà, 2010. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ. 5. Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2013. Ảnh hưởng của các nhân tố cá nhân, tâm lý và marketing mix đến hành vi mua các sản phẩm fast-food thương hiệu nước ngoài của người tiêu dùng Hà Nội, Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trƣờng Đại học Thái Nguyên. 6. Nguyễn Hải Ninh, 2012. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing tại khu vực nội thành Hà Nội. Luận án Tiến sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.

7. Tổng cục thống kê, 2014. Niên giám thống kê 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

Tiếng nƣớc ngoài

8. Anurit, J., 2002. An investigation into Consumer Behaviour towards the Purchase of New Luxury Cars in Two Culturally Distinct Countries: the UK and Thailand. PhD thesis. Middlesex University London.

9. Bashir, A., 2013. Consumer behaviors towards online shopping of electronics in Pakistan. PhD thesis. Seinajoki University of Applied Sciences.

10. Kotler, P. and Amstrong, G., 2011. Principles of Marketing. 14th ed. Boston: Pearson Prentice Hall.

11. Kovacs, A.M., 2009. Consumers’ perception of the factors risking health and their risk-reducing behavior. PhD thesis. Szent Istvan University.

12. Zsuzsa, P., 2012. Considerations regarding the relation between final consumers’ knowledge and attitudes toward organic foods and their buying behavior. PhD thesis. Babes-Bolyai University.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Bảng hỏi điều tra Hành vi mua của ngƣời tiêu dùng cuối cùng dối với

sản phẩm Trà xanh không độ.

BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TRÀ XANH KHÔNG ĐỘ

Thân chào anh/chị/bạn. Tôi hiện đang là học viên năm cuối, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đây là phiếu khảo sát nghiên cứu về hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm trà xanh không độ. Kết quả thu được từ phiếu khảo sát này là cơ sở của Luận văn tốt nghiệp “Hành vi mua của người tiêu dùng: Nghiên cứu tình huống sản phẩm Trà xanh không độ của Tập đoàn Tân Hiệp Phát”. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh/chị/bạn bằng cách tham gia trả lời những câu hỏi khảo sát dưới đây.

I. Thông tin chung (Anh/chị vui lòng đánh dấu vào ô trống phù hợp) 1. Giới tính  Nam  Nữ 2. Độ tuổi  < 23 Tuổi  Từ 23 – 34 Tuổi  Từ 35 – 45 Tuổi  > 45 Tuổi 3. Nghề nghiệp  Học sinh/Sinh viên  Cán bộ viên chức nhà nƣớc  Nhân viên văn phòng

 Kinh doanh tự do  Hƣu trí  Khác (Vui lòng ghi rõ):... 4. Trình độ học vấn  Trung học phổ thông  Đại học, Cao đẳng  Trên Đại học  Khác

5. Mức độ thu nhập

 Chƣa có thu nhập  < 3 triệu đồng

 Từ 3 – 5 triệu đồng  > 5 triệu đồng

II. Hành vi mua của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm Trà xanh không độ

1.Anh/chị vui lòng cho biết anh/chị đã bao giờ nghe đến sản phẩm Trà xanh không độ của Tập đoàn Tân Hiệp Phát chưa? (Anh/chị đánh dấu vào ô trống phù hợp)

 Rồi (Tiếp tục câu số 2)  Chƣa (Dừng trả lời)

2. Anh/chị biết đến sản phẩm trà xanh không độ thông qua kênh truyền thông nào? (Anh/chị vui lòng đánh dấu vào những ô trống phù hợp)

 Quảng cáo trên tivi

 Quảng cáo trong siêu thị, cửa hàng  Quảng cáo Internet

 Thông tin từ bạn bè, ngƣời thân  Quảng cáo báo in, tạp chí

 Banner quảng cáo ngoài đƣờng  Tài trợ chƣơng trình

 Quảng cáo trên xe buýt

 Các hoạt động giảm giá của cửa hàng  Quảng cáo trong rạp chiếu phim

3. Anh/chị vui lòng sắp xếp các thương hiệu nước ngọt đóng chai kể trên theo mức độ yêu thích (Thứ tự sắp xếp theo mức độ tăng dần, 1: Rất không yêu thích, 2: Không yêu thích, 3: Bình thường, 4: Yêu thích, 5: Rất yêu thích)

Nhãn hiệu Mức độ yêu thích về nhãn hiệu

(1) (2) (3) (4) (5) Cocacola      Pepsi      Trà xanh không độ      C2      Nƣớc Tăng lực No.1      Nƣớc trà Wonderfarm      Khác     

4. Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm Trà xanh không độ của anh/chị là? (Anh/chị đánh dấu vào ô trống phù hợp, có thể lựa chọn nhiều phương án)

 Chƣa bao giờ  Vài lần/ năm  Vài lần/quý

 Vài lần/tháng  Thƣờng xuyên

5. Anh/chị chọn mua Trà xanh không độ trong trường hợp nào? (Anh/chị đánh dấu vào ô trống phù hợp, có thể lựa chọn nhiều phương án)

 Giải khát hằng ngày  Trong các bữa tiệc  Khi đi du lịch, dã ngoại  Do tính sẵn có của sản phẩm

 Dịp khuyến mãi  Lễ, tết

 Do thói quen

6. Lý do anh/chị chọn mua sản phẩm Trà xanh không độ thay vì những nhãn hiệu khác cùng loại? (Anh/chị đánh dấu vào ô trống phù hợp)

 Bao bì bắt mắt  Hƣơng vị thơm ngon  Giá cả phù hợp

 Địa điểm mua thuận tiện  Chất lƣợng tốt

 Khuyến mãi hấp dẫn

7. Mức độ thƣờng xuyên sử dụng sản phẩm của anh/chị là bao nhiêu? (Anh/chị đánh dấu vào ô trống phù hợp)  Mỗi ngày  4-6 lần/tuần  2-4 lần/tuần  1-2 lần/tuần  2-3 lần/tháng  Hiếm khi

8. Hƣơng vị trà xanh không độ yêu thích của anh/chị là? (Anh/chị đánh dấu

vào ô trống phù hợp, có thể lựa chọn nhiều phương án)

 Trà xanh không độ chanh  Trà xanh không độ mật ong

 Trà xanh không độ ít đƣờng

 Ý kiến khác:………

9. Anh/chị thích sử dụng mẫu mã bao bì Trà xanh không độ nào? (Anh/chị đánh dấu vào ô trống phù hợp, có thể lựa chọn nhiều phương án)

 Chai thủy tinh RGB

III. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua sản phẩm của ngƣời tiêu dùng

1. Đánh giá mức độ ưu tiên của anh/chị khi đưa ra quyết định mua sản phẩm nước Trà xanh không độ bằng cách xếp thứ tự các yếu tố sau theo thứ tự giảm dần. Yếu tố quan trọng nhất xếp thứ 1. (Anh/chị đánh dấu vào ô trống phù hợp)

Nhãn hiệu Mức độ quan trọng của các yếu tố khi mua hàng

(1) (2) (3) (4) (5)

Nhãn hiệu uy tín     

Nguồn gốc, xuất xứ     

Hƣơng vị     

Nhiều ngƣời tin dùng     

Thành phần sản phẩm     

Độ sẵn có của sản phẩm     

Thiết kế bao bì bắt mắt     

Chƣơng trình khuyến mãi     

Địa điểm mua hàng     

Mức giá hợp lý     

Phục lục 02: Phiếu hƣớng dẫn phỏng vấn chuyên sâu dành cho khách hàng đại lý

của sản phẩm Trà xanh không độ.

PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU VỀ HÀNH VI MUA CỦA KHÁCH HÀNG ĐẠI LÝ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TRÀ XANH KHÔNG ĐỘ

Thân chào anh/chị/bạn. Tôi hiện đang là học viên năm cuối, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đây là phiếu khảo sát nghiên cứu về hành vi mua của khách hàng đại lý đối với sản phẩm trà xanh không độ. Kết quả thu được từ phiếu khảo sát này là cơ sở của Luận văn tốt nghiệp “Hành vi mua của người tiêu dùng: Nghiên cứu tình huống sản phẩm Trà xanh không độ của Tập đoàn Tân Hiệp Phát”. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh/chị/bạn bằng cách tham gia trả lời những câu hỏi khảo sát dưới đây.

1. Anh/chị vui lòng đánh giá về chất lƣợng chung của sản phẩm Trà xanh không độ?

……… ……….. ……….. 2. Anh/chị đánh giá thế nào về khả năng tiêu thụ của sản phẩm Trà xanh không độ so với các nhãn hàng đối thủ nhƣ C2, Trà Ô long?

……… ……….. ……….. 3. Anh/chị vui lòng chia sẻ những khó khăn mình gặp phải trong quá trình phân phối và bán lẻ sản phẩm?

……… ……….. ……….. 4. Theo anh/chị các chƣơng trình khuyến mãi, quảng cáo của nhãn hàng Trà xanh không độ đã phù hợp và hiệu quả chƣa?

……… ……….. ……….. 5. Anh/chị vui lòng cho biết những đề xuất đối với Tân Hiệp Phát để nâng cao hiệu quả bán hàng của sản phẩm Trà xanh không độ?

……… ……….. ………..

Phục lục 03: Nghị định của Chính phủ xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm.

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

___________

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Chƣơng I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

2. Hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là những hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm một cách cố ý hoặc vô ý các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;

b) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu;

d) Vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; ghi nhãn thực phẩm;

đ) Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn; cản trở hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm.

4. Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đƣợc quy định tại Nghị định này đồng thời đƣợc quy định tại Nghị định khác đã ban hành thì áp dụng theo Nghị định này để xử phạt.

Điều 2. Đối tƣợng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, trừ trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ƣớc quốc tế đó.

2. Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi quy định tại Nghị định này trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ đƣợc giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được quy định tại Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây:

a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền.

c) Tƣớc quyền sử dụng: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi mua của người tiêu dùng nghiên cứu tình huống sản phẩm trà xanh không độ của tập đoàn tân hiệp phát (Trang 75 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)