3.2 .Thực trạng quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội
3.2.3. Nội dung quản lý tài chính của Cục Bảo trợ xã hội
Nguồn kinh phí hoạt động của Cục Bảo trợ gồm có nguồn NSNN cấp, nguồn viện trợ. Song với đặc thù của đơn vị là CQHCNN nên nguồn kinh phí chủ yếu là NSNN vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu quy trình QLTC nguồn NSNN cấp.
3.2.3.1.Lập dự toán ngân sách Nhà nước tại Cục Bảo trợ xã hội
Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị hành chính nên NSNN là nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu của đơn vị. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và đƣợc Nhà nƣớc cấp ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đó. NSNN cấp cho Cục Bảo trợ xã hội bao gồm:
+ Kinh phí đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
+ Kinh phí thực hiện đề án phát triển nghề công tác xã hội đã hỗ trợ xây dựng mô hình điểm trung tâm cung cấp dịch vụ; Đào tạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên công tác xã hội; Tổ chức đào tạo vừa học vừa làm trình độ cao đẳng, trung cấp…
+ Kinh phí thực hiện các chƣơng trình MTQG về giảm nghèo: hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá chƣơng trình MTQG giảm nghèo; Xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; Hỗ trợ giáo dục, dạy nghề cho con em ngƣời nghèo; Hỗ trợ ngƣời nghèo về nhà ở…
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác;
+ Một số khoản kinh phí khác để sửa chữa, mua sắm tài sản cố định cơ quan. Mức kinh phí NSNN cấp cho chi thƣờng xuyên đƣợc giao hàng năm đƣợc tăng thêm hay giảm đi theo tỷ lệ do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.
Căn cứ để lập dự toán và phân bổ dự toán NSNN: dựa vào Thông tƣ hƣớng dẫn xây dựng dự toán hàng năm của Bộ Tài chính (năm 2010 có Thông tƣ số 90/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2011), dựa vào định mức chi tiêu (Thông tƣ 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với CQHCNN và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tƣ số
58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra khảo sát, các Thông tƣ liên ngành và Thông tƣ khác của Bộ LĐTBXH có liên quan đến công tác Bảo trợ xã hội, quy chế chi tiêu nội bộ....)
Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1 thì có 2 phƣơng pháp lập dự toán là phƣơng pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ và phƣơng pháp lập dự toán cấp không. Song thực tế ở Cục Bảo trợ xã hội dự toán chi thƣờng xuyên đƣợc lập theo phƣơng pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ còn dự toán kinh phí không thƣờng xuyên (chi hoạt động dự án) dùng phƣơng pháp lập dự toán cấp không và lập dự toán cho từng năm một.
Đối với kinh phí do NSNN, phƣơng pháp quản lý đƣợc thực hiện theo đúng chu trình quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN nhƣ sau:
+ Hàng năm Cục Bảo trợ xã hội phải lập dự toán chi đƣợc đảm bảo bằng nguồn NSNN và dự toán này phải đƣợc Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ LĐTBXH chấp nhận.
+ Trong quá trình chấp hành NSNN, Cục Bảo trợ xã hội phải giao dịch với KBNN trong quá trình sử dụng thông qua sự kiểm soát chi của KBNN và phải đáp ứng các điều kiện kiểm soát chi.
+ Định kỳ theo chế độ, Cục Bảo trợ xã hội thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng để làm cơ sở cho Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổng hợp quyết toán từ ngân sách.
Trên cơ sở các nhiệm vụ đƣợc giao trong năm tới, vận dụng chính sách liên quan và tình hình quản lý sử dụng ngân sách hàng năm, Các đơn vị thuộc Cục phối hợp với phòng Tài chính-Kế toán của Cục Bảo trợ xã hội lập dự toán sử dụng NSNN hàng năm.
Biểu đồ 3.1: Dự toán sử dụng ngân sách Nhà nƣớc năm 2010-2014 của Cục Bảo trợ Xã hội
(Nguồn: Dự toán sử dụng NSNN năm, Cục Bảo trợ xã hội)
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy kinh phí ngân sách sử dụng qua các năm có tăng lên rõ rệt. NSNN cấp năm 2011 tăng 5% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 27% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 20% so với năm 2012. Trong đó kinh phí NSNN bảo đảm họat động chi thƣờng xuyên tăng nhanh từ năm 2010 đến 2012 xong năm 2013 lại giảm xuống so với năm 2012 nhƣng năm 2014 lại tăng so với năm 2013 . Năm 2011, kinh phí thƣờng xuyên từ NSNN tăng 55% so với năm 2010, sang tới năm 2012 nguồn kinh phí này đã tăng 27% so với năm 2011. Nhƣng đến năm 2013 nguồn kinh phí thƣờng xuyên NSNN cấp giảm 9% và năm 2014 tăng 32%. Nguyên nhân do Cục đƣợc giao nhiều nhiệm vụ chuyên môn hơn nên nguồn NSNN cấp cho hoạt động chi dự án tăng qua các năm.
Trong số các nhiệm vụ chi không thƣờng xuyên (chi hoạt động dự án), nhiệm vụ chi mà NSNN cấp nhiều nhất và tăng đều qua các năm là thực hiện Chƣơng trình MTQG về giảm nghèo. Điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng của Cục là thực hiện quản lý Nhà nƣớc về bảo trợ xã hội. Ngoài ra, điểm nổi bật trong cơ cấu chi không thƣờng xuyên là năm 2014, Cục tập trung thực hiện Chƣơng trình mục tiêu với mức kinh phí rất lớn.
Tuy nhiên thực tế là NSNN đƣợc cấp cho các đơn vị của Cục Bảo trợ xã hội trong giai đoạn 2010-2014 có tăng hàng năm nhƣng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra. Lý giải nguyên nhân này, có thể thấy rằng:
Đối với nguồn kinh phí do NSNN cấp một phần do nguồn kinh phí này còn hạn hẹp, gây ra sự khó khăn trong việc cấp ngân sách cho Cục Bảo trợ xã hội.
Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch và bảo vệ kế hoạch cũng có ý nghĩa quan trọng ảnh hƣởng tới việc cấp ngân sách cho Cục Bảo trợ xã hội. Bảo vệ kế hoạch tài chính đòi hỏi mọi chỉ tiêu về kinh phí và sử dụng kinh phí cần đƣợc chuẩn bị một cách kỹ lƣỡng, có cơ sở khoa học, mang tính thuyết phục cao để tạo đƣợc đƣợc sự ủng hộ của cơ quan tài chính cấp trên. Thực tế công tác lập kế hoạch những năm qua của Cục Bảo trợ xã hội còn có những hạn chế, chƣa đƣợc đánh giá đúng với tầm quan trọng của nó. Công tác lập kế hoạch chƣa đƣợc chuyên nghiệp hoá, chƣa đƣợc chuẩn bị kỹ càng và có đủ các cơ sở để thuyết phục cơ quan chủ quản. Chƣa có các kế hoạch về công tác nhân sự, chƣa có quy hoạch tổng thể về đầu tƣ cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn nên Bộ chủ quản thƣờng cắt đi một số khoản đáng kể so với kế hoạch đặt ra.
Cũng do nguồn NSNN không đủ theo kế hoạch nên Cục Bảo trợ xã hội cũng phải cắt giảm một số các khoản chi để phù hợp với nguồn kinh phí đƣợc cấp, Điều đó cho thấy rằng, hiệu quả công tác tài chính của Cục Bảo trợ xã hội cũng sẽ bị sụt giảm.
3.2.3.2 Chấp hành dự toán Ngân sách Nhà nước tại Cục Bảo trợ xã hội
Nguyên tắc phân bổ dự toán chi NSNN của Cục Bảo trợ xã hội
Sau khi đƣợc đƣợc Bộ LĐTBXH (Vụ Kế hoạch-Tài chính) giao dự toán ngân sách, Cục Bảo trợ xã hội tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các phòng trực thuộc Cục sử dụng ngân sách.
- Tổng số giao cho các phòng trực thuộc không vƣợt quá dự toán đƣợc Bộ LĐTBXH (Vụ Kế hoạch-Tài chính) giao cả về tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực.
- Dự toán giao cho Cục sử dụng ngân sách đƣợc phân bổ chi tiết theo từng loại, khoản và nội dung chi.
+ Nguồn ngân sách chi thƣờng xuyên hàng năm của Cục Bảo trợ xã hội dùng cho chi quản lý hành chính: tiền lƣơng, các khoản có tính chất lƣơng; các khoản trích theo lƣơng, chi thƣờng xuyên, chi nghiệp vụ, các khoản mua sắm, sửa chữa thƣờng xuyên, tiết kiệm 10% kinh phí chi thƣờng xuyên để thực hiện cải cách tiền lƣơng.
+ Nguồn kinh phí đƣợc cấp hàng năm tăng lên chủ yếu do biên chế tăng lên, chế độ chính sách con ngƣời tăng, trong đó phần lớn do tăng ngân sách để thực hiện cải cách tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức.
+ Nguồn ngân sách đƣợc giao hàng năm không có khoản kinh phí dự phòng, theo quy định của Luật NSNN, Cục Bảo trợ xã hội cũng không đƣợc phép để lại kinh phí dự phòng, vì vậy ngành cũng nhƣ Cục Bảo trợ xã hội cũng không đƣợc để lại kinh phí dự phòng, ngành gặp rất nhiều khó khăn khi có nhiệm vụ phát sinh đột xuất hoặc thiên tai xảy ra.
+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Số lƣợng trang thiết bị và cơ sở vật chất của Cục còn thiếu, phần lớn đã hƣ hỏng do phải di chuyển nơi công tác nhiều lần (hiện tại Cục vẫn đang làm việc nhờ tại trụ sở của Cục chăm sóc, bảo vệ trẻ em). Số lƣợng trang thiết bị mới đƣợc bổ sung cho cán bộ, công chức trong năm chỉ chiếm 10%. Tỷ trọng 10% số lƣợng trang thiết bị mới và sửa chữa vẫn chƣa đáp ứng kịp nhu cầu công việc trong chuyên môn và tốc độ phát triển công nghệ phục vụ chuyên môn bởi những nguyên nhân sau: thiết bị tin học là loại trang thiết bị có tuổi thọ thấp và thời gian làm việc cao do vậy thiết bị xuống cấp nhanh chóng trong khi kinh phí sửa chữa, nâng cấp rất hạn hẹp; các tài sản có giá trị lớn không đủ kinh phí để duy tu bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên nên xuống cấp khá nhanh chóng.
Phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách của Cục Bảo trợ xã hội cho các phòng thuộc Cục sử dụng ngân sách phải gửi về Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ LĐTBXH thẩm tra trƣớc khi thực hiện giao dự toán.
Sau đó, Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ LĐTBXH tổng hợp chung toàn ngành trình Bộ Tài chính thẩm định, KBNN Trung ƣơng (bản tổng hợp) và gửi KBNN thành phố Hà Nội nơi Cục Bảo trợ xã hội giao dịch (Quyết định phân bổ và phụ lục đính kèm). Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trƣớc ngày 31 tháng 12 năm trƣớc.
Bảng 3.1: Phân bổ chi hoạt động dự án (nguồn kinh phí không thƣờng xuyên) cho từng phòng thuộc Cục Bảo trợ xã hội năm 2010-2014
Phòng thuộc Cục
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Công tác xã hội 14.072 44,36 14.339 44,72 18.200 44,78 20.750 41,44 23.554 42,37 Chính sách bảo trợ xã hội 4.498 14,18 4.412 13,76 6.228 15,33 9.413 18,80 10.375 18,66 Văn phòng NCCD 2.000 6,31 1.706 5,32 2.066 5,08 3.235 6,46 4.053 7,29 Trợ giúp đột xuất 600 1,89 720 2,25 1.200 2,95 1.659 3,31 1.500 2,70 Văn phòng chƣơng trình MTQG về giảm nghèo 9.000 28,37 9.280 28,94 10.445 25,70 11.862 23,69 12.344 22,20 Văn phòng cục 1.550 4,89 1.610 5,02 2.500 6,15 3.155 6,30 3.766 6,77 Tổng cộng 31.720 100 32.067 100 40,639 100 50.074 100 55.592 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm, Cục Bảo trợ xã hội)
Nguồn kinh phí không thƣờng xuyên (chi dự án) đƣợc NSNN cấp phân bổ nhiều nhất cho phòng Công tác xã hội chiếm từ 41%-44% tổng nguồn kinh phí cấp cho toàn đơn vị. Giải thích cho sự tập trung kinh phí lớn nhất về phòng Công tác xã hội vì đây là phòng thực hiện nhiều nhiệm vụ mà Bộ giao nhƣ xây dựng Đề án phát triển nghề công tác xã hội, đề án trợ giúp và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí, đề án cải tạo môi trƣờng trong các trung tâm bảo trợ xã hội, chƣơng trình hành động quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2015. Ngoài ra đây cũng là phòng tổ chức xây dựng mô hình thí điểm trung tâm cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội, đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội.
Chiếm tỷ trọng phân bổ dự toán NSNN cao thứ hai là Văn phòng chƣơng trình MTQG về giảm nghèo chiếm 23%-28%. Chƣơng trình MTQG luôn đƣợc chính phủ, bộ ngành quan tâm. Văn phòng chƣơng trình MTQG về giảm nghèo thực hiện nhiệm vụ hƣớng dẫn địa phƣơng triển khai đồng bộ các chính sách về giảm nghèo, xây dựng mô hình giảm nghèo, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo. Phòng
trợ giúp đột xuất là đơn vị có tỷ trọng phân bổ dự toán thấp nhất chiếm 1,89%-3,31%. Do nhiệm vụ của phòng trợ giúp đột xuất là hƣớng dẫn hoạt động về trợ giúp đột xuất trong phạm vi cả nƣớc nhƣ kiểm tra tình hình, động viên ngƣời dân khi sảy ra thiên tai, hạn hán...nên phụ thuộc vào diễn biến của từng năm thì số phân bổ này tăng hoặc giảm, cũng nhƣ có thể đƣợc bổ sung thêm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ.
Điều chỉnh dự toán chi NSNN tại Cục Bảo trợ xã hội
Đối với khoản kinh phí không thƣờng xuyên đề nghị chuyển nguồn sang kinh phí thực hiện sang năm sau, Cục Bảo trợ xã hội có công văn đề nghị lên Vụ Kế hoạch-Tài chính tổng hợp toàn ngành gửi Bộ Tài chính để thẩm tra theo quy định. Trên cơ sở thống nhất ý kiến của Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ LĐTBXH ra quyết định điều chỉnh dự toán NSNN đã giao các đơn vị cấp II trực thuộc, đồng thời gửi Bộ Tài chính, KBNN Trung ƣơng (bản tổng hợp) và gửi KBNN Hà Nội nơi đơn vị giao dịch bản chi tiết.
Trong tháng 1 của năm tiếp theo đơn vị phải gửi biểu số 02/DVDT báo cáo số dƣ dự toán, dƣ tạm ứng kinh phí đề nghị xét chuyển năm sau ra KBNN nơi đơn vị mở tài khoản. Khi nhận đƣợc quyết định đồng ý chuyển kinh phí hoặc hủy dự toán của Vụ Kế hoạch-Tài chính, Cục sẽ gửi KBNN Hà Nội quyết định chuyển kinh phí để tiếp tục công tác giải ngân thực hiện hoạt động hoặc quyết định huỷ dự toán.
Bảng 3.2: Số liệu đề nghị chuyển nguồn kinh phí chi hoạt động dự án (kinh phí không thƣờng xuyên) sang thực hiện năm sau của Cục Bảo trợ xã hội
giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Dự toán 31.720 32.067 40.639 50.074 55.592 2 Thực hiện 31.526 31.607 40.605 49.751 55.112 3 Chênh lệch 194 460 34 323 480 4 Hƣớng xử lý Nộp NSNN Điều chuyển kinh phí không sử dụng hết sang năm sau
Nộp NSNN
Điều chuyển kinh phí không sử
dụng hết sang năm sau
Điều chuyển kinh phí không sử
dụng hết sang năm sau
Từ bảng số liệu trên cho thấy năm 2010 đơn vị đã nộp lại NSNN 194 triệu đồng và năm 2012 số nộp lại là 34 triệu do đơn vị không giải ngân hết. Giải thích cho tình trạng trên là hàng năm đơn vị luôn có một khoản kinh phí dự phòng cho hoạt động cứu trợ. Tùy thuộc vào diễn biến thời tiết, thiên tai của từng năm mà kinh phí này đƣợc sử dụng hay cấp bổ sung linh hoạt để phù hợp thực tế.
Năm 2011 đơn vị xin điều chuyển kinh phí không sử dụng hết sang năm 2012 là 460 triệu, số tiền này để thực hiện hoạt động cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo trợ xã hội. 323 triệu là số kinh phí không sử dụng hết xin điều chuyển sang năm 2014 để phục vụ cho hoạt động đoàn ra đi học tập kinh nghiệm về nghề công tác xã hội tại Canada. Năm 2014 Cục Bảo trợ xã hội xin điều chuyển 480 triệu kinh phí không sử dụng hết của hoạt động Phát triển nghề công tác xã hội sang năm 2015.