CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.2- Chính sách việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trên địa bàn Hà Nộ
a) Chính sách thu hút ngƣời tài
Theo quy định mới, việc tuyển dụng không qua thi tuyển còn đƣợc áp dụng với những sinh viên tốt nghiệp đại học đạt danh hiệu thủ khoa xuất sắc tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc, ngành đào tạo phù hợp với vị trí cần tuyển; ngƣời có bằng thạc sỹ tuổi đời dƣới 30, tiến sỹ tuổi đời dƣới 35 có chuyên ngành đào tạo thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng đƣợc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nhu cầu tiếp nhận; vận động viên, văn nghệ sĩ đoạt huy chƣơng vàng hoặc giải nhất tại các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia hoặc huy chƣơng vàng, huy chƣơng bạc hay giải nhất, nhì tại các cuộc thi khu vực, thế giới cũng sẽ đƣợc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nhu cầu tiếp nhận.
Ngoài ra, cán bộ, công chức thuộc diện tài năng trẻ, nhân lực chất lƣợng cao đƣợc thành phố ƣu tiên tạo điều kiện trong công tác.
UBND thành phố cũng đƣa ra một số sẽ có chế độ ƣu đãi đối với các cán bộ, công chức, viên chức đƣợc cử đi đào tạo nâng cao chuyên ngành, phục vụ công tác. b) Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm ở Hà Nội
Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động, quy chế làm việc của Ban quản lý Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015
c) Chính sách phát triển doanh nghiệp ở Hà Nội (trợ giúp tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới nâng cao năng lực công nghệ, hỗ trợ thông tin khoa học công nghệ cho doanh nghiệp, hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trƣờng, tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công…)
3.3.3- Những vấn đề đặt ra trong chính sách việc làm sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà Nội
a) Chính sách thu hút đầu tƣ
Tính đến năm 2014, Hà Nội là thành phố đứng thứ 26 trên cả nƣớc, đứng thƣ 5 so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh. Nhƣ vậy, ta thấy rằng, đây là kết quả xếp hạng ở mức trung bình nên cần thực
sự có chiến lƣợc phát triển cụ thể, quyết liệt để có thể cải thiện tình hình trên cho xứng tầm vị thế của một thành phố là thủ đô của cả nƣớc.
b) Công tác dự báo nhu cầu sử dụng lao động có trình độ cao đẳng, đại học trong trung hạn, dài hạn trên địa bàn thành phố Hà Nội chƣa đƣợc làm tốt, hay có thể nói là gần nhƣ chƣa có trong giai đoạn hiện nay.
c) Các doanh nghiệp tại Hà Nội hầu nhƣ chƣa tham gia vào quá trình đào tạo bậc đại học, cao đẳng (dự báo nhu cầu, nội dung và chƣơng trình đào tạo, thời gian đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập trong quá trình đào tạo…)
d) Việc hỗ trợ sinh viên về thông tin thị trƣờng lao động đƣợc làm chƣa có hiệu quả tại Hà Nội
Thực tế chi thấy, trên địa bàn Hà Nội đã có một số trung tâm dịch vụ lao động việc làm, nhƣng thông tin cũng chƣa đƣợc đày đủ, kịp thời.
e) Công tác tuyên truyền của Thành phố chƣa có kết quả rõ rệt về thay đổi nhận thức của cá nhân sinh viên và gia đình mang nặng tƣ tƣởng “học để làm quan” chứ chƣa hƣớng tới là học để có việc làm bền vững
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP TẠI HÀ NỘI