Hình 2.8 : Tỷ lệ TNGT theo loại hình giao thông năm 2016
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về trật tự,an toàn giao thông đƣờng bộ
1.4.5. Những giá trị tham khảo đối với Việt Nam
Từ những kinh nghiệm của một số nước ở trên, tôi nhận thấy để vận dụng vào QLNN về trật tự an toàn GTĐB hiện nay ở Việt Nam cần thực hiện những vấn đề sau:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về TNGT, từ đó nghiên cứu và tìm ra các giải pháp khả thi để khắc phục và có biện pháp trong QLNN về trật tự ATGT.
Thứ hai, giải quyết từng bước và đi đến không còn một “điểm đen” nào trên các tuyến đường bộ bằng cách tăng cường hệ thống biển báo, tổ chức lại giao thông, hạn chế tối đa các điểm giao cắt đồng mức, phân làn dành riêng cho xe mô tô, xe máy điện và các xe thô sơ với xe ô tô, cải tạo kết cấu HTGT, xây dựng các gờ giảm tốc nhằm hạn chế tốc độ khi qua các vị trí này.
Thứ ba, kiểm tra, thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn GTĐB, ngành Công an cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hành vi của các lái xe; đề xuất tăng hình thức phạt đối với các hành vi cố ý vi phạm luật. Thực hiện kiên quyết việc cưỡng chế vi phạm ATGT, tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chủ yếu là sử dụng rượu, bia; không có GPLX, chạy quá tốc độ cho phép và lái xe lạng lách đánh võng khi điều khiển phương tiện. Ngoài ra, cần phối hợp với các ngành có liên quan và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý các phương tiện GTĐB, trên cơ sở lắp đặt hệ thống camera tại các tuyến đường trọng yếu và căn cứ những hình ảnh đó để xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thứ tư, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về trật tự an toàn GTĐB, xây dựng các chương trình tuyên truyền lĩnh vực ATGT một cách sâu rộng, đi vào lòng người với nhiều hình thức, đồng thời tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa các ngành liên quan.
Thứ năm, xây dựng, bố trí hệ thống thông tin khi có TNGT, xây dựng các trạm cấp cứu TNGT, trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường chính (cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ), nâng cao năng lực sơ cứu nạn nhân tại chỗ và cấp cứu tại các bệnh viện.
Thứ sáu, cần giao cho lực lượng CSGT làm nhiệm vụ sát hạch, cấp GPLX và quản lý lái xe sau đào tạo và cấp GPLX, khắc phục tình trạng vừa ban hành quy chế đào tạo lái xe vừa sát hạch, cấp GPLX và buông lỏng quản lý như hiện nay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ thông qua việc phân tích, làm rõ các khái niệm có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là toàn bộ hoạt động có tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực của nhà nước trong quá trình quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thiết lập, duy trì trật tự, an toàn giao thông đường bộ, xây dựng văn hóa giao thông, bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, an toàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở khái niệm này, luận văn phân tích chỉ rõ các đặc điểm của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phân tích xác định nội dung, vai trò, nguyên tắc và các điều kiện đảm bảo của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, để bảo đảm cơ sở khoa học của hệ thống lý thuyết quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của một số nước trên thế giới có những đặc điểm tương đồng với Việt Nam; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Những nội dung và kết quả nghiên cứu ở Chương 1 chính là nền tảng lý thuyết quan trọng, có vai trò công cụ cho việc luận văn triển khai đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG