Đặc điểm và yêu cầu quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 27 - 30)

1.2.1 .Khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chínhNhà nước

1.3. Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chínhNhà nƣớc

1.3.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính

1.3.2.1. Đặc điểm quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước

Các CQHCNN có nhiệm vụ duy trì quản lý Nhà nƣớc và duy trì sự hoạt động bình thƣờng của các ngành trong xã hội. Với chức năng và nhiệm vụ nhƣ vậy nên các hoạt động của CQHCNN này hoàn toàn mang tính chất phục vụ nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc và hoạt động của CQHCNN này đặc biệt là hoạt động tài chính không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Do điểm riêng biệt này nên hoạt động QLTC trong CQHCNN đƣợc áp dụng theo chế độ QLTC đặc thù.

Nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của CQHCNN chủ yếu là từ NSNN. Việc sử dụng nguồn lực tài chính của CQHCNN gắn liền với thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao cho, nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính bên cạnh việc đánh giá về mặt kinh tế còn xem xét đánh giá về mặt xã hội và việc đạt đƣợc những mục tiêu đã định trong sự phát triển của xã hội.

Các CQHCNN dù hoạt động trong lĩnh vực nào các đơn vị này cũng phải chịu sự quản lý và chi phối của các đơn vị có liên quan nhƣ: cơ quan tài chính (Bộ Tài chính, Sở tài chính, Phòng tài chính), KBNN nơi đơn vị mở tài khoản và cơ quan quản

lý cấp trên trực tiếp. Mối quan hệ giữa CQHCNN với các đơn vị chức năng khác đƣợc thể hiện qua sơ đồ 1.2

Sơ đồ 1.2: Quan hệ giữa CQHCNN và các cơ quan chức năng khác

QLTC trong CQHCNN có một số đặc điểm tiêu biểu trên các góc độ nhƣ sau:

- Nếu xét trên góc độ đối tượng quản lý: đối tƣợng quản lý là các hoạt động thu chi tài chính chủ yếu gắn với nguồn NSNN và các nguồn hình thành khác, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của CQHCNN và không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Nếu xét trên góc độ chủ thể quản lý: chủ thể QLTC trong các CQHCNN là các cơ quan, bộ phận chuyên trách QLTC. Nhiệm vụ của các chủ thể này đƣợc phân cấp theo từng đối tƣợng quản lý, đồng thời tiếp cận các nhiệm vụ do cấp Trung ƣơng và địa phƣơng giao phó.

- Nếu xét trên góc độ cơ chế quản lý: cơ chế QLTC là sự kết hợp giữa cơ chế quản lý chung của Nhà nƣớc với cơ chế riêng phù hợp với từng CQHCNN, từng hoạt động gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi đơn vị hành chính Nhà nƣớc nhƣ cơ chế tạo lập nguồn kinh phí, cơ chế phân phối và sử dụng nguồn kinh phí, cơ chế kiểm tra giám sát.

CQHCNN

Chính quyền địa phƣơng

Cơ quan tài chính Nhà nƣớc Cơ quan chủ quản

1.3.2.2. Yêu cầu quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước

Mục tiêu hoạt động của các CQHCNN là phục vụ lợi ích chung, tài chính của CQHCNN là tài chính công, vì vậy công tác QLTC tại các CQHCNN phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu sau:

- Thống nhất và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ, chính sách Nhà nước hiện hành: Thông qua việc chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách, Nhà nƣớc thể hiện rõ sự quản lý thống nhất và công bằng với các CQHCNN. Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống khuôn khổ pháp lý về chứng từ, tài khoản và sổ kế toán cũng nhƣ báo cáo tài chính phải đƣợc xây dựng phù hợp với cơ chế chính sách tài chính và quản lý của Nhà nƣớc, đồng thời phù hợp với việc vận dụng tại các đơn vị trên cơ sở thống nhất giữa các đơn vị trong cùng một lĩnh vực.

- Đảm bảo tính hiệu quả: hiệu quả của công tác QLTC ở các CQHCNN mang lại không nhỏ cả về mặt kinh tế và xã hội. Xét về góc độ xã hội, QLTC tốt sẽ kéo theo một loạt các hiệu ứng tích cực trong các công tác quản lý khác, nhờ đó không chỉ Nhà nƣớc mà cả những ngƣời dân đều đƣợc thụ hƣởng dịch vụ và chất lƣợng công hiệu quả, đảm bảo tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.

- Công khai, minh bạch: đây là một yêu cầu rất cơ bản cho công tác QLTC ở CQHCNN. Công khai minh bạch ở đây phải đƣợc thực hiện ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách, phải đƣợc triển khai từ đơn vị cơ sở đến các cơ quan quản lý cấp trên .

- Phân cấp quản lý đúng mức: quá trình phân cấp quản lý phải đảm bảo theo một lộ trình thích hợp, phải có sự chuẩn bị kỹ càng, thận trọng, phù hợp với tình hình và khả năng cụ thể ở từng CQHCNN. Việc phân cấp này phải tạo điều kiện giảm thiểu các chồng chéo của công tác QLTC nhƣng vẫn phát huy đƣợc khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CQHCNN và đảm bảo đƣợc nguyên tắc thống nhất của Nhà nƣớc, tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong QLTC cần sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý nhƣ các quy định, cơ chế tài chính, hệ thống các tiêu chuẩn, định mức trong

thu, chi NSNN cụ thể từng ngành, từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)