Nguồn: Global Road Safety Partnership - GRSP
Về cơ bản, nguyên nhân gây TNGT đường bộ, bao gồm:
- Ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông tuy đã có chuyển biến do tác động mạnh mẽ của các chiến dịch truyền thông và cưỡng chế nhưng còn một bộ phận người tham gia giao thông chưa thực sự tự giác chấp hành pháp luật ATGT, 80% số vụ TNGT do lỗi của người tham gia giao thông gây ra. Những lỗi vi phạm chủ yếu như vi phạm tốc độ quy định, đi không đúng làn đường, phần đường, chở quá số người quy định, điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu bia.
- Hạ tầng giao thông tuy đã được đầu tư cải tạo nâng cấp nhưng chưa đáp ứng được với sự gia tăng nhanh của phương tiện giao thông, vi phạm hành lang an toàn đường bộ vẫn diễn biến phức tạp ở một số tuyến đường bộ, các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt, số đường ngang dân sinh mở trái phép bị đóng lại ít hơn số
vi phạm mới.
- Số phương tiện cơ giới đường bộ tăng quá nhanh.
- Công tác quản lý vận tải đường bộ, quản lý lái xe còn nhiều tồn tại. Doanh nghiệp vận tải nhỏ hoặc tư nhân chưa chú trọng đầu tư, xe chất lượng thấp, chưa quan tâm đến quản lý, giáo dục đạo đức, lương tâm trách nhiệm người lái xe, thường áp dụng cơ chế khoán thời gian xe chạy hoặc khoán doanh thu, chạy theo lợi nhuận gây áp lực người lái xe vi phạm các quy định về TTATGT, phóng nhanh,
vượt ẩu, tranh giành khách, đây là những nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn xe khách đặc biệt nghiêm trọng.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã được tăng cường liên tục hơn, rộng khắp hơn, nhưng chưa đem lại kết quả mong muốn; cưỡng chế thi hành luật chưa thường xuyên hoặc chưa kiên quyết xử lý nghiêm khắc đúng người vi phạm làm cho một bộ phận người tham gia giao thông “nhờn luật”.
- Chính quyền địa phương nhiều nơi, nhất là chính quyền cấp cơ sở chưa quan tâm thường xuyên đến công tác bảo đảm TTATGT, chỉ đạo điều hành thiếu quyết liệt, chưa kiên trì thực hiện, thiếu kiểm tra, đôn đốc trong thời điểm tình hình phức tạp.
- Phân chia thành các phương tiện vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2016:
+ Lái xe ô tô vi phạm: Chạy quá tốc độ; chở quá số người quy định; không có giấy phép lái xe; sử dụng rượu bia quá nồng độ; tránh vượt sai quy định; đi không đúng phần đường, làn đường; dừng đỗ không đúng quy định; không chấp hành hiệu lệnh của CSGT; chở hàng quá kích thước xe; đón trả khách không đúng quy định; chở quá tải; không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu; thiết bị không đảm bảo an toàn; đi đêm không có đèn chiếu sáng; vi phạm khác. Trong đó chạy quá tốc độ quy định chiến tỷ lệ vi phạm nhiều nhất với 49.170 trường hợp (18,1%).
+ Lái xe mô tô vi phạm: Chạy quá tốc độ quy định; không có đăng ký;không có chứng nhận bảo hiểm; không có giấy phép lái xe; chở quá số người quy định; tránh vượt sai quy định; đi không đúng phần đường, làn đường; chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện; không đội mũ bảo hiểm; sử dụng rượu bia quá nồng độ; không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu; thiết bị an toàn không đảm bảo; vi phạm khác.
Trong đó chạyquá tốc độ quy định vi phạm nhiều nhất, chiếm 169.520 (32%).
2.1.3. Tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ giao thông đường bộ
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định phân công trách nhiệm QLNN về GTĐB và trật tự an toàn GTĐB, như sau: Chính phủ thống nhất QLNN về GTĐB. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về GTĐB. Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ QLNN về GTĐB
theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu HTGT đường bộ. Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký phương tiện GTĐB, dữ liệu về TNGT và cấp, đổi, thu hồi GPLX. Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ QLNN về GTĐB theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện QLNN về GTĐB. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện QLNN về GTĐB theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương.
Bộ GTVT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không trong phạm vi cả nước. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ GTVT là lập chiến lược, chính sách và qua các cơ quan chức năng của mình đảm bảo các hoạt động và các chức năng, nhiệm vụ quy định được thực hiện.
Các cơ quan, bộ phận liên quan:
- Vụ ATGT là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về ATGT thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ và tổ chức thực hiện các quy định về ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật.
- Các vụ: Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Vụ Vận tải, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Vụ Tài chính và Vụ Khoa học – Công nghệ … có chức năng tương ứng. - Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý nhà nước chuyên ngành GTVT đường bộ và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về GTVT đường bộ trong cả nước. Nhiệm vụ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quy định tại Quyết định số 107/2009/QĐ- ngày 26/08/2009 của Thủ tướng chính phủ.
Các đơn vị giúp việc Tổng cục trưởng như: Vụ Kế hoạch – Đầu tư; Vụ Tài chính; Vụ Kết cấu hạ tầng và An toàn giao thông; Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ; Vụ Khoa học công nghê; Vụ Môi trường và Hợp tác Quốc tế; Vụ Vận tải – pháp chế; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Thanh tra Đường bộ; Cục Quản lý xây dựng đường bộ.
Cho đến nay Tổng cục ĐBVN đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các công trình ATGT trên các tuyến quốc lộ và công tác duy tu bảo dưỡng mạng lưới đường bộ quốc gia.
Trong các dự án về ATGT, như dự án của Ngân hàng Thế giới hoặc Dự án tăng cường ATGT của JBIC, Tổng cục ĐBVN là một trong những đối tác chính và giữ vai trò của chủ đầu tư.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong GTVT đường bộ, tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị GTVT.
Bộ máy thực hiện công tác quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Bộ Giao thông vận tải được tổ chức chặt chẽ, đã bao quát đầy đủ các mặt mà nhà nước cần quản lý nhằm đảm bảo cho người dân được tham gia giao thông đường bộ an toàn nhất. Với bộ máy đó, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện vai trò là cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện trên thực tế và thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của người dân, tổ chức, cá nhân trong cả nước.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc của Bộ Giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ở nƣớc ta tự an toàn giao thông đƣờng bộ ở nƣớc ta
2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đườngbộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ.
Từ năm 2007 đến nay, Chính phủ đã ban hành 03 nghị quyết chuyên đề về công tác bảo đảm trật tự ATGT: Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và UTGT; Nghị quyết số
88/2011/NQ-CP ngày 24/8/2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT; Nghị quyết số 30/2013/NQ-CP ngày 01/3/2013 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn GTĐB, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục UTGT”. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn GTĐB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực GTVT nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống GTVT hoạt động thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Với mục tiêu tạo nên một hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1502/QĐ-TTg ngày 11/10/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở các nghị quyết, chiến lược, quy hoạch được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các bộ, ngành, địa phương nhất là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện. Tình hình TTATGT, nhất là từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Nghị quyết số 88/2011/NĐ- CP của Chính phủ, Chỉ thị số 18/2012/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
* Ưu điểm
- Đã xây dựng tương đối đầy đủ hệ thống văn bản pháp lý quy định về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ với các quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, người lái, phương tiện.
- Vấn đề ATGT đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Cụ thể Quốc hội đã ban hành Luật Giao thông đuờng bộ (sửa đổi năm 2008). Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTATGT.
- Chính phủ, các Bộ ngành đã ban hành rất nhiều Nghị định, Nghị quyết, Thông tư, Sắc lệnh và các hướng dẫn liên quan đến ATGT, tăng cường hiệu quả quản lý, chỉ ra trách nhiệm của các Bộ ngành và các tổ chức, bằng các văn bản như : Chỉ thị 22- CT/TW, Quyết định 890/1999/QĐ-BGTVT, Lệnh 07/2001/L/CTN, Lệnh số 26/2001/QH10, Nghị quyết số 14/2002/NQ-QH11.v.v.
* Nhược điểm
- Nhiều văn bản phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế như Luật Giao thông đường bộ; Nghị định thay thế Nghị định 91/2009/NĐ-CP và Nghị định 93/2012/NĐ-CP; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trọng lĩnh vực đường bộ đường sắt số 171/2013/NĐ-CP ...
- Văn bản có tính ổn định không cao do kỹ thuật lập pháp và thay đổi của thực tiễn quản lý nhà nước;
- Thiếu quy định về quản lý vận tải hàng hóa, đặc biệt là vận tải hàng hóa thông thường nên dễ gia tăng tai nạn giao thông từ hoạt động vận tải;
- Các quy định về xử phạt và ATGT tại các văn bản còn chưa chi tiết; - Thiếu quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật của phương tiện.
2.2.2. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ và các lĩnh vực khác của pháp luật có liên quan khác của pháp luật có liên quan
Từ năm 2001 đến nay, việc ban hành sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự ATGT đã được coi trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện. Quốc hội đã 2 lần ban hành Luật giao thông đường bộ: Luật giao thông đường bộ năm 2001, Luật giao thông đường bộ năm 2008 thay thế Luật năm 2001; sau khi luật được ban hành, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan tập trung xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Tính từ năm 2012 đến nay, Bộ GTVT đã ban hành hơn 40 Thông tư và quy định liên quan đến vấn để bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ nhằm tạo ra một hành lang pháp lý tương đối vững chắc buộc các chủ thể quản lý và chủ thể tham gia giao thông phải tuân thủ những quy định chung; tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động GTVT đường bộ, điều chỉnh tương đối toàn diện các lĩnh vực liên quan đến hoạt động GTĐB, bao gồm: quy tắc GTĐB; các điều kiện bảo đảm ATGT đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia GTĐB; hoạt động vận tải đường bộ.
Điểm mạnh của hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT trong thời gian qua là đã ban hành một số lượng văn bản tương đối nhiều, tương đối toàn diện, trong đó có nhiều văn bản rất quan trọng về trật tự ATGT. Nhiều văn bản được xây dựng hết sức khẩn trương, thức thời, nhận được sự ủng hộ lớn của nhân dân. Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản về trật tự ATGT cũng được quan tâm thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, thời gian qua công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trật tự ATGT đang tồn tại nhiều bất cập. Điểm tồn tại đáng lưu ý là tình trạng ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, nhiều quy định về nội dung còn chưa phù hợp với quy định của luật, tình trạng ban hành văn bản về trật tự ATGT còn chậm, ảnh hưởng đến kết quả QLNN, chưa đáp ứng được sự thay đổi đầy phức tạp của tình hình ATGT hiện nay.
2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ.
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự ATGT ngày càng được quan tâm, có mục tiêu thống nhất, đa dạng, phong phú, từng bước phát huy hiệu quả. Nhờ tác động mạnh mẽ, thống nhất của các cơ quan thông tin, báo chí nên đã tạo được sự đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT của Chính phủ. Trong đó, đặc biệt là đưa công tác tuyên truyền về từng tổ dân cư, khu phố và đến từng gia