Một số kiến nghị đối với Bộ Lao động Thương binh và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 86 - 89)

4.2.3 .Hoàn thiện công tác quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước

4.3. Kiến nghị

4.3.3 Một số kiến nghị đối với Bộ Lao động Thương binh và xã hội

Thứ nhất, trên cơ sở các chủ trƣơng của Nhà nƣớc, của Chính phủ và Bộ Tài chính về các chế độ định mức chi tiêu, quy chế QLTC đối với các CQHCNN, Bộ LĐTBXH ban hành các văn bản hƣớng dẫn kịp thời để Cục Bảo trợ xã hội thống nhất thực hiện, tránh tình trạng hiểu sai, làm sai, tạo khe hở cho các hành vi vi phạm. Trong trƣờng hợp đơn vị cấp dƣới có khó khăn phát sinh cần giải quyết, đề nghị Bộ LĐTBXH sớm nghiên cứu để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc cho đơn vị.

Thứ hai, hoàn thiện quy trình công tác QLTC của ngành LĐTBXH. Trên thực tế trong những vừa qua năm qua công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội cho thấy việc sử dụng nguồn kinh phí chƣa thực sự hiệu quả, một số nội dung chi chƣa đúng chính sách, chế độ nhƣng không đƣợc phát hiện. Mặt khác, có thể nói rằng việc xét duyệt dự toán và quyết toán kinh phí của đơn vị vẫn còn hạn chế bởi tính chủ quan trong các quy trình này. Chính vì vậy, việc xây dựng, ban hành quy trình xét duyệt quyết toán khoa học, phù hợp với quy định của Luật NSNN, Luật kế toán và thực hiện nghiêm túc sẽ giúp cho công tác lập dự toán và quyết toán kinh phí đƣợc bài bản hơn, khắc phục tình trạng chủ quan duy ý chí và hình thức trong công tác lập dự toán và quyết toán kinh phí góp phần nâng cao hiệu quả QLTC.

Thứ ba, đề nghị Bộ LĐTBXH thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, tọa đàm trao đổi vƣớng mắc về các văn bản, chế độ mới ban hành trong công

tác QLTC cụ thể hóa văn bản hƣớng dẫn, đồng thời giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện qua đó nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của mỗi cán bộ tài chính, kế toán góp phần nâng cao hiệu quả QLTC.

Thứ tư, tăng cƣờng sự phối hợp giữa cơ quan tài chính, KBNN, cơ quan chủ quản trong QLTC đối với Cục Bảo trợ xã hội.

Kết luận chƣơng 4

Chƣơng này đƣa ra giải pháp hoàn thiện công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. Chƣơng 4 nêu rõ mục tiêu và quan điểm QLTC của đơn vị. Đồng thời đƣa ra những giải pháp và kiến nghị với các cơ quan chức năng để có thể giúp cho công tác QLTC của Cục Bảo trợ đƣợc tăng cƣờng hơn nữa.

KẾT LUẬN

QLTC ở các CQHCNN là mục tiêu, chiến lƣợc trong lộ trình cải cách tài chính công của Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Quản lý, sử dụng các nguồn tài chính ở các CQHCNN có liên quan trực tiếp tới hiệu quả kinh tế xã hội do đó cần có sự quản lý trong khai thác đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính. Do đó vấn đề tìm giải pháp hoàn thiện QLTC của Cục Bảo trợ xã hội là một vấn đề hết sức cần thiết.

Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu và qua nghiên cứu thực tiễn, luận văn “Quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐTBXH” đã giải quyết đƣợc các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cần nghiên cứu về QLTC của các CQHCNN và những đổi mới của QLTC của các CQHCNN hiện nay, các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế QLTC và kinh nghiệm thực tiễn QLTC của các CQHCNN khác, từ đó rút ra bài học cho công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng vận dụng QLTC và tình hình thực hiện QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội trên các mặt: hệ thống luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; quy trình QLTC; tổ chức thực hiện QLTC; kiểm tra giám sát thực hiện QLTC. Từ đó đánh giá các kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

Thứ ba, đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội trong thời gian tới: hoàn thiện hệ thống luật pháp, các chính sách, quy định của Nhà nƣớc về QLTC; quy trình QLTC; đổi mới phƣơng thức QLTC; đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra thu chi tài chính; nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý và trình độ cán bộ QLTC.

Với những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, cho nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong và xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này để luận văn có thể tiếp tục đƣợc hoàn thiện, đem lại hiệu quả cao hơn về lý luận và thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2013.Quyết định số 1268/QĐ-LĐTBXH ngày 30/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo trợ xã hội. Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, 2010.Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, 2012.Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước. Hà Nội.

4. Chính phủ, 2006.Nghị định 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/ 2006 quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp Nhà nước. Hà Nội.

5. Cục Bảo trợ xã hội, 2010-2013. Báo cáo tài chính. Hà Nội.

6. Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010.Quản lý chi NSNN.Hà Nội: NXB Tài chính.

7. Phạm Văn Hùng, 2012. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Cục Viễn thông Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ kinh tế.Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Phạm Văn Khoan, 2010.Quản lý tài chính công.Hà Nội: NXB Tài chính.

9. Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản, 2010.Quản lý tài chính các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công.Hà Nội: NXB Tài chính.

10. Quốc hội, 2013. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội.

Website

11. http://btxh.gov.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)