1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.4.2- Giải quyết việc làm cho sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trong 5 năm qua (2007-2011), TP. Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho khoảng gần 1,4 triệu ngƣời, trong đó, số ngƣời trong độ tuổi thanh niên chiếm 62%. Trong tổng số 1.383.174 ngƣời đƣợc giải quyết việc làm tại Thành phố trong 5 năm qua, trên 55% là lao động nữ. Bình quân mỗi năm Thành phố đã tạo việc làm ổn định cho khoảng 200.000 ngƣời, trong đó có trên 100.000 chỗ làm việc mới. Tính trong tổng số ngƣời đƣợc giải quyết việc làm của Thành phố trong 5 năm qua, tổng số ngƣời trong độ tuổi thanh niên (từ 18-35 tuổi) chiếm tỷ lệ khoảng 62%. Nhƣ vậy, tính bình quân mỗi năm, Thành phố giải quyết việc làm ổn định cho 150.000 thanh niên.
Trong giai đoạn 2007-2011 các ngành, các cấp, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể xã hội của Thành phố đã tích cực triển khai có hiệu quả một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên. Bên cạnh công tác hƣớng nghiệp giúp thanh niên có định hƣớng nghề nghiệp rõ ràng, phù hợp, Thành phố cũng chú trọng
tới việc xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trƣờng lao động, thông tin nghề nghiệp – việc làm; tƣ vấn, giới thiệu việc làm tại các trƣờng, cơ sở đào tạo. Ngoài ra, Thành phố còn thực hiện các chính sách hỗ trợ thanh niên tham gia xuất khẩu lao động đồng thời tƣ vấn hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp.
Trong giai đoạn từ nay tới năm 2015, Thành phố sẽ tiếp tục quan tâm tới vấn đề việc làm cho thanh niên. Trong rất nhiều các giải pháp liên quan tới cơ quan quản lý Nhà nƣớc, phía doanh nghiệp, nhà trƣờng…thì vấn đề đặt ra hiện nay là phải tăng cƣờng hơn nữa việc tƣ vấn hƣớng nghiệp để có thể giải quyết việc làm hiệu quả cho thanh niên. Trên thực tế, việc hƣớng nghiệp cho học sinh – sinh viên đã đƣợc triển khai song nhìn chung hoạt động hƣớng nghiệp vẫn mang nặng tính hình thức, chất lƣợng và hiệu quả chƣa cao.
Hiện nay có tới 60% học sinh chọn sai ngành học; chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tƣơng đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học. Sau khi tốt nghiệp, có khoảng 80% sinh viên tìm đƣợc việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm đƣợc việc làm. Trong tổng số thanh niên tìm đƣợc việc làm chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển. Vấn đề kỹ năng mềm là yêu cầu nhiều sinh viên, học sinh hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc. Do vậy, việc tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh là rất quan trọng, giúp cho học sinh – sinh viên thanh niên có điều kiện xác định nghề nghiệp (định hƣớng hoặc tìm chọn nghề) trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân và nắm đƣợc định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ nhu cầu nhân lực địa phƣơng, đất nƣớc trong từng thời kỳ.
TP cũng sẽ đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề, nâng cao số lƣợng, chất lƣợng tại các cấp đào tạo nghề; khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề chủ động đào tạo cung cấp lao động có tay nghề, trình độ cho các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung...; triển khai thực hiện kế hoạch “Chƣơng trình nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề của Thành phố giai đoạn 2014-2015”; hợp tác với cơ sở đào tạo nghề nƣớc ngoài sử dụng các chƣơng trình tiên tiến trong giảng dạy; tuyển sinh cao đẳng nghề đạt
khoảng 20.000 sinh viên, trung cấp nghề đạt khoảng 10.000 sinh viên; tuyển sinh sơ cấp nghề và dạy nghề thƣờng xuyên đạt khoảng 250.000 học viên.
Thành phố sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển quan hệ lao động giai đoạn 2013-2020; tổ chức các buổi tuyên truyền, hƣớng dẫn các doanh nghiệp về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc; tăng cƣờng công tác quản lý vấn đề bảo hiểm xã hội , bảo hiểm thất nghiệp ; phát triển thêm các chi nhánh đăng ký bảo hiểm thất nghiệp ở các quận - huyện để thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tìm việc và tƣ vấn học nghề cho ngƣời lao động thôi việc, mất việc làm.
Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã và đang rất quan tâm đến các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên (trọng tâm là sinh viên). Đây là một thành phố có vị thế lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trong cả nƣớc, và cũng là thị trƣờng lao động lớn vào bậc nhất trong cả nƣớc. Do đó, đây cũng là một trong những thời cơ và thách thức cho toàn thành phố khi giải quyết có hiệu quả các chính sách về việc làm cho ngƣời lao động nói chung và cho sinh viên nói riêng.