Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu BHXH tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội thành phố Sông

3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hộ

thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.2.5.1. Các chính sách của nhà nước

- Chính sách tiền lương, tiền công làm tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH. Khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chung, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng mức đóng BHXH và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên; điều này đang là một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc các chủ SDLĐ trốn đóng, nợ tiền BHXH. Chính vì vậy khi tăng cường phối hợp với tổ chức Công đoàn thực hiện tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn chính sách, pháp luật về tiền lương, tiền công đóng BHXH đối với người SDLĐ và NLĐ thì NLĐ sẽ được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và tất yếu mức đóng sẽ tăng lên. Khi chính sách tiền lương, tiền công được quan

tâm thì BHXH Sông Công sẽ tích cực phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương tăng cường công tác kiểm tra tình hình chấp hành quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công đóng BHXH tại DN: việc xây dựng, đăng ký, ban hành và áp dụng thang lương, bảng lương và tình hình đăng ký tham gia, đóng BHXH đối với NLĐ để kiến nghị các hình thức xử lý vi phạm phù hợp, kịp thời. Trường hợp DN ký hợp đồng lao động để đăng ký tiền lương, tiền công đóng BHXH thấp hơn nhiều lần so với mức tiền lương, tiền công thực trả, gây thiệt thòi cho NLĐ khi nghỉ hưu thì kiến nghị xử lý, yêu cầu DN ký lại hợp đồng lao động, điều chỉnh tiền lương, tiền công đóng BHXH đối với NLĐ theo đúng quy định.

- Các chế tài pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe các DN. Luật pháp về BHXH ở nước ta còn nhiều kẽ hở, chưa đủ mạnh dẫn đến rất nhiều đơn vị lách luật. Vấn đề ban hành các chế tài xử phạt vi phạm luật lao động về BHXH chưa hợp lý. Các quy định về thanh tra và nộp phạt chưa cụ thể, chưa có tính chất cưỡng chế. Cơ quan BHXH không có thẩm quyền xử phạt các đơn vị mà chỉ có thể kiến nghị.

- Nội dung các văn bản hướng dẫn chồng chéo, mỗi ban ngành đều có những văn bản riêng, chưa tổ chức các cuộc hội thảo để cùng thống nhất trong quản lý thu BHXH. Các chế độ BHXH thường xuyên được bổ sung sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát sinh nên các văn bản quá nhiều, NSDLĐ và NLĐ khó nắm vững hết các chế độ chính sách, biểu mẫu tăng giảm thu BHXH.

3.2.5.2. Cách thức tổ chức và quản lý thu của các cơ quan BHXH

Đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHXH còn ít so với khối lượng công việc được giao, tình trạng không đủ cán bộ để theo dõi quản lý, đôn đốc, thu nợ, hướng dẫn thu BHXH dẫn đến tình trạng công tác thu đạt hiệu quả chưa cao. Cán bộ đôi khi còn chưa kiên quyết, lo ngại va chạm khi thúc nộp BHXH, chưa xuống tận đơn vị để thu thập thông tin, nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị. Trình độ và phương pháp tuyên truyền của cán bộ còn chưa cao khiến NLĐ và NSDLĐ chưa hiểu sâu về BHXH.

Công tác thanh tra, kiểm tra cũng là một biện pháp rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm, thanh tra, kiểm tra còn đóng vai trò như là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, do BHXH TP sông Công không có chức năng thanh tra kiểm tra nên còn bị thụ động trong công tác thanh tra kiểm tra vì vậy số vụ vi phạm do cơ quan BHXH báo cáo thì nhiều nhưng được xử lý thì rất ít. Mặt khác, sự phối hợp cũng như cơ chế xử lý các vi phạm còn nhiều bất cập về thủ tục cũng như mức độ xử phạt. Có thể nói công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm rất quan trọng, có liên quan đến toàn bộ quyền lợi của người tham gia BHXH, đồng thời, còn có ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền địa phương.

3.2.5.3. Bản thân NLĐ và đơn vị SDLĐ

Công tác tuyên truyền về BHXH đến NLĐ tuy đã được thực hiện khá kịp thời, thường xuyên, nhưng chưa thực sự đổi mới, vẫn chủ yếu là do cơ quan BHXH làm, vì vậy hiệu quả chưa cao, dẫn đến các đơn vị SDLĐ chưa thấy được trách nhiệm của mình phải tổ chức tuyên truyền chế độ đến NLĐ trong đơn vị, nên NLĐ không nắm được đầy đủ thông tin về chế độ chính sách BHXH, do đó chưa biết tự bảo vệ và đòi hỏi quyền lợi về BHXH, bị NSDLĐ chiếm dụng mà không biết. Vì vậy, khi nâng cao nhận thức về quyền lợi BHXH của đại bộ phận người dân, đặc biệt là NLĐ và NSDLĐ sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu BHXH, giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý thu BHXH.

Ý thức chấp hành Luật BHXH của NLĐ và NSDLĐ chưa cao. Còn nhiều NLĐ trình độ văn hoá thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, vì vậy sự hiểu biết của họ về các văn bản liên quan đến BHXH còn chưa nắm rõ nên không thể yêu cầu NSDLĐ đóng BHXH cho mình ngay khi ký kết hợp đồng. Ngoài ra, lương của công nhân lao động còn thấp nên họ không chú trọng vào vấn đề nộp BHXH, họ chỉ quan tâm tiền lương hàng tháng đảm bảo thu nhập lo cuộc sống mưu sinh hàng ngày, một bộ phận không nhỏ NLĐ không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu BHXH tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 78)