Đánh giá quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu BHXH tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 82)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội thành phố Sông Công,

tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2014 - 2016, công tác quản lý thu BHXH tại BHXH thành phố Sông Công đã đạt được nhiều kết quả tốt, cụ thể như sau:

- Về quản lý đối tượng thu BHXH: BHXH Sông Công đã nắm bắt số đơn vị, số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tương đối tốt; thông qua việc quản lý theo từng đơn vị, từng khối ngành cụ thể. Bên cạnh đó, BHXH Sông Công với những nỗ lực trong việc triển khai thực hiện quản lý đối tượng tham gia, số đơn vị tham gia BHXH được mở rộng tăng lên, diện bao phủ của chính sách BHXH được mở rộng do đó số thu cũng không ngừng tăng lên. Số đơn vị và số NLĐ tham gia BHXH qua các năm đều tăng, điều đó chứng tỏ nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH ngày càng được nâng cao, cho thấy công tác tổ chức tuyên truyền cho đối tượng tham gia BHXH của Sông Công đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Đối với NSDLĐ, nhất là khu vực ngoài quốc doanh đã từng bước có ý thức hơn trọng việc chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH. Việc tham gia BHXH khu vực DN ngoài quốc doanh đã góp phần tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Một bộ phận lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước đã ổn định được đời sống, một phần là do các chính sách BHXH đem lại, tạo được động lực cho NLĐ, NSDLĐ tham gia BHXH. Kết quả đó góp phần không nhỏ vào việc tăng số thu BHXH, hoạch định và hoàn thiện cơ chế chính sách về BHXH.

- Về quản lý mức thu và tỷ lệ thu: BHXH Sông Công đã thực hiện tốt, luôn luôn đảm bảo thu đúng theo quy định về tỷ lệ thu theo Luật BHXH và mức thu theo mức lương tối thiểu vùng, lương cơ bản do Nhà nước quy định. Kiểm soát được việc thay đổi căn cứ đóng theo định kỳ và trước thời hạn, giảm thiểu tình trạng trục lợi BHXH.

- Về tổ chức thu BHXH: Hàng năm căn cứ vào số thu được BHXH tỉnh Thái Nguyên giao cho BHXH Sông Công tổng hợp xây dựng kế hoạch thu cho toàn địa bàn, đồng thời phối hợp với các bộ thu để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng người.

Đối với cán bộ thu khi được Ban giám đốc BHXH Sông Công giao chỉ tiêu thu sẽ dựa vào tình hình cụ thể của số đơn vị được giao quản lý để có kế hoạch đốc thu, phát triển đối tượng mới, lập danh sách những đơn vị nợ đọng từ 03 tháng trở lên, ký biên bản xác nhận số nợ với đơn vị và khởi kiện nếu các biện pháp đốc thu không hiệu quả.

Số thu luôn vượt chỉ tiêu của BHXH tỉnh giao nguyên nhân chính là do số DN, số lao động tăng lên hàng năm ở mức cao, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước góp phần tích cực vào việc tăng trưởng quỹ BHXH, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

- Quản lý hồ sơ tham gia BHXH: Đảm bảo tiếp nhận hồ sơ nhanh chóng, đầy đủ, hợp lệ. Công tác quản lý hồ sơ được giải quyết đúng trình tự, thủ tục.

3.3.2. Một số hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Sông Công vẫn gặp phải một số hạn chế sau:

- Số đơn vị và số người đã tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn vẫn còn thấp hơn so với số đơn vị và số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

- Công tác tuyên truyền về chính sách BHXH đã được thực hiện nhưng chưa xát xao, triệt để. Việc phối hợp với các ngành về công tác tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội và công tác thu còn chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến tỷ lệ nợ đọng còn cao.

- Các chế độ BHXH thường xuyên được bổ sung sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát sinh của tình hình kinh tế xã hội và chính sách tiền lương. Do đó, số lượng văn bản quá nhiều và nhiều văn bản sửa đổi bổ sung dẫn đến các cơ quan quản lý, NSDLĐ và NLĐ khó nắm vững chế độ chính sách.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức tại BHXH Sông Công còn chưa đồng đều, nghiệp vụ chuyên môn chủ yếu là tự nghiên cứu văn bản.

- Số tiền nợ đọng còn tồn tại qua nhiều năm và nhiều đơn vị nợ đọng với thời gian dài, có những DN không nộp BHXH cho NLĐ. Tình trạng nợ đọng BHXH nếu không được tập trung chú ý giải quyết, truy thu, đốc thu thì số nợ này sẽ ngày một tăng lên, gây ảnh hưởng đến kết quả thu và ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Đồng thời, chế tài xử lý đối với các đơn vị nợ đọng còn chưa đủ mạnh. Thẩm quyền xử phạt không thuộc cơ quan BHXH mà cơ quan BHXH chỉ có chức năng kiểm tra, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền. Điều đó tạo ra sự bị động trong việc giải quyết công việc.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn gặp nhiều khó khăn; phần mềm ít được cập nhật; nâng cấp; các phần mềm thiết kế riêng cho ngành còn nghèo nàn; chưa nắm bắt kịp thời ứng dụng khoa học công nghệ.

- Thủ tục hành chính còn phức tạp, chưa khoa học, gây khó khăn cho việc tham gia BHXH và thanh toán các chế độ cho NLĐ

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Quản lý thu BHXH tại thành phố Sông Công còn tồn tại những hạn chế trên là do:

- Về phía NLĐ

Nhận thức của NLĐ về trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH còn hạn chế. NLĐ còn chưa biết hết về quyền lợi của họ. Mặt khác có thể do tâm lý lo ngại khi đòi quyền được tham gia BHXH sẽ bị chủ SDLĐ sa thải, có những trường hợp do lợi ích trước mắt NLĐ đã thỏa hiệp với chủ SDLĐ để cố tình trục lợi, không tham gia đóng BHXH. Ngoài ra, NLĐ trong quá trình khai tham gia BHXH còn nhầm lẫn, không hiểu rõ các quy định, chính sách về BHXH nhưng lại ngại hỏi cán bộ chuyên trách ảnh hưởng đến quyền lợi về sau.

- Về phía người SDLĐ

Với ý thức và hiểu biết về các chính sách xã hội còn hạn chế, chỉ quan tâm đến lợi nhuận nên các chủ SDLĐ thường không muốn trích nộp một phần lợi nhuận của mình để đóng BHHXH cho NLĐ. Việc đóng BHXH cho NLĐ sẽ ảnh hưởng đến nguồn chi phí của DN. Mặt khác, hoạt động sản xuất kinh

doanh cũng biến động liên tục, khó kiểm soát, doanh thu và lợi nhuận thu được lúc thấp lúc cao. Để đảm bảo lợi ích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi cách tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, cố ý gây khó khăn, cản trở công tác quản lý của BHXH quận.

- Về phía cơ quan BHXH thành phố Sông Công

Công tác tuyên truyền, giải đáp thắc mắc về BHXH cho các đối tượng chưa được thực hiện một cách hiệu quả như mong muốn. Công tác thông tin tuyên truyền có lúc, có nơi chưa được thường xuyên dẫn đến NLĐ, NSDLĐ chưa hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH. Nội dung và hình thức tuyên truyền còn dập khuôn, mang tính hình thức chưa thu hút được sự quan tâm của NLĐ và NSDLĐ. Các biện pháp tuyên truyền còn nghèo nàn, khô khan, chưa đa dạng và có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền ở một số đơn vị, DN thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn.

Việc phối hợp thực hiện với BHXH tỉnh Thái Nguyên, BHXH Việt Nam và các cơ quan có liên quan về thanh tra, kiểm tra đối tượng tham gia BHXH ở đơn vị, DN chưa có tính thống nhất, đồng bộ.Đặc biệt là BHXH TP Sông Công chưa được phân cấp về thanh tra, kiểm tra vì vậy thủ tục khi phát hiện đơn vị sai phạm vẫn còn rườm rà, công tác thanh tra kiểm tra chưa được kịp thời, thường xuyên, liên tục. Trình độ cán bộ BHXH chưa đồng đều, một số ít cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ BHXH. Bên cạnh đó, có một số cán bộ BHXH từ ngành khác chuyển sang nên cần có thời gian để học hỏi, tìm tòi lại từ đầu. Do đó, công tác quản lý đối tượng tham gia vẫn còn nhiều vướng mắc như: Cán bộ chưa thường xuyên đến đơn vị để thu thập, nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị, tình hình biến động về số lao động và tổng quỹ lương trích nộp BHXH nên việc đối chiếu còn chậm trễ, phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành của các cán bộ làm công tác chế độ, kế toán tại cơ quan BHXH.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG,

TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu BHXH tại bảo hiểm xã hội thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 82)