Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 107)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới cho huyện Định

4.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây dựng nông thôn

mới, nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, đồng thời triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua, đánh thức tính năng động, tiềm tàng của người dân. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, chính vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới. Do đó, cần phải tuyên truyền để nông dân hiểu và tự giác thực hiện. Để xây dựng được nông thôn mới, đòi hỏi nông dân phải nỗ lực, không những đóng góp công của để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải nỗ lực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của gia đình, có lối sống lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển dân chủ ở cộng đồng, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Kinh nghiệm của nhiều nơi cho thấy, nếu cứ áp đặt cho người dân, không để cho người dân được tham

gia bàn bạc, quyết định thì dễ dẫn tới thất bại. Chỉ khi nào người nông dân hiểu được trách nhiệm lớn lao của mình và những nội dung cần làm thì công cuộc xây dựng nông thôn mới mới có khả năng thành công.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng đồng. Bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào sinh sống ở nông thôn, được hưởng thụ thành quả của nông thôn mới thì đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới. Để các giai cấp, tầng lớp khác trong cộng đồng tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới cùng với người nông dân thì việc tuyên truyền đối với họ là một tất yếu khách quan.

Công tác tuyên truyền cần phải thường xuyên liên tục, mọi lúc, mọi nơi và được tiến hành bằng nhiều phương pháp linh hoạt. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các đoàn thể, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của mình cần chủ động lựa chọn những nội dung thiết thực, phối hợp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các thành viên tích cực triển khai xây dựng NTM, khích lệ động viên các tổ chức, cá nhân cùng đồng lòng xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh việc làm cho mọi người hiểu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, các công việc cần làm, cách làm... thì việc nêu gương những điển hình tiên tiến là rất cần thiết để khích lệ động viên.

Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chương trình cụ thể như: chuyển đổi cơ cấu giống cấy trồng, vật nuôi; sản xuất theo quy hoạch các vùng kinh tế, dồn điền, đổi thửa, đưa công nghệ khoa học, kỹ thuật và cơ giới hoá trong sản xuất. Mở rộng quy mô trung tâm dạy nghề cấp huyện, tăng cường hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho nông dân bằng nhiều hình thức và quy mô phù hợp, tăng tỷ lệ người lao động qua đào tạo các ngành nghề đáp ứng cho yêu cầu.. Tăng cường tuyên truyền vận động xây dựng đời sống văn hoá mới trong cộng đồng dân cư; phát huy nội lực gắn với văn hoá làng xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 107)