5. Bố cục của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Định
tỉnh Thái Nguyên
Từ những thành quả mà các huyện bạn đã đạt được như vậy thì đó cũng là kinh nghiệm rất lớn cho tỉnh thái nguyên nói chung và huyện Định Hóa nói riêng, cụ thể Huyện phải rút ra những kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Coi trọng công tác qui hoạch, tập trung vào một số nội dung cơ bản là: Qui hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa; qui hoạch khu trung tâm xã và các điểm dân cư; qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; qui hoạch giao thông và thủy lợi nội đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
Thứ hai: Tổ chức vận động hộ gia đình, dòng họ thực hiện theo qui hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hàng hóa, có sự kết hợp chặt chẽ và nêu cao vai trò 4 thành phần cơ bản: Hộ, nhóm hộ, dòng họ, thôn làng.
Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tùy vào điều kiện của từng địa phương để tìm ra những loại hình chuyển đổi cho thích hợp. Tập trung phát triển nhiều vùng sản xuất hàng hoá lớn (Vùng trồng đậu tương, vùng trồng ớt xuất khẩu, vùng sản xuất 2 vụ lúa chất lượng cao và một vụ đông...), trồng rừng, trồng những cây nông lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Thứ tư: Tập trung phát triển sản xuất, xây dựng và hình thành các hình thức hợp tác trong sản xuất, phát triển thị trường để nâng cao giá trị thu nhập cho người dân; đồng thời huy động tốt các nguồn lực, đặc biệt là huy động các nội lực trong nhân dân để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án phục vụ dân sinh. Cân đối nguồn kinh phí để hỗ trợ đầu tư cho các địa phương đi đầu và thực hiện hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới.
Thứ năm: Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tạo được sự đồng thuận cao và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, tranh thủ và sử dụng nguồn lực đầu tư của các cấp, các ngành, đoàn thể, con em xa quê trong phong trào xây dựng nông thôn mới.