1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.4.1- Giải quyết việc làm cho sinh viên ở Thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã có bƣớc phát triển về kinh tế - xã hội tƣơng đối nhanh, duy trì tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế cao, 6 năm
liền đứng thứ hạng cao về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo thuận lợi cho sự đầu tƣ phát triển nền kinh tế, tạo chỗ làm mới.
Giai đoạn 2012 - 2015, thành phố Đà Nẵng tiếp tục mục tiêu: phát triển kinh tế nhanh và bền vững; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nƣớc; đảm bảo tốc độ GDP bình quân tăng 13,5 – 14,5%, đến năm 2015 GDP tăng gấp 1,9 lần so với năm 2010; tạo nền tảng để xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp trƣớc năm 2020.
Thành phố Đà Nẵng đã chủ trƣơng đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực của thành phố trên cơ sở Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, Quy hoạch phát triển dạy nghề đến năm 2020, Quy hoạch phát triển ngành giáo dục..., đặc biệt là nguồn nhân lực đào tạo nghề; phấn đấu đào tạo 168.000 - 180.000 lao động, bình quân đào tạo 42.000 - 45.000 lao động/năm; với tỷ lệ đào tạo dài hạn ít nhất 38% (trong đó trình độ: trung cấp nghề 28%, cao đẳng nghề 10%). Để đạt đƣợc những mục tiêu đó, cần tập trung một số việc sau:
- Xúc tiến đầu tƣ một số trƣờng dạy nghề trọng điểm hƣớng đến tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; trong đó có từ 3 đến 5 nghề đào tạo lĩnh vực công nghệ cao đạt chuẩn quy định. Trƣớc mắt, thành phố xúc tiến đầu tƣ Trƣờng Cao đẳng nghề Đà Nẵng ở địa điểm mới, đủ điều kiện để phát triển thành trƣờng chuẩn khu vực và quốc tế. Tác động và tạo điều kiện để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tƣ mạnh cho Trƣờng Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng đạt chuẩn khu vực và quốc tế, đảm bảo đƣợc chức năng kiểm định nghề và đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thế mạnh của nền kinh tế Đà Nẵng và khu vực ven biển miền Trung;
- Tiếp tục duy trì các thị trƣờng truyền thống có nhu cầu về trình độ công nhân kỹ thuật, có thu nhập cao; hạn chế thị trƣờng có nhiều rủi ro. Trƣớc hết tập trung vào các thị trƣờng Hàn Quốc, Nhật Bản. Đồng thời, tăng cƣờng tham gia thị trƣờng lao động ngƣ nghiệp đánh bắt gần bờ ở Hàn Quốc (do Hiệp hội thủy sản Hàn
Quốc tuyển), phù hợp với trình độ và nghề nghiệp của ngƣời lao động là ngƣ dân ven biển;
- Tổ chức các khóa đào tạo định hƣớng xuất khẩu lao động kịp thời; hỗ trợ kinh phí đào tạo định hƣớng cho con em hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ và hộ di dời giải tỏa mất đất sản xuất để đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài;
- Hỗ trợ vay vốn để đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài; ngoài vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội theo mức quy định, vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo khả năng thế chấp, thành phố hỗ trợ cho vay thêm bằng vốn ủy thác của thành phố thông qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội theo nhu cầu của từng lao động và theo mức tổng chi phí;
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động, mở chuyên mục thƣờng xuyên về dạy nghề giải quyết việc làm trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng (DRT); mỗi quý ít nhất một phóng sự về xuất khẩu lao động.
- Tổ chức điều tra, xây dựng và hoàn thiện phần mềm cơ sở dữ liệu về cung lao động. Hoàn thiện bản đồ lao động và số hóa bản đồ này để thông tin trên mạng internet và phục vụ công tác quản lý trên toàn thành phố.
- Hàng năm, điều tra thông tin cơ sở dữ liệu về cầu lao động theo tiêu chí điều tra cầu lao động đối với doanh nghiệp và ngƣời lao động;
- Tổ chức công tác dự báo về thị trƣờng lao động định kỳ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để định hƣớng phát triển và có chính sách phát triển thị trƣờng lao động theo hƣớng tích cực.
- Nâng cao năng lực công tác dịch vụ việc làm; có đủ năng lực và điều kiện tƣ vấn cho 15.000 - 17.000 lao động/năm;
- Tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lƣợng các phiên chợ việc làm định kỳ; tiến tới tổ chức sàn giao dịch định kỳ mỗi tuần 1 lần, tổ chức chợ di động ít nhất 3 lần/năm; giải quyết việc làm tại chợ việc làm cho ít nhất 20 - 25% tổng số lao động đƣợc giải quyết việc làm;
- Phát huy vai trò của Trung tâm Giới thiệu việc làm vùng; gắn kết, phối hợp cung cấp thông tin, dự báo cung - cầu lao động để có giải pháp cho công tác giải quyết việc làm của thành phố.
- Tổ chức thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm, dạy nghề và học nghề, thị trƣờng lao động.
- Cung cấp thông tin về số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng, tổ chức đăng ký nhu cầu tìm việc làm, nhu cầu đi xuất khẩu lao động; phối hợp với các ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động đào tạo, tìm việc làm cho sinh viên, học sinh khi tốt nghiệp ra trƣờng;
- Các cơ sở dạy nghề tham gia công tác tuyển sinh học nghề ở các phiên chợ việc làm để cung cấp thông tin, tƣ vấn về đào tạo nghề cho ngƣời lao động.
Nhƣ vậy, với tiềm lực về kinh tế, chính trị, xã hội, Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho ngƣời lao động nói chung và sinh viên sau tốt nghiệp nói riêng nhiều cơ hội có việc làm thích hợp, nhƣng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với nhóm sinh viên phải không ngừng học hỏi nâng cao kỹ năng nghề có thể đáp ứng đƣợc với yêu cầu của thời đại mới.