Đối với huyện Định Hóa và cộng đồng dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 113 - 118)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Đối với huyện Định Hóa và cộng đồng dân cư

Trước hết xác định xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ Đảng bộ và nhân dân, do vậy cần có sự nỗ lực đoàn kết, đồng thuận, phấn đấu của mọi cán bộ và nhân dân trong huyện.

Các cấp, ngành, đoàn thể coi đây là nhiệm vụ của mình cùng phối hợp chặt chẽ và tuyên truyền cho hội viên, đoàn viên, thông qua đó tuyên truyền tới người thân trong gia đình về chủ trương, quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới của đảng và nhà nước để toàn thể người dân hiểu đúng các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới, coi đó là động lực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Đẩy mạnh công tác quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư, đồng thời nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách để khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư vào khu vực nông thôn.

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khen thưởng phù hợp để khuyến khích các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

Tiếp tục tiến hành rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới, Đề án phát triển sản xuất, bố trí nuôi trồng các loại cây, con theo các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến. Tích cực thúc đẩy hình thành, phát triển và tạo ra mối liên kết vững chắc giữa 4 nhà “ Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông”.

Hàng năm làm tốt công tác lập kế hoạch, đánh giá thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới, kịp thời điều chỉnh, bổ sung giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn.

Tổ chức tuyên truyền, phát động thực hiện phong trào xây dựng người nông dân mới trong cộng đồng dân cư, làm hạt nhân để xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Đối với người dân cần phải nỗ lực nâng cao nhận thức của bản thân, có nhìn nhận đúng đắn, tích cực về chương trình xây dựng nông thôn mới, xác định đầy đủ trách nhiệm, quyền lợi của bản thân, từ đó vươn lên, phấn đấu làm tốt việc xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

“nông thôn mới” trong mỗi bản thân, trong mỗi gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương một cách bền vững.

KẾT LUẬN

Sau hơn 5 năm thực hiện, mặc dù thời gian chưa lâu nhưng huyện Định Hóa đã triển khai khá tích cực và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tính đến hết năm 2015 trên địa bàn huyện Định Hóa đã hoàn thành việc tổ chức bộ máy chỉ đạo, quản lý điều hành xây dựng nông thôn từ huyện đến xã, thôn ; 100% các xã hoàn thành xong quy hoạch chung và đề án xây dựng NTM; tạo phong trào khí thế thi đua xây dựng nông thôn mới, nhân dân phấn khởi tin tưởng và tích cực tham gia hưởng ứng; vai trò chủ thể của cộng đồng được nâng lên, các cấp các ngành đã quan tâm chỉ đạo, tập trung lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là chính sách hỗ trợ xi măng và đầu tư thêm kinh phí mua vật liệu làm đường giao thông nông thôn đang được hưởng ứng tích cực. Kết quả bước đầu này đã tạo ra tiền đề để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên bên cạnh đó phong trào xây dựng nông thôn mới tại huyện Định Hóa cũng còn có nhiều khó khăn. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và người dân, một số cơ quan, đơn vị về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ. Công tác tuyên truyền, vận động ở một số xã còn chưa được thường xuyên. Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp còn ít. Thực trạng nông thôn mới trên của các xã theo 19 tiêu chí còn ở mức thấp, hầu hết các xã mới đạt được các tiêu chí về quy hoạch, thuỷ lợi, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hệ thống chính trị, an ninh vững mạnh ; còn nhiều tiêu chí khó chưa đạt được như giao thông, nhà ở dân cư, cơ sở vật chất văn hoá, môi trường, y tế, hộ nghèo, nên phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới rất khó khăn. Tiến độ quy hoạch nông nông mới chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao, do các đơn vị tư vấn hầu hết thiếu kinh nghiệm trong quy hoạch nông thôn mới, chủ yếu quan tâm quy hoạch hạ tầng và dân cư, quy hoạch tổ chức phát triển sản xuất còn lúng túng. Nhu cầu vốn xây dựng nông thôn mới là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn trung ương và tỉnh phân bổ còn quá ít (chỉ tập trung tại xã điểm), việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp và nhân dân còn thấp, do đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Việc lồng ghép nguồn vốn các chương trình còn lúng túng, văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình còn chậm và khó thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta, là nhiệm vụ chính trị quan trọng và cấp bách, đòi hỏi nỗ lực và sự quan tâm của các cấp các ngành, sự chung sức chung lòng của mọi tầng lớp dân cư. Trong đó người nông dân phải đóng vai trò chủ thể tổ chức, góp công sức, trí tuệ và quyết định trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời người nông dân cũng là người trực tiếp thụ hưởng những thành quả đạt được từ chương trình xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống cho bản thân, cho gia đình, làm cơ sở để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo sự phát triển hài hoà và bền vững. Đây là quan điểm xuyên suốt, là mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện CTMT Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên quan điểm và mục tiêu chiến lược này cũng chưa được tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cộng đồng dân cư của huyện Định Hóa, phần nhiều người dân trong huyện còn cho rằng chương trình xây dựng nông thôn mới là việc của chính quyền xã, coi đây như là một dự án của Nhà nước để xóa đói giảm nghèo cho người dân, dẫn đến còn có tâm lý trông chờ, ỉ lại. Đây cũng là nhận thức của nhiều người dân và một bộ phận không nhỏ của cán bộ, đảng viên trong cả nước. Với quan điểm này không thể phát huy được hết nội lực của cộng đồng dân cư trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương, điều đó sẽ làm cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương trở nên giáo điều. Do vậy công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn là vấn đề cần phải được chú trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục, để quan điểm đúng đắn về xây dựng nông thôn mới được thấm nhuần trong toàn bộ cộng đồng dân cư, làm nền tảng thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở địa phương.

Với mục tiêu cuối cùng là sự hài lòng của người dân nông thôn với cuộc sống, thì xây dựng nông thôn mới là một chặng đường dài gắn liền với quá trình phát triển chung của cả nước. Các nhóm giải pháp chủ yếu mà luận văn đề cập đến tập chung cho việc thúc đẩy hoàn thành 19 tiêu chí được quy định tại Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng chính phủ, làm cơ sở để xét công nhận đơn vị nông thôn mới. Đây chỉ là những bước ban đầu, đặt nền móng cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, tạo tiền đề để người dân nông thôn phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của chính mình. Còn về lâu dài, chính sự nỗ lực của người dân địa phương, nội lực của cộng đồng dân cư tại địa phương mới là yếu tố quyết định đến sự thành công của Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

2. Báo cáo chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới huyện Định Hóa 05 năm 2011- 2015, phương hướng, nhiêm vụ giai đoạn 2016-2020 tháng 11/2015.

3. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2012), “Chương trình nông thôn mới ở Việt Nam - một số vấn đề đặt ra và kiến nghị”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 262 tháng 8/2012. 4. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới.,

NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Cù Ngọc Hưởng (2006), Lý luận, thực tiễn và các chính sách xây dựng nông thôn mới Trung Quốc, Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. 7. Vũ Trọng Khải (2004), Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển Kinh tế - Xã

hội nông thôn mới kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Bùi Xuân Lưu (2004), Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, (2004), Một số vấn đề kinh tế-xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, (1976); lần thứ V, (1982); lần thứ VI, (1987); lần thứ VII, (1991); lần thứ VIII, (1996); lần thứ IX, (2002); lần thứ XI, (2011), NXB Sự thật, Hà Nội.

12. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, www.nongthonmoi.gov.vn/.

13. Cổng thông tin điện tử Bộ NN và PTNT, www.agroviet.gov.vn/. 14. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, www.quangninh.gov.vn/.

15. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình, www.thaibinh.gov.vn/.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

PHỤ LỤC Phụ lục 01

CÂU HỎI THẢO LUẬN

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 113 - 118)