Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
a, Hạn chế
- Mặc dù đã đạt những kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung tiến độ thực hiện Chương trình so sánh với các huyện khác còn chậm, nhiều địa phương chưa khai thác tốt những tiềm năng lợi thế, tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết hợp tác của người dân để XD NTM.
- Vẫn còn một bộ phận cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp thôn và nhân dân nhận thức XD NTM chưa đầy đủ, mới chỉ là xây dựng hạ tầng (đường, kênh mương, nhà văn hóa...) vì vậy chưa chú trọng xây dựng con người mới, văn hóa mới và coi XD NTM như một dự án đầu tư, chưa tích cực tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng tham gia với vai trò là chủ thể.
- Việc điều hành chỉ đạo thực hiện Chương trình một số xã vẫn còn lúng túng, chưa rõ chức năng chủ trì trong tổ chức triển khai thực hiện XD NTM, vì vậy chưa chủ động xây dựng được kế hoạch chi tiết phân công từng thành viên và tổ chức triển khai thực hiện chương trình.
- Các ban, ngành trong Ban Quản lý XD NTM xã đã có các hoạt động trong chỉ đạo thực hiện, nhưng phần lớn vẫn chưa xây dựng được Kế hoạch cụ thể theo chức năng được giao để chủ động chỉ đạo thực hiện Chương trình.
- Trong thực hiện quản lý quy hoạch và thực hiện Đề án XD NTM theo quy hoạch. Công tác thực hiện cắm mốc quản lý quy hoạch còn chậm, có xã chưa chủ động rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp.
- Mức độ nâng cao thu nhập bình quân khu vực nông thôn còn thấp so với các địa phương khác; Hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, các mô hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp còn rất ít; Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chế biến còn chậm.
b, Nguyên nhân tồn tại những hạn chế
- Định Hóa thuộc miền núi địa hình phức tạp, kinh tế xã hội chưa phát triển nên việc chỉ đạo Chương trình XD NTM gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân chủ quan, đó là Cấp ủy Đảng, chính quyền một số xã còn yếu về năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình XD NTM, đồng thời chưa quan tâm nghiên cứu tài liệu, học tập thực tiễn. Một số phòng, ban, đơn vị chưa chủ động, tích cực vào cuộc thực hiện Chương trình XD NTM.
- Trong những năm trước (trước năm 2012), huyện được nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng, điện, đường, trường, trạm... với cơ chế ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%, công tác tổ chức thực hiện đều thuê khoán các nhà thầu thi công và lập hồ sơ, đến nay giao cho Ban phát triển thôn để tổ chức nhân dân trực tiếp thi công với chế nhà nước hỗ trợ một phần, nhân dân làm là chính theo Chương trình xây dựng NTM, vì vậy BQL xã, Ban phát triển thôn và nhân dân chưa tiếp thu ngay được.
- Là huyện có chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, thường quen với cách thức sản xuất truyền thống, tư duy sản xuất hàng hóa còn hạn chế, đất đai phần lớn nhỏ lẻ manh mún, sự phát triển của công nghiệp chế biến nông lâm sản chưa tương xứng; Cơ cấu vốn ngân sách đầu tư cho hỗ trợ sản xuất, chế biến, lưu thông còn ít, dàn trải nên chưa tạo được những mô hình sản xuất, chế biến hàng hóa tập trung.
Chương 4
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA 4.1. Quan điểm định hướng và mục tiêu xây dựng nông thôn mới
4.1.1. Quan điểm định hướng
Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sinh sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn, mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”; Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, tuy nhiên nông dân phải là lực lượng n ̣òng cốt, phải là chủ thể xây dựng nông thôn mới; Thực tiễn cũng cho thấy, những xă hội tiến bộ bao giờ cũng chú ư tới việc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau. Không nằm ngoài những vấn đề trên, lãnh đạo các cấp của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Định Hóa nói riêng đã, tuyên truyền, quán triệt tới từng cơ sở, từng người dân quan điểm của Đảng, Nhà nước trong xây dựng NTM bao gồm các nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất: Xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; do Đảng lãnh đạo; Nhà nước quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và thực hiện; người nông dân đóng vai trò chủ thể tổ chức, góp công sức, trí tuệ và quyết định trong quá trình xây dựng NTM và phát triển kinh tế.
Thứ hai: Thực hiện xây dựng NTM theo phương châm phát huy nội lực cộng đồng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tự chủ, ý thức vươn lên của người dân; Nhà nước,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
nhân dân và các doanh nghiệp cùng thực hiện xây dựng NTM.
Thứ ba: Xây dựng NTM trên cơ sở kế thừa, tập trung huy động các nguồn lực xã hội và liên kết các thành phần kinh tế tạo sức mạnh tổng hợp; gắn xây dựng NTM với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội; gắn xây dựng từng tiêu chí của xã nông thôn mới với việc xây dựng “nông thôn mới” trong mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi thôn bản một cách bền vững.
Thứ tư: Tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết TW 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
4.1.2. Mục tiêu
a. Nhiệm vụ những tháng cuối năm 2016:
1. Tập trung chỉ đạo xã Phượng Tiến hoàn thành các tiêu chí và hồ sơ để đề nghị Tỉnh thẩm định xã đạt chuẩn NTM trong tháng 11/2016.
2. Chỉ đạo các xã duy trì phát triển các tiêu chí đã đạt chuẩn, tập trung thực hiện hoàn thành các tiêu chí đã đăng ký thực hiện; đến hết năm 2016 không còn xã nào đạt dưới 10 tiêu chí.
3. Hoàn thành công tác cắm mốc quản lý quy hoạch và thực hiện các nội dung quản lý xây dựng theo quy hoạch.
4. Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch xây dựng hạ tầng nông thôn mới đã giao cho các xã, khẩn trương nhận xi măng và tổ chức thi công đạt chất lượng tốt và sớm hoàn thành hồ sơ đối với các công trình đã giao; hoàn thành các công trình hạ tầng nông thôn khác được giao kế hoạch vốn năm 2015 (Trụ sở UBND xã, Trường học, Nhà văn hóa...).
b. Định hướng giai đoạn 2017 - 2020:
1. Duy trì và nâng cao mức độ đạt chuẩn NTM của các xã đã đạt, nâng cao mức thu nhập của người dân khu vực nông thôn.
2. Phấn đấu đến năm 2020 có 40% số xã đạt xã chuẩn NTM, các xã còn lại đạt từ 14 tiêu chí trở lên; giai đoạn 2017-2020, phấn đấu mỗi năm có thêm từ 01- 02 xã đạt xã chuẩn NTM, trong đó:
- Năm 2018: Xã Kim Phượng, Trung Lương.
- Năm 2019 đến 2020, dự kiến các xã sau: Bình Yên, Phú Đình, Sơn Phú.
3.Về hạ tầng xã hội:
- Đến năm 2020 nhựa hóa, bê tông hóa 100% các tuyến đường huyện, 70% các tuyến đường giao thông liên thôn và 40% các tuyến đường nội đồng, nội thôn. Giai đoạn 2017-2020: Xây dựng 100 km đường liên thôn, 50 km đường nội đồng, 50 km đường liên gia.
- Tăng cường đầu tư các công trình thủy lợi, quản lý, khai thác có hiệu quả để nâng cao năng lực tưới tiêu. Giai đoạn 2017-2020, xây dựng cụm công trình thủy lợi phía Bắc, phía Nam (gồm sửa chữa, nâng cấp 15 hồ, đập nhỏ, kiên cố hóa 150 km kênh mương). Phấn đấu đến năm 2020, diện tích tưới chủ động cho cây trồng hàng năm đạt trên 80%, riêng diện tích trồng lúa được tưới chủ động đạt 100%.
-Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các trạm biến áp, đường dây để nâng cao chất lượng sử dụng điện trong sản xuất và sinh hoạt. Giai đoạn 2017-2020, xây mới 15 trạm biến áp 0,4KV, 01 trạm 110 KV, nâng cấp, cải tạo 150 km đường dây 0,4 KV.
- Hàng năm thực hiện duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất để giữ vững số trường, số trạm y tế đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục đầu tư các trường chưa đạt chuẩn, giai đoạn 2017-2020 dựng thêm 05 Trường đạt chuẩn quốc gia, xây mới 120 phòng học kiên cố. Phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 75% số trường đạt chuẩn quốc gia, duy trì đạt chuẩn y tế 100% các xã.
4. Về kinh tế và tổ chức sản xuất:
- Đến hết năm 2020, có 40% số xã (09 xã) trở lên có mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 35 triệu đồng/người/năm (mức quy định đạt chuẩn tiêu chí thu nhập đối với xã chuẩn NTM)
+ Đến năm 2020, 100% các xã đều có ít nhất một trong các hình thức tổ chức sản xuất: HTX, THT, mô hình, trang trại hoạt động hiệu quả (Năm 2015 đã có 50% số xã có HTX (THT), trang trại hoạt động hiệu quả).
5. Về văn hóa, xã hội:
- Đến năm 2020 toàn huyện có 80% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; trên 70% làng, bản văn hóa; trên 95% cơ quan văn hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
- Triển khai thực hiện tốt các chương trình về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm. Đến năm 2020 có 50% số xã đạt tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện mỗi năm giảm 2% so với năm trước; hàng năm giải quyết việc làm trên 1.800 lao động/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%.
6. Về hệ thống chính trị:
+ Hàng năm 100% Đảng bộ các xã đều đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; 100% các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Đến năm 2020, 100% cán bộ công chức đạt chuẩn.
+ Hàng năm, an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo. 7. Phối hợp với các đoàn tình nguyện viên Hàn Quốc để tuyên truyền xây dựng làng xã mới theo tinh thần Saemaul, mỗi năm huyện hỗ trợ để nhân rộng thêm 02 làng mới theo Mô hình xóm Tổ, xã Phượng Tiến.
4.2. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới cho huyện Định Hóa Định Hóa
Sau gần 04 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay huyện Định Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện nói chung và công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa là phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và định hướng chung của cả nước. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, trong đó quan trọng là hoàn thành Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 - 2015, cần có những giải pháp, chính sách đồng bộ nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi để thúc đẩy nhanh hơn quá trình xây dựng NTM, xây dựng nền kinh tế ổn định, phát triển bền vững, nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn.
Trong những năm tới, huyện cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau:
4.2.1. Hoàn thiện chính sách, công tác điều hành quản lý
Bổ sung, hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu; đồng thời rà soát bổ sung sửa đổi các quy định, hướng dẫn đã có để phù hợp với thực tiễn xây dựng NTM như: Cơ chế lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn xã; Chính sách hỗ trợ thông qua các tổ chức
tín dụng, Quỹ đầu tư phát triển địa phương...; Các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM; Quy trình công nhận các xã đạt chuẩn NTM; Tiêu chí phân bổ nguồn lực xây dựng NTM cho các xã nghèo; Cơ chế khen thưởng cho các địa phương làm tốt..
Hoàn thiện các chính sách vĩ mô tạo cơ sở phát triển nông thôn bền vững. Các đơn vị, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, cần đề xuất các chính sách nhằm khuyến khích các cộng đồng dân cư đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Các chính sách nên hướng về:
Khuyến khích các đơn vị huy động được nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển sản xuất trên địa bàn; Đảm bảo an sinh xã hội (có thể giảm hoặc miễn đóng góp cho các đối tượng mất khả năng lao động, hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng..).
Biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tích cực, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Giải quyết những mâu thuẫn còn tồn tại (Lợi ích và mối quan hệ kinh tế giữa chính quyền với người dân; Chính sách hỗ trợ nông dân của Nhà nước với thực tiễn tổ chức thực hiện.).
Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp: Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các địa phương trong nước, để xây dựng thành công nông thôn mới đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ vừa giỏi vừa có tâm, có uy tín với dân. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng.
Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chính trị, tất cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần được bồi dưỡng các kiến thức về nông thôn mới theo Chương trình khung được phê duyệt tại Quyết định 1003/QĐ- BNN-KTHT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong các chương trình phát triển về quy hoạch, định hướng phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc bố trí sản xuất, bố trí đầu tư, xây dựng, các chương trình, dự án trọng điểm phải được xuất phát từ quy hoạch, cụ thể hoá quy hoạch, tạo được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
sự đồng bộ trong chương trình.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã: Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ cơ sở gồm: thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý và cán bộ các đoàn thể, chuyên môn của xã; Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, xóm; Trưởng, phó Ban công tác mặt trận và đoàn thể thôn, xóm; thành viên ban phát triển thôn về