5. Bố cục của luận văn
4.1.1. Quan điểm định hướng
Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sinh sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn, mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”; Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, tuy nhiên nông dân phải là lực lượng n ̣òng cốt, phải là chủ thể xây dựng nông thôn mới; Thực tiễn cũng cho thấy, những xă hội tiến bộ bao giờ cũng chú ư tới việc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau. Không nằm ngoài những vấn đề trên, lãnh đạo các cấp của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Định Hóa nói riêng đã, tuyên truyền, quán triệt tới từng cơ sở, từng người dân quan điểm của Đảng, Nhà nước trong xây dựng NTM bao gồm các nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất: Xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; do Đảng lãnh đạo; Nhà nước quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và thực hiện; người nông dân đóng vai trò chủ thể tổ chức, góp công sức, trí tuệ và quyết định trong quá trình xây dựng NTM và phát triển kinh tế.
Thứ hai: Thực hiện xây dựng NTM theo phương châm phát huy nội lực cộng đồng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tự chủ, ý thức vươn lên của người dân; Nhà nước,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
nhân dân và các doanh nghiệp cùng thực hiện xây dựng NTM.
Thứ ba: Xây dựng NTM trên cơ sở kế thừa, tập trung huy động các nguồn lực xã hội và liên kết các thành phần kinh tế tạo sức mạnh tổng hợp; gắn xây dựng NTM với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội; gắn xây dựng từng tiêu chí của xã nông thôn mới với việc xây dựng “nông thôn mới” trong mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi thôn bản một cách bền vững.
Thứ tư: Tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc Nghị quyết TW 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.