Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn mới một số nước, lãnh thổ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 34)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn mới một số nước, lãnh thổ,

khu vực

1.2.1.1. Mô hình Saemaul Ungdong của Hàn Quốc: (Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và PTNT, 2002)

Nội dung chủ yếu của mô hình Saemaul Ungdong là nâng cao thu nhập cho người dân; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; cải tạo môi trường sống của người dân; khai sáng tinh thần cho người dân nông thôn. Chương trình chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, triển khai các dự án dễ thực hiện, nhận thấy trước, và dự án khó mang tính dài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

hạn sau. Mỗi làng được Chính phủ hỗ trợ 350 bao xi măng, 500 kg thép và giao quyền tự quyết định cho cộng đồng góp thêm công của và thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng, nhằm: Cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ nông dân; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nông dân. Các làng thực hiện tốt các dự án ở giai đoạn 1 sẽ được lựa chọn thực hiện tiếp giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Là giai đoạn “nâng cao thu nhập của nông dân”, phát huy tính cộng đồng trong nông thôn rất cao, vừa tăng thu nhập vừa hình thành và thúc đẩy phát triển mô hình hợp tác liên kết. Sau đánh giá hàng năm, các làng được phân thành 3 loại: Loại không hoàn thành tốt các dự án cơ sở hạ tầng; loại hoàn thành tốt các dự án cơ sở hạ tầng đơn giản nhưng chưa hoàn thành tốt các dự án cơ sở hạ tầng mang tính cộng đồng cao; loại hoàn thành tốt các dự án cơ sở hạ tầng sẽ được Chính phủ trợ giúp triển khai các dự án nâng cao thu nhập cho nông dân, gồm các nội dung như sau: Tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng, đa canh. Hỗ trợ của Nhà nước chuyển sang bằng tiền dưới hai dạng cho vay và cho không. Kỹ thuật mới đóng góp nhiều cho việc tăng thu nhập của người dân; đưa giống lúa cao sản vào sản xuất, năng suất rau quả tăng nhanh. Tập trung phát triển sản xuất gia cầm, thịt, sữa đáp ứng nhu cầu thực phẩm của dân thành thị tăng nhanh khi thu nhập tăng. Xây dựng mối hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Bằng cách thưởng phạt công minh, kích thích lòng tự tin trong từng cộng đồng làng xóm, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ hướng về xây dựng nông thôn mới, thi đua làm giàu đẹp quê hương. Thái độ ỷ lại, tự ti bị loại bỏ ngay từ cách tiến hành chương trình. Địa phương nào cũng muốn vươn lên thành điển hình tốt, chấm dứt hiện tượng tranh nhau nhận làng xóm nghèo để được hỗ trợ. Cách đi từng bước đó vừa cho phép dưỡng sức dân tích lũy tăng thu nhập, tái sản xuất mở rộng, vừa cho phép huy động nội lực từ dân để xây dựng nông thôn. Mặt khác, Nhà nước tập trung nguồn tài nguyên có hạn của mình vào các mục tiêu phát triển cụ thể có hiệu quả. Đến cuối thập kỷ 70 và thập kỷ 80, hầu hết các làng ở khu vực nông thôn Hàn Quốc đều tham gia vào các dự án nâng cao thu nhập cho nông dân. Chương trình làng mới này đã giúp phần đưa đất nước Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá trở thành một nước công nghiệp phát triển chỉ sau 20 năm.

Mở rộng phong trào làng nông thôn sang hợp tác xã và doanh nghiệp. Khi phần lớn các làng xã đó bước sang giai đoạn thực hiện các chương trình tăng thu nhập, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn gắn chặt với phát triển các hợp tác xã giúp phần vào tăng năng suất và sản lượng của các hộ gia đình nông thôn. Số lượng hợp tác xã tăng nhanh, hoạt động tốt, bình quân một hợp tác xã sau 10 năm tổng doanh thu tăng từ 43 triệu lên 2.300 triệu won. Chính phủ hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá và kinh tế nông thôn thông qua việc hỗ trợ thành lập các xí nghiệp Seamaul ở nông thôn. Nhà nước cho vay vốn ưu đãi, ưu tiên cung cấp điện, hướng dẫn kỹ thuật và được Hiệp hội phát triển công nghiệp nhỏ quản lý, giúp đỡ tăng thu nhập phi nông nghiệp cho hàng trăm nghìn lao động nông thôn. Nhờ vậy, đã thúc đẩy hình thành các HTX kiểu mới ở nông thôn phục vụ cho nhu cầu sản xuất mang tính thương mại của họ. Người nông dân đói nghèo đã bắt đầu trở nên tự tin, khu vực nông thôn trở thành năng động, có khả năng tích luỹ, tự đầu tư và nhờ đó mà có khả năng phát triển.

Khác với trước năm 1970 ở Hàn Quốc, các HTX tồn tại song song với các cơ quan hành chính, thu nhập chỉ đủ trả lương cho cán bộ nên người dân gọi là HTX của cán bộ. Như vậy, Chương trình Saemaul Ungdong đánh dấu thời kỳ phát triển mới của các HTX, điều mà Việt Nam đang rất cần cho sự đổi mới của HTX hiện nay.

Từ mô hình Saemaul Ungdong rút ra những kinh nghiệm cho hoạch định chính sách phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay:

- Tạo ra sự gần gũi, chia sẻ, tinh thần cộng đồng trách nhiệm giữa nhà hoạch định chính sách với lãnh đạo nông dân, cùng nhau bàn thảo, xây dựng và lập kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nông thôn. Do đó, chủ thể hoạch định chính sách hiểu được vai trò lớn lao và thông cảm với những khó khăn của nông dân, hướng ý tưởng mục tiêu chính sách vào trúng những vấn đề bức xúc nông dân đang cần.

- Thông qua chính quá trình hoạch định chính sách để tập hợp lực lượng xã hội, thống nhất ý tưởng chính sách. Chính sách đào tạo và phát triển nông thôn từ năm 1974 - 1978 thu hút được khoảng 800 nhà tu hành và chức sắc tôn giáo, 2.300 giáo sư, khoảng 600 nhà báo, nhà văn tham gia các khoá đào tạo và trở thành những người ủng hộ rất tích cực cho phong trào trên mọi lĩnh vực, tuyên truyền cho toàn xã hội, kéo thành thị gần lại với nông thôn cả về tư tưởng và hành động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

Cách đánh giá các chương trình, dự án hàng năm theo tiêu chuẩn rõ ràng và công khai đã kích thích tính tích cực, tạo ra niềm tin vào chính bản thân đối tượng thực thi chính sách, là động lực để họ làm việc.

Đề cao tính tự chịu và khả quy trách nhiệm với đối tượng thực thi chính sách qua việc để nhân dân tự quyết định loại công trình nào ưu tiên xây dựng và chịu trách nhiệm quyết định toàn bộ thiết kế, chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình.

Chủ thể hoạch định xác định ngay từ trong ý tưởng chính sách xây dựng nông thôn là: Đạt được mục tiêu phát huy nội lực của nhân dân, song quan trọng hơn là thay đổi hành vi và thái độ của họ, làm cho họ trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn.

Đề cao khoa học xây dựng chính sách thông qua việc mở trường đào tạo cán bộ, trí thức về phát triển nông thôn.

1.2.1.2. Mô hình phát triển nông thôn của Trung Quốc: (Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và PTNT, 2002 và Phạm Văn Đình, 1998).

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số trên 1,3 tỷ người, trong đó nông dân sống ở nông thôn gần 900 triệu người. Dân số của Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới, trong khi đó, diện tích đất canh tác chỉ chiếm có 9% của thế giới. Lại xuất phát điểm là một nước nghèo nhưng nhờ có công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đã trỗi dậy như một hiện tượng thần kỳ của khu vực Châu Á và trên thế giới. Với một diện tích đất canh tác ít ỏi như vậy, để nuôi sống 21% dân số của thế giới là một bài toán hóc búa. Lời giải cho bài toán đó chính là chính sách Tam nông của Trung Quốc mà nhiều người gọi là “Quốc sách”.

Thành công của chính sách Tam nông của Trung Quốc cho phép chúng ta rút ra những bài học sau đây:

(1) Cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp:

Công cuộc cải cách nông thôn của Trung Quốc qua nhiều dấu mốc, trong đó những mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chế kinh doanh 2 tầng kết hợp, lấy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mở cửa toàn diện thị trường nông sản; xóa bỏ thuế nông sản; xóa bỏ thuế nông nghiệp và thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông dân.

Nổi bật trong việc cải tổ quản lý trong nông nghiệp là:

nhảy vọt” (1958), vốn là cấp bậc cao nhất trong ba cấp bậc hành chánh ở nông thôn Trung Quốc. Nó là đơn vị tập thể hóa lớn nhất, được chia thành những đội và đoàn sản xuất. Các công xã nhân dân vừa có chức năng kinh tế, chức năng chính trị và chức năng chính quyền. Bước vào thời kỳ cải cách mở cửa, hình thức Công xã nhân dân đã bộc lộ nhiều khuyết tật, trở thành lực cản của sự phát triển. Vì vậy, đến năm 1985 Trung Quốc đã quyết định xóa bỏ công xã nhân dân và thay thế chúng bằng bằng các Hương Làng. Xóa bỏ Công xã nhân dân đã đặt các thành phần kinh tế cùng bình đẳng trong cơ chế thị trường.

- Đổi mới cơ chế quản lý như thực hiện cơ chế “hai mở một điều chỉnh”. Hai mở là mở cửa giá thu mua theo cơ chế thị trường, mở cửa thị trường mua bán lương thực. Một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân như trợ cấp giống, phân bón, vật tư, máy móc...

Việc đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp đã thực sự cởi trói cho nông dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển mạnh trong những năm vừa qua

(2) Nguồn lực của Nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng:

Để thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống dân sinh ở nông thôn, Chính phủ Trung Quốc đã huy động nhiều nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Ngân sách nhà nước chủ yếu được sử dụng cho làm đường giao thông, xây dựng công trình thủy lợi, trường học, cơ sở y tế... chỉ một phần nhỏ dùng để xây nhà cho người dân. Nhờ đó, đến năm 2010, nông thôn Trung Quốc có kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Cụ thể là: 95% số thôn có đường bộ đến trung tâm thôn; 98,7% số thôn có điện; 97,6 % số thôn có điện thoại; cải tạo và xây dựng mới 188.000 trạm y tế hương, trấn; trang bị thêm thiết bị y tế cho 117.000 trạm y tế.

Chỉ tính riêng trong 5 năm tài chính 2005 - 2010, Nhà nước Trung Quốc đã xây mới và cải tạo 1,3 triệu km đường nông thôn, cải tạo 22.000 trường tiểu học và trung học nông thôn không an toàn.

Nhờ tập trung nguồn lực của Nhà nước vào xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn nên hạ tầng của nông thôn Trung Quốc khá đồng bộ theo quy hoạch thống nhất, dần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị.

(3) Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làm tại chỗ, nâng cao nhu nhập cho người dân:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn

bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân, Trung Quốc tìm cách để phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiện nay, cơ cấu lao động nông thôn Trung Quốc cũng chuyển dịch rất mạnh, 226 triệu lao động nông thôn chuyển sang chế độ làm thuê trong các xí nghiệp hoặc các ngành dịch vụ khác. Đạt được thành tựu đó là nhờ Trung Quốc đã phát triển mạnh các doanh nghiệp ở nông thôn.

Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trong phát triển các doanh nghiệp hương trấn (town village enterprises, TVEs). Về hình thức, phần lớn TVEs do chính quyền hương trấn ở địa phương sỡ hữu, một loại sở hữu tập thể giống như hợp tác xã, nhưng trên thực tế, các loại doanh nghiệp này hoạt động như doanh nghiệp tư nhân. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, TVEs là một trong hai đầu máy kéo lực lượng sản xuất của Trung Quốc theo hướng hiệu suất hoá và tăng năng lực cạnh tranh. Từ năm 1986 đến năm 1997, tỷ lệ của TVEs trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng từ 9% lên đến 46%. Vào những năm đầu trong quá trình cải cách của Trung Quốc, TVEs chỉ chiếm dưới 10% lực lượng lao động có việc làm ở nông thôn, nhưng đến giữa thập niên 1990 tỷ lệ đó đã tăng lên gần 30%. Tỷ lệ của TVEs trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã tăng từ 10% năm 1980 lên tới 58% năm 1997.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động; mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn là chìa khóa giúp Trung Quốc thành công trong chính sách “Li nông, bất ly hương”. Việc thực thi chính sách “cho nhiều, thu ít, tạo nhiều việc làm” đã mở rộng con đường giúp nông dân tăng thu nhập.

(4) Có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội:

Đến năm 2009, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn Trung Quốc đã đạt 5000 nhân dân tệ. Theo Giáo sư - Tiến sỹ Lý Ninh Huy là nhờ Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hôi. Những chính sách cụ thể là:

- Xóa bỏ thuế nông nghiệp (gồm cả thuế chăn nuôi, thuế đặc sản). Việc giảm thuế nông nghiệp đã đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh hơn, riêng sản lượng lương thực tăng liên tục sau 4 năm, đến năm 2007, lần đầu tiên Trung Quốc đạt trên

500 triệu tấn (sản lượng cây có hạt). Việc xóa bỏ thuế nông nghiệp đã làm giảm gánh nặng đóng góp cho nông dân mỗi năm 133,5 tỷ nhân dân tệ.

- Thực hiện giáo dục nghĩa vụ (9 năm) miễn phí. Chính sách “lưỡng miễn nhất bổ” (bao gồm miễn sách vở, các khoản tạp phí và trợ cấp tiền sinh hoạt phí cho học sinh nội trú thuộc gia đình khó khăn. Hàng năm có khoảng 150 triệu gia đình có con học tiểu học và trung học được hưởng chính sách này, làm giảm một gánh nặng đáng kể cho nông dân.

- Hỗ trợ học nghề cho các tầng lớp thu nhập thấp. Trung bình mỗi năm Chính phủ Trung Quốc đã giúp cho khoảng 8 triệu người, chủ yếu là con em nông thôn có việc làm. Riêng 5 năm 2005-2010, Chính phủ Trung Quốc đã chi cho lĩnh vực này khoảng 66, 6 tỷ nhân dân tệ.

- Thành lập chế độ bảo đảm mức sinh hoạt thấp nhất ở nông thôn. Chính sách này được thực thi từ năm 2007. Đã có 35,5 triệu nông dân được đưa vào chính sách bảo hiểm này.

- Thực hiện chế độ y tế hợp tác kiểu mới, 730 triệu nông dân được hưởng chính sách này.

- Hỗ trợ về giá mua giống, mua thiết bị, máy móc và vốn cho nông dân; hỗ trợ thu mua lương thực cho nông dân không thấp hơn giá thị trường.

- Trợ cấp 13% trên tổng giá trị hàng hóa khi nông dân mua sản phẩm đồ gia dụng, ô tô, xe máy tại các xã (do nhà nước định hướng).

Bên cạnh việc áp dụng các chính sách trên, Chính phủ Trung Quốc đã xử lý nghiêm nạn loạn thu phí và công bố công khai, minh bạch về giá và phí nông nghiệp, chính sách trợ cấp, đền bù và việc chuyển đổi thành tiền mặt đối với trợ cấp lương thực... Nhờ đó, cả đời sống vật chất lẫn tinh thần cũng như các thể chế về chính trị,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 34)