Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH xử lý nước minh hoàng hà nội (Trang 48 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Thu thập dữ liệu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Đối với vấn đề nghiên cứu của mình, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn

a. Bên trong công ty TNHH Xử lý nƣớc Minh Hoàng qua 4 năm từ năm 2013 đến năm 2016

 Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh

 Báo cáo tình hình nhân lực của công ty

 Số liệu khối lƣợng sản xuất, khối lƣợng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

 Tài liệu nội bộ khác

b.Bên ngoài công ty TNHH Xử lý nƣớc Minh Hoàng:

 Các bài viết đăng trên Internet, trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.

 Tài liệu, giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

 Các bài trên tạp chí hay luận án của các học viên khóa trƣớc có vấn đề nghiên cứu chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp có ƣu điểm là tiết kiệm thời gian, tài chính, tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của dữ liệu, tác giả tiến hành phân

loại và chọn lọc dữ liệu phù hợp với vấn đề nghiên cứu của mình, đồng thời so sánh kiểm tra dữ liệu với dữ liệu gốc.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Đối với vấn đề nghiên cứu của mình, tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn sâu thu thập thông tin đối với chuyên gia chính sách, chiến lƣợc, ngƣời quản lý trong công ty TNHH Xử lý nƣớc Minh và điều tra xã hội học đối với CBCNV, khách hàng, đối tác của công ty TNHH Xử lý nƣớc Minh Hoàng

2.2.2.1. Thiết kế bảng hỏi

Tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thông qua các tài liệu trƣớc đây và xây dựng bảng hỏi nháp, sau đó tiến hành phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia, quản lý để xem bảng hỏi nháp đã phù hợp chƣa. Với phƣơng pháp này, tác giả tiến hành phỏng vấn 02 chuyên gia và 04 quản lý: một chuyên gia về CLKD và một chuyên gia ngành Môi trƣờng và 04 cán bộ quản lý DN, là ngƣời có hiểu biết và kiến thức về CLKD và ngành xử lý nƣớc, họ sẽ có những chia sẻ kinh nghiệm hữu ích.

Với chuyên gia về CLKD, tác giả đề xuất 5 câu hỏi. Câu hỏi 1 hỏi xem CLKD là gì, có các hƣớng tiếp cận nhƣ thế nào?, câu hỏi 2 về quy trình xây dựng CLKD, câu hỏi 3 tập trung hỏi xem theo chuyên gia thực trạng xây dựng CLKD tại các doanh nghiệp tƣơng tự nhƣ thế nào? Câu hỏi 4 hỏi về các vấn đề thƣờng gặp khi xây dựng CLKD? Câu hỏi 5, hỏi rằng có các giải pháp nào để khắc phục đƣợc các vấn đề trong xây dựng CLKD cho doanh nghiệp.

Với chuyên gia ngành Môi trƣờng- Xử lý nƣớc và 04 cán bộ quản lý của DN tác giả cũng đƣa ra 5 câu hỏi để phỏng vấn. Câu hỏi 1 hỏi xem chuyên gia, quản lý đánh giá tổng quan về ngành xử lý nƣớc tại Việt Nam, những thành tựu và tồn tại và dự báo? Câu hỏi 2 là về môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng tới doanh nghiệp nhƣ thế nào? Câu hỏi 3 về mức độ cạnh tranh trong ngành? Câu hỏi 4 là về các yếu tố nội tại nào tạo nên sự thành công của DN? Và câu hỏi 5 chuyên gia, quản lý cho rằng doanh nghiệp trong ngành nên làm gì để phát triển tốt trong thời gian tới?

Trên cơ sở nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và phỏng vấn sâu với chuyên gia, tác giả thiết kế bảng câu hỏi gồm 3 phần với 6 câu hỏi (chi tiết theo Phụ lục):

+ Phần 1: thông tin sơ bộ về cá nhân ngƣời đƣợc tham khảo, chủ yếu thông tin thời gian công tác, giới tính, chức vụ, độ tuổi, học vấn...

+ Phần 2: khảo sát ý kiến của cán bộ - nhân viên, khách hàng, đối tác, ...nhằm đánh giá, nhìn nhận về các yếu tố nội bộ, yếu tố bên ngoài, khả năng cạnh tranh của Công ty; so sánh với đối thủ cạnh tranh.... Đây chính là cốt lõi của quá trình nghiên cứu. Thang đo sử dụng, sử dụng thang đo Likert với 5 mức từ 1 đến 5, cụ thể nhƣ sau: (5) rất yếu, (4) yếu, (3) trung bình), (2) tốt, (1) rất tốt.

+ Phần 3: những đóng góp ý kiến, giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Xử lý nƣớc Minh Hoàng

2.2.2.2. Mẫu khảo sát

Đối tƣợng khảo sát là các CBCNV của công ty TNHH Xử lý nƣớc Minh Hoàng gồm 15 ngƣời.

Để khách quan, tác giả lựa chọn một số đối tƣợng là khách hàng, nhà cung cấp và các đơn vị có liên quan tới DN cụ thể là: 15 ngƣời thuộc các đơn vị đối tác và có liên quan, 30 khách hàng của công ty bao gồm khách hàng mới và lâu năm nằm tại các tỉnh là thị trƣờng chủ yếu của công ty từ các tỉnh phía Bắc tới Trung Bộ. Trong 60 mẫu đƣợc chọn phần lớn là cán bộ cấp quản lý cấp trung, đối tƣợng này có thâm niên làm việc lâu năm nên các nhận xét, đánh giá, nhìn nhận thực trạng của Công ty cũng nhƣ nguồn thông tin chính xác về các DN đối thủ. Mẫu khảo sát đƣợc lấy theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, thuận tiện.

2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.3.1.Phỏng vấn sâu

Từ các cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu của một số tác giả về CLKD, tác giả xây dựng bảng hỏi nháp gồm 3 phần.

Sau đó, tác giả mang bảng hỏi nháp này tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia để đánh giá mức độ phù hợp của bảng hỏi này. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu đƣợc trình bày cụ thể ở Phụ lục 1 và 2.

Phỏng vấn sâu đƣợc tiến hành với các đối tƣợng sau:

Đối tƣợng Khu vực

Số lƣợng

Chi tiết thông tin thu thập

Chuyên gia CLKD

Hà Nội

01 Cách thức xây dựng CLKD; khó khăn và thách thức nếu có; kinh nghiệm xây dựng CLKD cho các doanh nghiệp vừa nhỏ tƣơng tự

Chuyên gia Môi trƣờng- Xử lý nƣớc, quản lý DN Hà Nội

01 Cơ hội cho ngành xử lý nƣớc, thực tế môi trƣờng kinh doanh, các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của DN và đóng góp phƣơng hƣớng phát triển cho doanh nghiệp Thời gian thực hiện phỏng vấn sâu: tháng 5-6 năm 2017

Phạm vi: Tại Hà Nội

Kết quả và nhận định của phƣơng pháp định tính này cùng với các nghiên cứu và báo cáo trƣớc đây sẽ là những cơ sở quan trọng cho tác giả để đƣa ra bảng hỏi chính thức.

Kết quả của câu trả lời sẽ đƣợc tác giả đƣa vào Mô hình EFE, IFE để phân tích từ đó sẽ đánh giá khách quan đƣợc tầm quan trọng và ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài, bên trong đối với công ty TNHH Xử lý nƣớc Minh Hoàng

2.2.3.2. Điều tra xã hội học

+ Đối tƣợng tham gia điều tra: 60 ngƣời, trong đó có 15 ngƣời là cán bộ công nhân viên của công ty TNHH Xử lý nƣớc Minh Hoàng, 15 ngƣời thuộc các đơn vị đối tác, 30 khách hàng của công ty bao gồm các đối tác, khách hàng lâu năm và mới, nằm tại các tỉnh là thị trƣờng chủ yếu của công ty từ các tỉnh phía Bắc tới Trung Bộ, qui mô khác nhau (qui mô lớn, vừa và nhỏ) và kinh doanh các ngành nghề khác nhau. Mỗi tỉnh, tác giả tiến hành khảo sát một vài đối tác, doanh nghiệp.

+ Công cụ điều tra khảo sát: Bảng hỏi đƣợc thiết kế chi tiết, đầy đủ thông tin + Cách thức thả phiếu điều tra: Khảo sát qua thƣ điện tử, điện thoại, trực tiếp gặp, phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.

+ Địa điểm: tại các địa bàn chính là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng…

Kết quả của câu trả lời sẽ đƣợc tác giả đƣa vào Mô hình ma trận hình ảnh cạnh tranh để phân tích từ đó sẽ đánh giá khách quan vị trí của công ty TNHH Xử lý nƣớc Minh Hoàng trong mắt ngƣời tiêu dùng và các đối tác, nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH xử lý nước minh hoàng hà nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)