Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước của bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 53 - 55)

(Nguồn: Cục Cảnh sát giao thông)

Thời gian gần đây, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kiềm chế UTGT, như: cấm một số loại phương tiện hoạt động trên một số tuyến phố trong giờ cao điểm; cấm đỗ xe trên một số tuyến phố; phân làn, phân tuyến; đưa vào sử dụng một số cầu vượt nhẹ tại các nút thường xuyên UTGT và huy động các lực lượng khác phối hợp với lực lượng CSGT điều khiển giao thông tại các nút giao thông trọng điểm vào giờ cao điểm. Hiện nay, thành phố Hà Nội chỉ còn 57 điểm nút thường xuyên xảy ra UTGT, đã giải quyết giảm 46% điểm ùn tắc so với cuối năm 2012 (124 điểm), tình trạng UTGT đang có chiều hướng chuyển biến tích cực. Tình trạng UTGT ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và trên một số tuyến giao thông huyết mạch, nhất là giờ cao điểm chủ yếu do ý thức chấp hành của người tham gia giao thông còn kém như: đi không đúng phần đường, làn đường, chen lấn, đậu đỗ xe tuỳ tiện không đúng quy định, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Trong nội đô được quy hoạch xây dựng đã lâu, tuy được nâng cấp nhưng vẫn bất cập so với sự gia tăng dân số và phương tiện giao thông; vận tải công cộng còn yếu kém; công tác tổ chức,

điều hành GTĐB, giao thông đô thị còn nhiều bất hợp lý; việc giải quyết lấn chiếm vỉa hè, đường phố và hành lang an toàn giao thông đạt kết quả thấp.

2.1.2.2. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ

Tỷ lệ số vụ TNGT phân theo các loại hình giao thông cho thấy hầu hết số vụ TNGT ở Việt Nam là TNGT ĐB. Năm 2009, TNGT ĐB chiếm 94,12% tổng số vụ TNGT. Năm 2011, TNGTĐB chiếm 94,22% tổng số vụ TNGT, đứng thứ hai là TNGT đường sắt, chiếm 4,04%, tiếp theo là TNGT đường thủy nội địa và TNGT hàng hải. Các năm tiếp theo, TNGTĐB chiếm trong khoảng từ 94-97% số vụ tai nạn giao thông.

Tại Việt Nam, tai nạn giao thông đường bộ nói riêng và tai nạn giao thông nói chung đang là vấn đề “nhức nhối”, “nghiêm trọng” trong xã hội khi trung bình một ngày có khoảng gần 30 người chết và 87 người bị thương. Tai nạn giao thông đang là nỗi ám ảnh đối với người dân khi tham gia giao thông và người dân cảm thấy thiếu an toàn khi lưu thông trên các tuyến đường giao thông chính như Quốc lộ.

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2015, cả nước xảy ra 22.404 vụ, làm chết 8.671 người, làm bị thương 20.556 người, so với năm 2014, giảm 2.918 vụ (-11,52%), giảm 325 người chết (-3,61%), giảm 3.861 người bị thương (- 15,81%). Trong đó tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 11.395 vụ, làm chết 9.627 người, bị thương 8.014 người. Riêng tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 58 vụ, làm chết 219 người, bị thương 203 người. Va chạm giao thông xảy ra 19.479 vụ, làm bị thương 23.968 người.

Hình 2.1: Biểu đồ TNGT ĐB giai đoạn 2000-2013 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số vụ Số người chết Số người bị thương

Nguồn: Cục Cảnh sát GTĐB-ĐS (C67)

Tỷ lệ TNGT trên 100.000 dân và 10.000 phương tiện

Tỷ lệ số vụ TNGT, số người bị thương trên 100.000 dân đã và đang giảm. Tuy nhiên, số người chết trên 100.000 dân vẫn ở mức cao với giá trị là 12,48 năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước của bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)