CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.4- Đánh giá chung về tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại Hà
Kết quả khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đang làm việc trên địa bàn Hà Nội rút ra một số nhận định sau đây:
3.2.4.1- Mức độ đáp ứng của sinh viên sau khi tốt nghiệp đối với công việc
- Tỷ lệ sinh viên ra trường không làm đúng chuyên ngành đào tạo ở mức cao là 42%. Trong đó, số sinh viên dƣới 25 tuổi làm việc không đúng chuyên ngành khoảng hơn 6%, độ tuổi trên 25 là hơn 36% . Tỉ lệ nam sinh viên tốt nghiệp làm việc không đúng chuyên ngành đối với Nam gần 12%, đối với nữ là hơn 30%.
- Lý do sinh viên ra trường làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo là: Yêu thích công việc mới (41%), làm tạm thời (25%), không tìm đƣợc việc đúng chuyên môn (17%), ngoài ra còn có mức lƣơng hấp dẫn.
* Đánh giá của người sử dụng lao động
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp còn thiếu một số kỹ năng cơ bản sau đây:(1) thiếu kỹ năng sáng tạo, làm việc độc lập; (2) thiếu kỹ năng xã hội và hành vi; (3) thiếu kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;(4) thiếu kỹ năng sử dụng ngoại ngữ; (5) thiếu kỹ năng làm việc độc lập; và (6) chƣa tận tâm trong công việc.
- Khó bố trí việc làm cho sinh viên xếp theo thứ tự từ cao tới thấp là (1) chuyên môn (chiếm tới 55%), tiếp đến là (2) ngoại ngữ (35%), (3) giới tính với 3% và kỹ năng về tin học là 8% .
* Đánh giá của sinh viên
- Chỉ có 45% sinh viên cho rằng phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo và công việc đang làm.
- Về mức độ đáp ứng của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Theo xếp loại tốt nghiệp của sinh viên, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi cho rằng học vấn của chƣơng trình và chƣơng trình đào tạo đáp ứng kỳ vọng công việc có tác động lớn hơn cả, và chƣơng trình đào tạo phù hợp công việc và kỹ năng giải quyết vấn đề là tác động thấp nhất, điều này tƣơng tự đối với sinh viên tốt nghiệp trung bình, nhóm sinh viên này còn cho rằng kỹ năng giải quyết vấn đề là ảnh hƣởng nhất.
- Về kỹ năng còn thiếu khi sinh viên tốt nghiệp mới đi làm thì kỹ năng giao tiếp, thuyết trình có tỉ lệ lớn nhất với 98%, tiếp đến là kỹ năng giải quyết vấn đề (80%) và kỹ năng tin học- ngoại ngữ (71%), ngoài ra còn cụ thể hơn là các kỹ năng ứng xử theo tình huống, giải quyết các công việc hành chính hoặc thậm chí là lập kế hoạch công tác.
- Về mức độ hài lòng của sinh viên sau khi tốt nghiệp, chỉ có 24% hài lòng với công việc đang làm và thu nhập mà họ đƣợc hƣởng.
3.2.4.2- Về đào tạo bậc đại học
* Tình hình đào tạo tại các trường đại học
- Cơ cấu đào tạo theo bậc đào tạo: Công nhân và ngƣời lao động sản xuất trực tiếp - Trung cấp và cao đẳng - Đại học và sau đại học và cơ cấu đào tạo theo ngành nghề không phù hợp với cấu nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
- Nội dung, chương trình đào tạo chƣa phù hợp với nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động, chƣa phù hợp với cầu lao động trên thị trƣờng lao động. Nội dung, chƣơng trình, số môn học chƣa thực sự hƣớng đến những kỹ năng cơ bản của sinh viên; nội dung không cập nhật, không bám sát yêu cầu của thực tiễn.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu của ngƣời học; trình độ, kiến thức, phƣơng pháp giảng dạy, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên nhìn chung còn thấp.
- Mức độ thỏa mãn nhu cầu của người học ở mức thấp; trình độ quản lý và thái độ phục vụ tại các cơ sở giáo dục đại học chƣa đáp ứng yêu cầu của một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại.
- Kỹ năng nhận thức của người học đạt ở mức trung bình so với yêu cầu của cơ sở đào tạo nhƣng ở mức thấp đối với ngƣời sử dụng lao động.
- Kỹ năng xã hội và hành vi của ngƣời học bao gồm: Tận tâm, Hòa đồng, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thích ứng, Kỹ năng tự tin, Kỹ năng quản lý thời gian, Kỹ năng ứng xử, Kỹ năng ra quyết định, Kỹ năng hợp tác, Kỹ năng xác định các yếu tốnhìn chung ở mức trung bình.
- Kỹ năng kỹ thuật, nhìn chung cũng chỉ ở mức trung bình theo yêu cầu của cơ sở đào tạo, nhƣng ở mức yếu theo yêu cầu của thị trƣờng lao động.
* Tình hình đào tạo lại sau khi tốt nghiệp
Cả hai nhóm sinh viên làm việc đúng chuyên ngành đào tạo và không đúng chuyên ngành đào tạo đều có nhu cầu đào tạo lại ở mức cao
Về hình thức đào tạo lại, bồi dƣỡng thêm, phần lớn ngƣời đƣợc hỏi cho rằng cần đào tạo ngắn hạn và đào tạo chuyên sâu với (hơn 95%), trong đó đào tạo chuyên sâu có tỉ lệ tới hơn 45% và đào tạo ngắn hạn hơn 50%.
- Về tỷ lệ sinh viên tham gia các khóa học sau khi tốt nghiệp
Hầu hết sinh viên đã tham gia các khóa học sau khi tốt nghiệp, với 14 chuyên ngành đều có những hoạt động đào tạo nâng cao chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng khác. Trong đó, quản trị nhân lực, sƣ phạm và luật tham gia các khóa đào tạo chiếm tỷ trong cao là từ 50% tới 67%.
3.2.4.3- Nguyên nhân
* Vai trò định hướng và điều tiết của nhà nước đối với đào tạo bậc đại học còn hạn chế
(1)- Công tác dự báo nhu cầu nhân lực có trình độ đại học đối với các khu vực nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội; cơ cấu nhu cầu nhân lực bậc đại học của từng ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân chƣa làm tốt. Từ đó thiếu định hƣớng về cơ cấu đào tạo đại học theo các ngành nghề cho các trƣờng đại học.
(2)- Việc điều tiết quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo bậc đại học đối với các trƣờng thông qua phân bổ chỉ tiêu đào tạo, kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc cho đào tạo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
(3)- Chậm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trƣờng đại học làm giảm tính chủ động, sáng tạo của nhà trƣờng.
(4)- Thiếu chính sách, cơ chế có tính bắt buộc trong việc gắn kết giữa các trƣờng đại học với các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nhân lực bậc đại học.
(5)- Công tác thống kê, theo dõi số lƣợng sinh viên theo chuyên ngành đào tạo hàng năm, số ra trƣờng có việc làm đúng chuyên ngành chƣa đƣợc thực hiện một cách có hệ thống để làm căn cứ cho các dự báo, cũng nhƣ định hƣớng cơ cấu đào tạo.
(6)- Quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng đào tạo đại học chƣa phù hợp với kinh tế thị trƣờng; các quy định về chuẩn đầu ra, kiểm định chất lƣợng chỉ mang tính lý thuyết, không gắn với nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động, của thị trƣờng lao động.
(7)- Chính sách tiền lƣơng coi trọng chức vụ, xem nhẹ chuyên môn, kỹ thuật đã và đang khuyến khích mọi ngƣời, mọi nhà bằng mọi giá phải cho con học đại học.
* Sự phối hợp giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo đại học còn lỏng lẻo
(1)- Chƣa có sự tham gia của hệ thống doanh nghiệp, tổ chức vào việc xác định quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo hàng năm, trung hạn và dài hạn.
(2)- Nội dung, chƣơng trình, thời gian đào tạo tại các trƣờng đại học chƣa có sự tham gia của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng lao động.
(3)- Nội dung, chƣơng trình, thời gian đào tạo của các trƣờng đại học nặng về lý thuyết ít thực hành và chƣa thực sự gắn kết với nhu cầu của thị trƣờng lao động. Đặc biệt là các kỹ năng giúp sinh viên đáp ứng tốt cho công việc chƣa đƣợc chú trọng.
(4)- Thông tin về xu hƣớng của thị trƣờng lao động chƣa đƣợc cập nhật và công khai thƣờng xuyên để sinh viên trực tiếp tiếp cận thị trƣờng lao động.
(5)- Hoạt động tƣ vấn, hƣớng nghiệp của nhà trƣờng và doanh nghiệp cho học sinh, sinh viên chƣa đƣợc làm thƣờng xuyên và khoa học.
(6)- Yêu cầu về tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp và tổ chức nhiều khi đòi hỏi trình độ bậc đại học, trong khi vị trí việc làm đó, chƣa cần đến trình độ đại học.
* Sự tham gia của các tổ chức xã hội đối với giáo dục đại học chưa đáng kể
(1)- Vai trò của các hội nhƣ Hội Khuyến học, Hội Phát triển nhân lực,v.v.. chƣa đƣợc phát huy trong việc tƣ vấn về định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh; trong việc xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo, thời gian đào tạo.
(2)- Thiếu sự phản biện xã hội của các tổ chức nhƣ Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật các tỉnh, thành phố và các Hội thành viên về nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, thời gian đào tạo bậc đại học.
* Nhận thức và hành động của gia đình và người học về giáo dục đại học chưa bắt kịp xu hướng thị trường lao động
(1)- Tƣ tƣởng “học để làm quan” và “một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ” đang chi phối việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở là học lên trung học phổ thông để học đại học bằng mọi giá, không tính đến công việc sẽ làm sau khi học xong đại học.
(2)- Việc chuẩn bị của gia đình về tâm thế cho học sinh khi đến tuổi lao động tham gia vào thị trƣờng lao động chƣa đƣợc làm tốt, chƣa hƣớng vào “nhât nghệ tinh, nhất thân vinh”.
(3)- Tính bao cấp của gia đình làm cho tính tự chủ, chủ động, sáng tạo, tự tin của học sinh sinh viên bị thui chột.
(4)- Sinh viên mới ra trƣờng còn có tâm lý làm tạm thời lấy kinh nghiệm và tìm việc cho phù hợp hơn, mức lƣơng cao hơn nên mất đi nhiều cơ hội cho chính bản thân.
(5)- Điều kiện sống, khả năng tìm việc làm tại Hà Nội dễ dàng hơn so với các địa phƣơng khác làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng muốn ở lại thành phố để làm việc dù là việc không đúng với ngành đƣợc đào tạo hoặc có thu nhập thấp trong khi ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thiếu nguồn nhân lực bậc đại học.