Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công về công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu BHXH tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công về công

quản lý thu BHXH

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý thu BHXH ở một số quốc gia và địa phương của Việt Nam, có thể rút ra một số bài học cho thành phố Sông Công như sau:

1.2.2.1. Đối với công tác quản lý đối tượng

- Việc nắm địa bàn phải được thực hiện triệt để, mỗi cán bộ thu phải quản lý tốt địa bàn được giao.

- Tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng là NLĐ trong xã hội đều được tham gia BHXH để BHXH phát triển tới toàn dân, có chất lượng cao, uy tín đối với NLĐ.

- Sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý trong Thành phố, nắm vững đối tượng tham gia BHXH để đôn đốc, giam sát việc thu nộp Bảo hiểm của người sử dụng lao động đối với cơ quan bảo hiểm.

1.2.2.2. Đối với công tác quản lý mức thu và tỷ lệ thu

- Quỹ BHXH ở các nước được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ, người SDLĐ và Nhà nước. Tuy nhiên tỷ lệ đóng góp của các đối tượng ở mỗi nước không giống nhau mà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, chính sách xã hội và quan điểm của mỗi Nhà nước.

- Bên cạnh sự đóng góp của người SDLĐ và NLĐ vào quỹ BHXH, thì Nhà nước cũng luôn luôn hỗ trợ quỹ khi các khoản đóng góp của hai đối tượng trên không đủ đáp ứng chi tiêu của quỹ, hoặc khi có sự biến động khủng hoảng làm cho quỹ bị thâm hụt. Sự can thiệp này tùy thuộc vào nền kinh tế - xã hội của mỗi nước.

- Trong ba nguồn đóng góp trên thì nguồn đóng góp từ người SDLĐ là chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Việc xây dựng

các tỷ lệ đóng góp của mỗi bên tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử của từng nước; từ đó, cơ chế hình thành và sử dụng quỹ BHXH ở mỗi nước cũng có sự khác nhau. Cho phép sử dụng nguồn thu trong thời gian nhàn rỗi đầu tư vào một số lĩnh vực có sinh lời nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn chi trả đối với NLĐ.

1.2.2.3. Đối với công tác tổ chức thu BHXH và quản lý thu BHXH

- Công tác lập kế hoạch thu bám sát tình hình thực tế.

Hạn chế tình trạng người SDLĐ trốn đóng BHXH, công tác thu, chi được tiến hành qua ngân hàng bằng giao dịch điện tử

Cách quản lý linh hoạt, phương thức đầu tư bảo toàn quỹ đa dạng, tạo tính chủ động cho cơ quan BHXH.

- Công tác đôn đốc thu phải được diễn ra liên tục hàng tháng, hàng quý đề hạn chế tình trạng trốn đóng BHXH

- Công tác hậu kiểm sau khi thu phải được tiến hành thường xuyên liên tục và bám sát các đơn vị tránh trường hợp trục lợi quỹ BHXH.

- Cần phải có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các đơn vị, người SDLĐ vi phạm chính sách BHXH. Nhất là hành vi trốn đóng BHXH và chậm đóng BHXH dẫn đến quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng, làm mất uy tín của cơ quan BHXH.

- Tăng cường công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu BHXH để công tác thu trở lên thuận tiện đồi với NLĐ và NSDLĐ tham gia BHXH

- Công tác tuyên truyền về chính sách BHXH cần phải được mở rộng giúp NLĐ và người SDLĐ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH.

- Các cán bộ thu cần được đào tạo một cách bài bản, khoa học, chuyên nghiệp về nghiệp vụ thu BHXH phải được tập huấn khi có sự thay đổi về chính sách BHXH, quy trình thu BHXH… Phải có tư cách đạo đức tốt, nhiệt tình nhiệt huyết với ngành với nhân dân.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên diễn ra như thế nào?

2. Những nhân tố nào tác động đến công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên?

3. Nguyên nhân nào dẫn đến việc nợ đọng, trốn đóng BHXH, lạm dụng quỹ BHXH của người SDLĐ?

4. Những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý thu tại BHXH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên?

5. Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn là những dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn sau:

- Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, luận văn, bài báo khoa học, hội thảo, kỷ yếu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận văn.

- Thông tin được công bố chính thức như các Nghị định của chính phủ, Bộ luật BHXH, tài liệu của các sở, ban ngành tỉnh Thái Nguyên và thành phố Sông Công.

- Số liệu do BHXH thành phố Sông Công cung cấp.

- Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua một số website chính thống.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, cụ thể như sau:

*. Đối tượng điều tra khảo sát

Đối tượng tham gia điều tra khảo sát bao gồm: - Đối tượng SDLĐ tham gia BHXH

- NLĐ tham gia BHXH

Bảng 2.1. Số lượng người điều tra

Đối tượng điều tra Số lượng

Đối tượng SDLĐ tham gia BHXH 50

NLĐ tham gia BHXH 50

Tổng Số 100

* Thiết kế phiếu điều tra

Phiếu điều tra được thiết kế với bố cục 2 phần: Phần 1: Thông tin cá nhân

Phần này được thiết kế để thu thập các thông tin về độ tuổi, giới tính, của người được điều tra. Các thông tin này nhằm phân loại đối tượng khảo sát và phục vụ cho các phân tích kết quả nghiên cứu.

Nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan của nghiên cứu, các bảng hỏi không yêu cầu người được hỏi trả lời về họ và tên để đảm bảo giữ bí mật cá nhân cho người được hỏi.

Phần 2: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Phần này tìm hiểu về những vấn đề như nhận thức về việc tham gia BHXH bắt buộc, phương thức thu bảo hiểm, tình hình phân cấp thu hay quá trình lên kế hoạch thu, kiểm tra thu BHXH tại BHXH Sông Công.

* Cách thức và số lượng phát phiếu điều tra

Phiếu điều tra được phát trực tiếp cho người lao động và người sử dụng lao động tại BHXH thành phố Sông Công.

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các dữ liệu thứ cấp, tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin dưới hình thức bảng, biểu.

2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả * Phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng tương đối phổ biến trong luận văn của tác giả. Các phương pháp phân tổ cụ thể được sử dụng bao gồm:

- Phân tổ phân loại: Số lượng lao động theo giới tính, theo trình độ lao động; số lượng các DN tham gia BHXH…

- Phân tổ kết cấu: được sử dụng để tìm hiểu về số thu, số đơn vị SDLĐ thay đổi qua các năm.

*Bảng thống kê

Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này và có vai trò quan trọng trong việc phân tích thống kê. Các dữ liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá tình hình quản lý thu BHXH của BHXH thành phố Sông Công. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.3.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

2.3.3.3. Phương pháp phân tích tính

Phương pháp phân tích định tính được sử dụng nhằm tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thu BHXH của BHXH thành phố Sông Công, từ những thông tin, kết quả so sánh được, tác giả đưa ra các giả thiết và tiến hành phân tích các giả thiết đó xem giả thiết nào phù hợp, từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH của BHXH thành phố Sông Công.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Chỉ tiêu số thu BHXH

Số thu BHXH ở đây được hiểu là số tiền phải đóng của đối tượng tham gia cho cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Chỉ tiêu số thu BHXH bao gồm các số thu sau: - Đóng góp của NSDLĐ.

- Đóng góp của NLĐ.

- Đóng góp của đối tượng tự nguyện tham gia BHXH.

Chỉ tiêu số Thu BHXH dùng làm căn cứ để cơ quan BHXH thực hiện chi trả các chế độ đối với NLĐ, đồng thời dùng để đánh giá hiệu quả công tác thu tại cơ quan BHXH.

- Công thức tính:

+ Số tiền phải nộp của đơn vị khi nộp đúng hạn:

Số tiền = Tổng quỹ lương của đơn vị  Tỉ lệ thu theo quy định

Trong đó: Tổng quỹ lương của đơn vị là tổng tiền lương của NLĐ được trả (theo hệ số hoặc trả bằng tiền mặt).

Tỉ lệ thu theo quy định: Theo quy trình thu BHXH, mức đóng của đơn vị được tính %.

2.4.2. Chỉ tiêu số lượng và tỷ lệ tăng lao động trong loại hình đơn vị SDLĐ

Số lượng lao động là chỉ tiêu phản ánh số người của một loại lao động nhất định trong DN tại thời điểm hay thời kỳ nào đó của năm báo cáo.

Chỉ tiêu số lượng lao động là thông tin xuất phát để thống kê các chỉ tiêu khác như cơ cấu lao động, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động, tiền lương bình quân.

Số lượng lao động theo tài liệu điều tra đều là số liệu thời điểm của các ngày trong tháng, trong năm nên số lượng lao động dùng để tính toán số thu BHXH là số lượng lao động bình quân.

- Công thức tính:

Tùy theo mức độ liên tục của quá trình thống kê số lượng lao động hàng ngày, số lượng lao động bình quân của kỳ báo cáo được tính như sau:

Khi theo dõi liên tục các ngày trong kỳ báo cáo thì số lượng lao động bình quân trong kỳ được xác định theo công thức:

L = n L n i i  1 =     m j j m j j j n n L 1 1

L - Số lượng lao động bình quân trong kỳ báo cáo(người) Li - Số lượng lao động tại ngày thứ i (người)

n - Số ngày của kỳ báo cáo (ngày)

Li - Số lượng lao động theo số liệu thứ j(người)

ni - Số ngày có cùng số lượng lao động theo số liệu thứ j(ngày)

m - Số nhóm số liệu được xét.

2.4.3. Chỉ tiêu tiền nợ đọng và tỷ lệ nợ BHXH theo loại hình đơn vị SDLĐ

Nợ đọng BHXH: là tính đến ngày cuối tháng nhưng đơn vị chưa nộp tiền cho cơ quan BHXH.

Tỷ lệ nợ đọng BHXH là chỉ tiêu phản ánh tiến độ nộp tiền BHXH của các đơn vị SDLĐ. Tỷ lệ nợ đọng BHXH được tính bằng đơn vị (%) và tính hàng tháng như sau

- Công thức tính:

Tỷ lệ Số tiền nợ đọng BHXH

nợ đọng = x 100% BHXH Số tiền BHXH đơn vị phải nộp 1 tháng

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG,

TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH.

Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng chính phủ thành lập BHXH Việt Nam.

Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động BHXH Việt Nam.

Thông tư số 58 TC/HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương thức thu nộp BHXH.

Nhằm thống nhất quản lý, tổ chức thu BHXH trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam, từ đó BHXH được thành lập từ Trung Ương đến địa phương.

BHXH Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên được thành lập dựa trên cơ sở được hợp nhất công tác BHXH của Sở Lao động Thương binh xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên, cũng từ đó BHXH các huyện, thị xã trực thuộc được thành lập.

BHXH Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên là một trong những đơn vị BHXH trực thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên, nằm trong hệ thống Bảo hiểm Việt Nam và chịu sự quản lý theo ngành dọc của BHXH tỉnh Thái Nguyên theo quy định của pháp luật.

BHXH Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên nằm trong BHXH Việt Nam như hình 3.1 dưới đây:

Hình 3.1. Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam

(Nguồn: BHXH Thành phố Sông Công)

Như vậy, BHXH Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên cũng như BHXH các huyện khác đều là những đơn vị cấp III trực thuộc nhỏ nhất của BHXH Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ BHXH Tỉnh Thái Nguyên.

BHXH Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên được thành lập từ ngày 1/8/1995, sau đó do quá trình chuyển đổi địa giới tách tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, BHXH Thành phố Sông Công được tái thành lập theo quyết định số 1621 ngày 18/9/1997 của BHXH tỉnh Thái Nguyên. BHXH Thành phố Sông Công, có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán cấp 3, có con dấu và có tài khoản riêng.

BHXH Việt Nam

BHXH Tỉnh Thái Nguyên Trực thuộc BHXH Việt Nam (có 9 phòng chức năng và 9 huyện, thị) TP Thái Nguyên Huyện Phổ Yên Huyện Phú Bình Huyện Đồng Hỷ Huyện Định Hóa Huyện Phú Lương Huyện Võ Nhai Huyện Đại Từ TP Sông Công

Trải qua hơn 18 năm thành lập, từ những khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện trang thiết bị làm việc còn thô sơ và nhiều thiếu thốn, công tác quản lý các đối tượng BHXH còn nhiều yếu kém, cùng với nguồn nhân lực còn hạn hẹp (chỉ có 5 cán bộ công chức viên chức với trình độ chuyên môn còn kém). Cho đến nay dưới sự nỗ lực cố gắng quyết tâm của cán bộ công nhân viên chức, BHXH Thành phố Sông Công đã có nguồn nhân lực tương đối vững mạnh với trình độ chuyên môn tốt (gồm 20 cán bộ công chức, viên chức), cơ sở hạ tầng, điều kiện trang thiết bị làm việc được trang bị đầy đủ, công tác quản lý các đối tượng tham gia và hưởng BHXH luôn được thực hiện một cách chính xác và kịp thời. BHXH Thành phố Sông Công đang từng bước phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà BHXH tỉnh Thái Nguyên giao cho. Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ BHXH cho người tham gia theo cơ chế mới của Đảng và Nhà nước trong nền cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chịu sự quản lý của Nhà nước.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Theo quy định số 4857/QĐ-BHXH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương quy định:

* Chức năng

BHXH huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi BHXH, bảo hiểm y tế trên địa. bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu BHXH tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 39)