Môi trường vĩ mô (PESTLE)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH xử lý nước minh hoàng hà nội (Trang 56 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài DN

3.2.1. Môi trường vĩ mô (PESTLE)

a.Môi trường chính trị (P)

Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có môi trƣờng kinh doanh hấp dẫn và nhiều tiềm năng. Với nền chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đang đƣợc hoàn chỉnh, môi trƣờng kinh tế phát triển năng động, việc hội nhập quốc tế, gia nhập WTO, ký kết các hiệp định thƣơng mại hàng hóa với nhiều quốc gia, khu vực tham gia và chấp nhận các luật lệ, quy tắc quốc tế, Việt Nam sẽ tạo lập, củng cố lòng tin của các nƣớc vào cơ chế chính sách của mình. Đây đƣợc coi nhƣ một đòn bẩy cho sự phát triển toàn diện của Quốc gia trong đó có ngành xử lý nƣớc.

Cơ hội:

Môi trƣờng chính trị thuận lợi, ổn định là điều kiện cần để các Doanh nghiệp thực hiện các quyết định đầu tƣ, phát triển kinh doanh. Một thể chế ngoại giao cởi mở, hội nhập cũng giúp DN tiếp xúc đƣợc với nhiều nguồn hàng hóa, công nghệ cao thuận tiện, dễ dàng và kinh tế hơn.

Thách thức:

Do môi trƣờng chính trị ổn định, các mối quan hệ quốc tế đƣợc mở rộng nên áp lực của một thị trƣờng rộng mở ngày càng lớn. Nhƣ vậy các công ty nƣớc ngoài, công ty trong nƣớc có khả năng cạnh tranh sẽ nhanh chóng tham gia vào thị trƣờng. Những đối thủ này có tiềm lực tài chính, có công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và sẽ thực sự là thách thức với doanh nghiệp trên thị trƣờng.

b.Môi trường kinh tế (E)

Tăng trƣởng kinh tế

Tăng trƣởng GDP tƣơng đối ổn định trong những năm 1990, bắt đầu tăng vào đầu những năm 2000 và đạt mức cao nhất vào năm 2008. Do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính thế giới sau quá trình hội nhập WTO, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hƣởng, tốc độ tăng GDP suy giảm từ năm 2008 cho tới 2013 và bắt đầu khởi sắc trở lại từ 2013-2016. Hiện nền kinh tế Việt Nam đƣợc đánh giá sẽ còn tiếp tục tăng trƣởng cao hơn nữa và kinh tế vĩ mô đƣợc giữ ổn định.

Hình 3.2: Tốc độ tăng trƣởng GDP qua các năm

Hình 3.3 FDI đã đăng ký qua các năm

(Nguồn: GSO) Trong giai đoạn trƣớc, sự cạnh tranh để tìm kiếm nguồn vốn trong khu vực tƣơng đối hạn chế, cho đến đầu những năm 2000, Việt Nam trở thành tâm điểm của đầu tƣ nƣớc ngoài, và đạt đỉnh điểm vào năm 2008, với lƣợng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký lên tới gần 70 tỷ USD. Từ đó tới nay, chất lƣợng nguồn vốn FDI đang có chiều hƣớng đƣợc cải thiện đáng kể, với sự gia tăng về tỷ lệ hấp thụ của nguồn vốn này.Với nhóm đối tƣợng khách hàng là các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thì đây là một tiềm năng thị trƣờng to lớn đối với công ty.

Lạm phát

Xu hƣớng lạm phát gắn liền với những rủi ro về tài chính của DN. Từ năm 2012 trở lại đây lạm phát đã đƣợc kiềm chế ở mức thấp.

Hình 3.4 Tốc độ tăng CPI trung bình qua các năm

(Nguồn: GSO, 2015: dự báo (NCIF)) Nguyên nhân cơ bản khiến cho ổn định kinh tế vĩ mô nói chung, kiểm soát

lạm phát nói riêng đạt kết quả tích cực kể từ năm 2012 đến nay, trƣớc hết là nhờ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc thắt chặt các chính sách kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, cân bằng cung cầu trong bối cảnh giá cả nhiều nguyên, nhiên, vật liệu trên thị trƣờng quốc tế có xu hƣớng giảm và lạm phát toàn cầu ở mức thấp.

Vƣợt qua nỗi lo giảm phát hay thiểu phát do tổng cầu đầu tƣ lẫn tổng cầu tiêu dùng vẫn tăng đều đặn, lạm phát thấp chính là cơ hội “vàng” để cơ cấu lại nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng tăng tốc một cách ổn định và bền vững. Theo đó, thay động lực tăng trƣởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng quy mô vốn đầu tƣ, lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên bằng động lực mới là tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng hàm lƣợng khoa học công nghệ trong mỗi sản phẩm.

Lãi suất

Vào năm 2010-2011, nền kinh tế Việt Nam vẫn vật lộn với những tàn dƣ của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tình hình lạm phát tăng cao, thị trƣờng lãi suất USD nóng lên, gây sức ép lên các ngân hàng, đỉnh điểm có lúc lãi suất cho vay lên tới 25% và cuối năm 2011 ở mức 17-19%

Những biến động mạnh trong năm 2011 đã tạo thách thức cho NHNN trong việc điều chỉnh mặt bằng lãi suất trong năm 2012. Lạm phát giảm từ mức 20% xuống còn dƣới 7% đã ổn định phần nào nền kinh tế. Lãi suất cho vay cũng giảm chỉ còn 12%- 13% .

Nhờ đợt giảm lãi suất mạnh trong năm 2012 mà đến năm 2013, thị trƣờng tiền tệ cũng không mấy biến động. Đến cuối năm, lãi suất cho vay cũng đƣợc điều chỉnh chỉ còn 8%-11,5%/năm trung và dài hạn. Những nỗ lực của chính phủ đã đƣợc đến đáp, các doanh nghiệp cũng vững tin hơn tập trung vào sản xuất kinh doanh, phát triển đất nƣớc.

Lãi suất năm 2014 vẫn nằm trong xu hƣớng giảm. Hệ thống ngân hàng cũng từng bƣớc ổn định, không còn mong manh nhƣ những năm 2011 từng bƣớc tiếp cận với tiêu chuẩn toàn cầu.

Năm 2015, lãi suất tiếp tục giảm nhƣng so với các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ thế giới, mặt bằng lãi suất của Việt Nam vẫn khá cao, đặc biệt là lãi suất cho vay.

Năm 2016, lãi suất huy động đã tăng trở lại trong khi lãi suất cho vay lại giữ vững ổn định, nguyên nhân chủ yếu do sự chạy đua vốn huy động giữa các ngân hàng thƣơng mại. Nếu tình trạng cạnh tranh vốn huy động vẫn tiếp tục thì dự báo trong năm 2017, lãi suất huy động sẽ đƣợc điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, sự gia tăng này cũng không quá lớn do lạm phát vẫn đƣợc kiểm soát ở mức thấp, nguồn cung và cầu vốn vay trong nƣớc không có nhiều biến động.

Cho đến nay, lãi suất các kỳ hạn trên thị trƣờng vẫn tƣơng đối ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thƣơng mại tiếp tục đƣợc cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống.

Tuy nhiên, tình hình chính trị thế giới cũng trải qua nhiều biến động. Với đội ngũ ngân hàng còn non trẻ, hệ thống điều chỉnh còn lỏng lẻo, mặt bằng lãi suất ở nƣớc ta vẫn còn rất nhiều bấp bênh, rất khó cho việc dự báo sự thay đổi lãi suất trong tƣơng lai.

Tỉ giá hối đoái

Tỉ giá hối đoái cũng là một yếu tổ ảnh hƣởng mạnh tới việc kinh doanh của công ty vì các sản phẩm chủ yếu từ nhập khẩu.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và suy thoái kinh tế sau đó đã gây tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nƣớc với biểu hiện rõ nét là dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài giảm mạnh, gây áp lực lạm phát và tỷ giá. Trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2011, lạm phát luôn ở mức 2 con số.

Để ổn định tỷ giá và thị trƣờng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hƣớng chủ động, linh hoạt, thực hiện các biện pháp mua và bán ngoại tệ can thiệp thị trƣờng khi cần thiết, kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các công cụ chính sách tiền tệ, tăng cƣờng phối hợp với các bộ, ngành trong việc quản lý thị trƣờng, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối; triển khai các giải pháp đổi mới, sắp xếp căn bản thị trƣờng vàng, hạn chế tác động của biến động giá vàng lên tỷ giá; kịp thời thông tin, tuyên truyền dƣới nhiều hình thức để định hƣớng, ổn định thị trƣờng.

Với những biện pháp quyết liệt của NHNN nêu trên, thị trƣờng ngoại tệ đã ổn định dần, căng thẳng tỷ giá bị đẩy lùi.

Cuối năm 2011, tỷ giá chính thức chỉ tăng 10,01% so với cùng kỳ năm trƣớc và đứng ở mức 20.828 VND, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) tƣơng đối ổn định và nằm trong biên độ cho phép, trạng thái ngoại hối của các NHTM đƣợc cải thiện;

Đến cuối năm 2012, giá USD mua vào tại các NHTM giảm trung bình 1% so với cuối năm 2011, chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trƣờng tự do đƣợc thu hẹp. Các tổ chức kinh tế và cá nhân đẩy mạnh bán ngoại tệ cho các NHTM, tạo điều kiện để NHNN mua một lƣợng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nƣớc.

Nhờ chính sách ổn định tỷ giá và chủ động can thiệp trong trƣờng hợp cần thiết, thị trƣờng ngoại tệ năm 2013, 2014 giữ đƣợc sự ổn định, tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, không có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trƣờng.

Năm 2015 là một năm đầy biến động và nhiều thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng trong bối cảnh đồng đô la Mỹ liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thƣơng mại chính của Việt Nam. Ở trong nƣớc, việc huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) với lƣợng lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách không thành công đã đẩy lãi suất TPCP tăng cao, tạo áp lực kép lên thị trƣờng tiền tệ: Dƣ thừa thanh khoản trong ngắn hạn trong khi lãi suất tăng cao trong dài hạn, qua đó gián tiếp cản trở mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá.

Trƣớc tình hình đó, NHNN đã đƣa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện, tình hình mới, kịp thời điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ. Việc điều chỉnh cũng đã đƣợc truyền thông rất rõ ràng đến thị trƣờng nhằm giải thích rõ lý do điều chỉnh là nhằm trung hòa, bảo vệ nền kinh tế trƣớc các cú sốc bên ngoài. Tỷ giá và thị trƣờng ngoại hối đã nhanh chóng đi vào ổn định, tâm lý thị trƣờng đƣợc giải tỏa.

Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD, tỷ giá tính chéo

của VND với một số ngoại tệ khác. Theo đó, tỷ giá trung tâm đƣợc xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trƣờng quốc tế của một số đồng tiền của các nƣớc có quan hệ thƣơng mại, vay, trả nợ, đầu tƣ lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Về cơ bản, tỷ giá niêm yết và giao dịch hàng ngày của các ngân hàng sẽ biến động nhanh và sát cung cầu thị trƣờng hơn. Cơ chế này khá tƣơng đồng với cách điều hành tỷ giá mà Trung Quốc đã áp dụng từ 2005 tới nay, vốn đƣợc gọi là cơ chế thả nổi có kiểm soát (managed floating).

Cùng với tỷ giá trung tâm, cơ chế điều hành tỷ giá mới của NHNN còn bổ sung công cụ phái sinh. Cụ thể, thay vì trƣớc đây, NHNN và các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện các giao dịch giao ngay thì nay NHNN và TCTD giao dịch ngoại hối có kỳ hạn. Đó là công cụ tài chính không chỉ cho phép các ngân hàng phòng ngừa rủi ro, mà còn là một trong những dịch vụ có tỷ lệ sinh lời cao. Trên thế giới, công cụ phái sinh đã đƣợc sử dụng từ lâu.

Cơ chế tỷ giá linh hoạt của NHNN sẽ giúp giảm áp lực tích tụ quá lâu và tạo sự thông thoáng trên thị trƣờng ngoại hối. Khi tỷ giá thay đổi theo biên độ nhỏ hàng ngày, ngƣời dân và doanh nghiệp sẽ quen với việc tỷ giá biến động và doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc có các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá để tránh những biến động không lƣờng trƣớc đƣợc của thị trƣờng trong tƣơng lai, chủ động tự bảo vệ thay vì chỉ trông chờ vào việc bảo hộ tỷ giá của NHNN. Quản trị rủi ro tỷ giá sẽ giúp ổn định dòng tiền của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tập trung vào mảng kinh doanh chính của mình thay vì đầu cơ kinh doanh tỷ giá, một lĩnh vực doanh nghiệp không có nhiều thông tin và chuyên môn (Ngân hàng Nhà Nước, Việt Nam)

Cơ hội: Nền kinh tế đang phát triển mạnh với tốc độ tăng trƣởng cao làđộng lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nƣớc phát triển. Nhu cầu và động lực phát triển ngày càng cao đặt ra cho doanh nghiệp những thị trƣờng tiềm năng, cơ hội kinh doanh mới trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ chất lƣợng cao.

Thách thức: Sự biến động của hệ thống tài chính-ngân hàng, lãi suất, tỉ giá, sự gia tăng của tình hình lạm phát, ảnh hƣởng từ những bất ổn kinh tế trên thế giới khiến môi trƣờng kinh tế nảy sinh nhiều trở ngại, rủi ro cho danh nghiệp.

c. Môi trường khoa học công nghệ (T)

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đƣa tới nhiều công nghệ mới, vật liệu mới cho ngành xử lý nƣớc, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh, phát triển thị trƣờng cho các sản phẩm mới, giúp cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng suất cho các hệ thống xử lý nƣớc, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ của DN…

Do sự hạn chế về nguồn vốn, trình độ ứng dụng các công nghệ hiện đang đƣợc áp dụng tại Việt Nam vẫn chủ yếu là các công nghệ cũ, yêu cầu vốn đầu tƣ ban đầu thấp nhƣng chƣa mang lại hiệu quả tối ƣu.

Theo nghiên cứu phân tích thị trƣờng của tổ chức nghiên cứu và tƣ vấn Frost Sullivan trình bày tại Hội thảo năng lƣợng, nƣớc và nƣớc thải tại tp. Hồ Chí Minh, 2011, thì các công nghệ xử lý nƣớc chủ yếu tại Việt Nam là các công nghệ đã bão hòa trên thế giới nhƣ lọc cát, xử lý sơ cấp, thứ cấp, lọc khung bản…bên cạnh đó các công nghệ mới hơn cũng đang phát triển, nổi lên nhƣng chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam do chi phí đầu tƣ cao nhƣ xử lý chƣng cất nƣớc, công nghệ lọc màng thẩm thấu ngƣợc, lọc tinh, siêu lọc (UF), lọc nano, tia cực tím (UV)…

Hình 3.5 Vòng đời công nghệ xử lý nƣớc (Việt Nam), 2010

Cơ hội đối với công ty xử lý nước:

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đƣa tới nhiều công nghệ mới, vật liệu mới cho ngành xử lý nƣớc, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh, phát triển thị trƣờng cho các sản phẩm mới, giúp cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng suất cho các hệ thống xử lý nƣớc, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ của DN.

Bên cạnh đó công nghệ thông tin cũng giúp cho các việc quản lý và điều hành doanh nghiệp, kết nối nội bộ, khách hàng, đối tác ngày càng nhanh chóng, thuận tiện hơn

Thách thức

Công nghệ mới, vật liệu mới sẽ thay thế công nghệ cũ, vật liệu cũ. Những sản phẩm dịch vụ DN đang cung cấp sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi DN phải kịp thời nắm bắt, theo kịp sự phát triển của ngành, nhạy bén thay đổi danh mục kinh doanh cho phù hợp

Công nghệ mới cho hoạt động sản xuất, điều hành kinh doanh có tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp, nhƣng vấn đề với nguồn vốn hạn chế, công ty sẽ phải lựa chọn công nghệ nào để phù hợp và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

d. Môi trường pháp luật (L)

Rất nhiều văn bản pháp luật đã đƣợc ban hành và có hiệu lực tạo ra hành lang pháp lý mà ở đó các doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ pháp luật sẽ đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ, ví dụ nhƣ Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài, Luật Thƣơng mại.

Các văn bản làm cơ sở pháp lý liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH xử lý nước minh hoàng hà nội (Trang 56 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)