Thực trạng tiêuchí hạ tầng kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 64)

Tiêu chí Nội dung Tiêu chuẩn nông thôn mới Xã đạt

tiêu chuẩn đạt tiêu chuẩnXã không

SL xã (xã) Tỷ lệ (%) SL xã (xã) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4 (5) (6) (7) Giao thông 2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá (nền 09 m, mặt 07 m)

100% 4 17 19 83

liên thôn được cứng hoá (nền 05 m, mặt 3,5 m)

2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa (nền 04 m, mặt 03 m) 100% (>50% cứng hóa) 4 17 19 83 2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện (nền 05 m, mặt 3,5 m)

> 50% 4 17 19 83

Thủy lợi

3.1. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh.

Đạt 7 30 16 70

3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được đảm bảo phục vụ tưới, tiêu, kiên cố hoá cống đập > 50% 7 30 16 70 Hệ thống điện 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

Đạt 23 100

4.2. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.

> 95% 23 100

Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.

>70% 18 78 5 22

Cơ sở vật chất văn hóa

6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch

Đạt 4 17 19 83

6.2. Tỷ lệ thôn bản có nhà văn hóa và khu thể thao thôn bản đạt quy định của Bộ Văn hoá-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

Thể thao và Du lịch Chợ

nông thôn

7.1 Chợ đạt tiêu chuẩn của

Bộ Xây dựng. Đạt 11 48 12 52 Bưu điện 8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt 23 100 8.2. Có Internet đến thôn xóm Đạt 23 100 Nhà ở 9.1. Nhà tạm, dột nát Không 4 17 19 83

(Nguồn: Sơ kết Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015)

a. Thực trạng tiêu chí về hạ tầng giao thông

Thực trạng hạ tầng giao thông của địa phương được thể hiện qua 4 tiêu chí sau: tiêu chí phản ánh đường liên xã, tiêu chí phản ánh đường liên thôn, tiêu chí phản ánh đường ngõ, xóm và tiêu chí phản ánh giao thông nội đồng. Kết quả thực tế của địa phương như sau:

Thứ nhất, tiêu chí về tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa (nền 09m, mặt đường 07m). Yêu cầu của nông thôn mới đối với tiêu chí này là 100% đường trục liên xã phải đạt tiêu chuẩn. Kết quả khảo sát tại địa phương cho thấy chỉ có 4 xã là đạt tiêu chí la xã Đồng Thịnh, Phượng Tiến, Bảo Cường và Trung Hội, còn lại là 19 xã không đạt. Đối với khu vực miền núi địa hình phức tạp, khó khăn, việc đòi hỏi phải xây dựng hệ thống đường trục đạt chuẩn nằm ngoài khả năng ngân sách của địa phương. Do đó, để được 100% các xã đạt tiêu chí này, rất cần sự đầu tư của Nhà nước, bằng nhiều hình thức, trong đó xã hội hóa công tác xây dựng là trọng điểm.

Thứ hai, tỷ lệ đường trục thô, liên thôn được cứng hóa (nền 05m, mặt đường 3,5m). Để đạt được tiêu chuẩn nông thôn mới, đòi hỏi tiêu chí này của toàn huyện phải đạt từ 50% trở lên. Kết quả thực tế tại địa phương cho thấy 4/23 xã là đạt yêu cầu.. Như vậy, để đạt được tỷ lệ đường liên thôn cứng hóa từ 50% trở lên là một yêu cầu rất khó, nhất là các địa phương này đều nằm trong khu vực khó khăn, là địa phương nghèo so với cả nước. Tiêu chí xây dựng đường liên thôn do huyện và xã triển khai thực hiện. Với hình thức huy động tổng lực với phương trâm nhà nước và

nhân dân cùng làm, tiêu chí này hoàn toàn có thể đạt được theo chuẩn. Để đạt được điều đó, đòi hỏi chính quyền huyện, xã phải tích cực đầu tư, đồng thời tuyên truyền vận động người dân cùng tham gia đóng góp xây dựng.

Thứ ba, tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa (nền 04m, mặt đường 03m), yêu cầu đạt chuẩn là 100% số đường và có trên 50% được cứng hóa. Kết quả khảo sát cho thấy cũng chỉ có xã đạt tiêu chuẩn này.

Thứ tư, Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện (nền 05 m, mặt 3,5 m). Yêu cầu đặt ra phải trên 50% số đường nội đồng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do là huyện miền núi, điều kiện chia cắt, các cánh đồng thường nhỏ hẹp, xen lẫn giữa các dãy núi. Do đó, việc đạt tiêu chuẩn này đối với những xã nghèo là khó khăn đối với địa phương (cũng chỉ có 4 xã đạt tiêu chuẩn). Để đạt được chỉ tiêu này, đòi hỏi sự cố gắng đầu tư lớn của địa phương. Tuy nhiên, do Định Hóa là huyện miền núi nghèo, có tốc độ kinh tế phát triển thấp, diện tích manh mún, nhỏ lẻ, đất sản xuất thường rất xa khu dân cư. Do đó, việc xây dựng hệ thống đường nội đồng thường gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, so với yêu cầu phải đạt từ 70% trở lên số xã trong huyện đạt yêu cầu của tiêu chuẩn nông thôn mới, thì tiêu chí giao thông của huyện chưa đạt là huyện nông thôn mới.

b. Thực trạng tiêu chí hạ tầng Thủy lợi

Tiêu chí hạ tầng thủy lợi được đánh giá bởi hai tiêu chí là hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh và tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được đảm bảo phục vụ tưới, tiêu, kiên cố hóa cống đập.

Đối với tiêu chí hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh. Hiện toàn huyện có 7 xã, chiếm 30% số xã đạt yêu cầu, còn lại 16 xã chiếm 70% chưa đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. So với yêu cầu phải đạt từ 70% số xã trở lên để trở thành huyện nông thôn mới, tiêu chí này huyện Định Hóa về cơ bản là không đạt.

c. Thực trạng tiêu chí hệ thống Điện

Tiêu chí hệ thống điện là một trong các tiêu chí mà huyện Định Hóa đạt tiêu chuẩn với tỷ lệ cao 23/23 xã, chiếm 100% số xã đã có hệ thống điện đảm bảo yêu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

kĩ thuật của ngành điện. Đối với chỉ tiêu tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên. Toàn huyện có 23/23 xã đạt 100% số xã đạt tiêu chuẩn.

Có thể nói, đối chiếu với tiêu chuẩn hạ tầng điện của bộ tiêu chí nông thôn mới, huyện Định Hóa đều đạt yêu cầu.

d. Thực trạng tiêu chí hạ tầng giáo dục

Nhóm chỉ tiêu về hạ tầng giáo dục được thể hiện qua tỷ lệ trường học các cấp bao gồm trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ đạt là rất thấp chỉ có 18/23 xã đạt chuẩn, chiếm 78% tổng số xã. Tỷ lệ trường đạt chuẩn của xã này cũng vừa đạt so với yêu cầu chỉ tiêu là 70%. Đối với 5 xã còn lại, chiếm 22% số xã chưa đạt. Nguyên nhân của việc hạ tầng cơ sở giáo dục đạt tỷ lệ không cao như thế là do đặc điểm địa bàn là huyện miền núi, còn nhiều khó khăn. Ngân sách đầu tư cho giáo dục của Nhà nước và tỉnh, huyện còn thấp so với nhu cầu thực tế. Đời sống kinh tế của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là khu vực dân cư miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn, không có điều kiện tự đóng góp kinh phí để cải thiện giáo dục. Thêm vào đó, do đặc điểm địa hình đi lại khó khăn, chính sách thu hút nhân lực còn nghèo nàn, tiền lương thấp nên một bộ phận không nhỏ giáo viên không sẵn sàng về công tác và làm việc tại địa phương để đóng góp cho nền giáo dục huyện nhà.

Với thực trạng như vậy, thay đổi bộ mặt của hạ tầng giáo dục huyện Định Hóa trong ngắn hạn là điều không thể, bởi hệ thống giáo dục với nhiều cấp bậc từ mầm non đến trung học phổ thông là hệ thống đào tạo tiếp nối, kéo dài trong nhiều năm. Để cải thiện vấn đề này, huyện Định Hóa cần xác định mục tiêu chiến lược trong khoảng từ 10 - 15 năm và chia thành nhiều giai đoạn, cùng với đó, phải có các chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế, đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, cần mạnh dạn tìm kiếm các nguồn hỗ trợ, ODA cho giáo dục để từng bước cải thiện bộ mặt giáo dục của địa phương.

e. Thực trạng tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa xã hội

Nhóm tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa được đánh giá bởi hai tiêu chí cơ bản là tỷ lệ nhà văn hóa và khu thể thao đạt tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ Văn hóa -

Thể thao và Du lịch.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy đối với cả hai chỉ tiêu này, toàn huyện cũng chỉ có 4/23 xã đạt yêu cầu. Có thể nói, đối với người dân vùng núi còn gặp rất nhiều khó khăn, thì việc đầu tư cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao của chính quyền hay của chính người dân chưa thực sư được quan tâm. Do đó, trong tương lai việc thực hiện chỉ tiêu này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của chính quyền, ngoài ra cũng cần thực hiện tốt việc vận động người dân thực hiện nếp sống văn hóa mới. Nếu không, việc đầu tư xây dựng nhà văn hóa, các tụ điểm thể thao nhằm đạt được yêu cầu tiêu chuẩn nhưng lại không thu hút được người dân tới sử dụng sẽ gây nên tình trạng lãng phí.

f. Thực trạng tiêu chí Chợ - Bưu điện và nhà ở nông thôn

Nhóm tiêu chuẩn chợ, bưu điện và nhà ở nông thôn được đánh giá bởi các tiêu chí là: Chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, có Internet đến thôn xóm, nhà tạm và tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Qua thực tế điều tra, kết quả cụ thể như sau:

Với tiêu chí chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, hiện nay chỉ có 11/23 xã, với tỷ lệ là 48 % đạt yêu cầu này, số xã không đạt là 12/23 xã, tỷ lệ là 52%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ đạt trên toàn huyện chưa cao, chỉ có 11 đơn vị trên toàn huyện đạt được tiêu chuẩn của Bộ, cũng như các tiêu chí liên quan đến cơ sở hạ tầng, muốn cải thiện được cần có thời gian, cần sự đầu tư mạnh mẽ của tỉnh và huyện và sự nỗ lực của nhân dân.

Với tiêu chí có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, kết quả điều tra cho thấy 23/23 xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông với tỷ lệ đạt là 100 %. Trong thực tế, Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo các điểm phục vụ bưu chính viễn thông trong cả nước, kết quả này phản ánh đúng những đóng góp của ngành Bưu chính - Viễn thông trong sự phát triển của nông thôn Việt Nam. Việc xây dựng và phát huy điểm bưu điện văn hóa xã vừa góp phần tạo điều kiện thông tin liên lạc cho người dân, đồng thời cũng là nơi giao lưu học hỏi các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới cho người dân nông thôn.

Về tiêu chí có Internet đến thôn xóm, qua điều tra cho kết quả như sau số xã đạt là 23/23 xã chiếm tỷ lệ là 100%. Qua thực tế điều tra cho thấy, hầu hết các điểm truy cập internet tại các xã là do tư nhân, hộ gia đình tổ chức hoạt động như là một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

ngành nghề phụ.

Về tiêu chuẩn nhà tạm, nhà dột nát, toàn huyện có 4/23 xã đạt tiêu chuẩn, đạt tỷ lệ là 17 %, và 19/23 xã không đạt với tỷ lệ là 83%. Kết quả cũng phản ánh phần nào Định Hóa là một huyện miền núi, đời sống của nhân dân còn nghèo, nhiều hộ gia đình chưa có nhà kiên cố để ở, định cư, phát triển kinh tế.

3.2.2.3. Th c tr ng xây d ng nông thôn m i theo nhóm tiêu chí kinh tế và t ch c s n xu t

Nhóm các tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất được đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: thu nhập bình quần đầu người/năm so với mức bình quần của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã, tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc tại các xã và có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 64)