Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 83 - 84)

4.2.3 .Hoàn thiện công tác quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ

Chính phủ cần tổng hợp và đề xuất Quốc hội, bổ sung, sửa đổi Luật NSNN và hệ thống các quy định pháp lý nhằm bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, hiện đại,

phù hợp với xu thế hội nhập và Thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn và đổi mới công tác QLTC công của Việt Nam. Luật NSNN và hệ thống các quy định pháp lý cần đƣợc bổ sung, hoàn thiện một số điểm cụ thể sau đây:

- Luật NSNN về quy trình và nội dung công tác quản lý chi NSNN cần đƣợc bổ sung sửa đổi để cụ thể hóa các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các CQHCNN và các đơn vị trực thuộc trong việc lập dự toán, chấp hành NSNN và quyết toán NSNN, đặc biệt là ở nội dung chi thƣờng xuyên NSNN tại đơn vị theo hƣớng tăng cƣờng tính tự chủ, phát huy sự năng động sáng tạo trong công tác lập, chấp hành và quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN tại CQHCNN.

- Ban hành các văn bản quy định và tiêu chuẩn hóa hỗ trợ cho sự thay đổi phƣơng thức quản lý chi NSNN nói chung và chi NSNN tại các CQHCNN nói riêng sang phƣơng thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra. Trƣớc hết Nhà nƣớc cần phải ban hành đƣợc quy định các tiêu đánh giá chất lƣợng và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của các CQHCNN các cấp đƣợc phân bổ sử dụng NSNN. Tiếp đến, phƣơng pháp đánh giá hiệu quả chi thƣờng xuyên NSNN căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị. Đây là hai vấn đề mấu chốt đảm bảo sự thành công của quá trình triển khai áp dụng cơ chế này. Vì vậy, có thể ban hành quy định cho phép các CQHCNN từng bƣớc lựa chọn và áp dụng phƣơng thức lập dự toán và thực hiện chi NSNN theo kết quả đầu ra đối với một số khoản chi thƣờng xuyên cho các hoạt động cơ bản và có điều kiện áp dụng dễ dàng nhất.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để khắc phục những điểm chƣa thực sự rõ ràng, trùng lặp hoặc chồng chéo về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và các CQHCNN trong quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Vì vậy, cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, cấp phát và kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)