Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công về công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu BHXH tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thu Bảo hiểm xã hội

1.2.2. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công về công

quản lý thu BHXH

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý thu BHXH ở một số quốc gia và địa phương của Việt Nam, có thể rút ra một số bài học cho thành phố Sông Công như sau:

1.2.2.1. Đối với công tác quản lý đối tượng

- Việc nắm địa bàn phải được thực hiện triệt để, mỗi cán bộ thu phải quản lý tốt địa bàn được giao.

- Tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng là NLĐ trong xã hội đều được tham gia BHXH để BHXH phát triển tới toàn dân, có chất lượng cao, uy tín đối với NLĐ.

- Sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý trong Thành phố, nắm vững đối tượng tham gia BHXH để đôn đốc, giam sát việc thu nộp Bảo hiểm của người sử dụng lao động đối với cơ quan bảo hiểm.

1.2.2.2. Đối với công tác quản lý mức thu và tỷ lệ thu

- Quỹ BHXH ở các nước được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ, người SDLĐ và Nhà nước. Tuy nhiên tỷ lệ đóng góp của các đối tượng ở mỗi nước không giống nhau mà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, chính sách xã hội và quan điểm của mỗi Nhà nước.

- Bên cạnh sự đóng góp của người SDLĐ và NLĐ vào quỹ BHXH, thì Nhà nước cũng luôn luôn hỗ trợ quỹ khi các khoản đóng góp của hai đối tượng trên không đủ đáp ứng chi tiêu của quỹ, hoặc khi có sự biến động khủng hoảng làm cho quỹ bị thâm hụt. Sự can thiệp này tùy thuộc vào nền kinh tế - xã hội của mỗi nước.

- Trong ba nguồn đóng góp trên thì nguồn đóng góp từ người SDLĐ là chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Việc xây dựng

các tỷ lệ đóng góp của mỗi bên tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử của từng nước; từ đó, cơ chế hình thành và sử dụng quỹ BHXH ở mỗi nước cũng có sự khác nhau. Cho phép sử dụng nguồn thu trong thời gian nhàn rỗi đầu tư vào một số lĩnh vực có sinh lời nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn chi trả đối với NLĐ.

1.2.2.3. Đối với công tác tổ chức thu BHXH và quản lý thu BHXH

- Công tác lập kế hoạch thu bám sát tình hình thực tế.

Hạn chế tình trạng người SDLĐ trốn đóng BHXH, công tác thu, chi được tiến hành qua ngân hàng bằng giao dịch điện tử

Cách quản lý linh hoạt, phương thức đầu tư bảo toàn quỹ đa dạng, tạo tính chủ động cho cơ quan BHXH.

- Công tác đôn đốc thu phải được diễn ra liên tục hàng tháng, hàng quý đề hạn chế tình trạng trốn đóng BHXH

- Công tác hậu kiểm sau khi thu phải được tiến hành thường xuyên liên tục và bám sát các đơn vị tránh trường hợp trục lợi quỹ BHXH.

- Cần phải có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các đơn vị, người SDLĐ vi phạm chính sách BHXH. Nhất là hành vi trốn đóng BHXH và chậm đóng BHXH dẫn đến quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng, làm mất uy tín của cơ quan BHXH.

- Tăng cường công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu BHXH để công tác thu trở lên thuận tiện đồi với NLĐ và NSDLĐ tham gia BHXH

- Công tác tuyên truyền về chính sách BHXH cần phải được mở rộng giúp NLĐ và người SDLĐ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH.

- Các cán bộ thu cần được đào tạo một cách bài bản, khoa học, chuyên nghiệp về nghiệp vụ thu BHXH phải được tập huấn khi có sự thay đổi về chính sách BHXH, quy trình thu BHXH… Phải có tư cách đạo đức tốt, nhiệt tình nhiệt huyết với ngành với nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu BHXH tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 41)